Blog

Viết mẫu hợp đồng khoán việc như thế nào cho chuẩn?

06/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu hợp đồng khoán việc hiện nay được sử dụng khá phổ biến dù chưa có quy định nào về loại hợp đồng này trong các văn bản pháp luật. Có rất nhiều trường hợp cần phải sử dụng đến loại hợp đồng này. Để có thể hiểu hơn về cách viết của mẫu hợp đồng này thì bạn hãy theo dõi bài viết sau đây của vieclam123.vn ngay nhé!

1. Tìm hiểu về mẫu hợp đồng khoán việc

1.1. Thế nào là mẫu hợp đồng khoán việc?

Để nói về mẫu hợp đồng khoán việc thì hiện nay chưa có bất cứ loại văn bản nào về việc hướng dẫn hay thì hành đối với hợp đồng khoán việc, kể cả trong Bộ luật Lao động mới năm 2012 cũng vậy. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay thì nhiều người vẫn sử dụng loại hợp đồng này và nó vẫn được thừa nhận.

Các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau để đưa ra được một hộ đồng khoán việc. Nội dung chủ yếu của hợp đồng này đề cập là về việc bên nhận khoán sẽ thực hiện các công việc của bên khoán giao, sau khi thực hiện xong sẽ bàn giao và nhận tiền thù lao của bên khoán. Chứ nội dung của nó không đơn giản chỉ là việc làm trả lương thông thường. Việc này sẽ đồng nghĩa với việc người nhận khoán sẽ thực hiện công việc bằng cách sử dụng sức lao động của mình để có thể nhận được tiền công đã được ghi cụ thể ở trong hợp đồng.

Sử dụng khi thực hiện các công việc thời vụ

1.2. Cách viết mẫu hợp đồng khoán việc

1.2.1. Phần mở đầu hợp đồng khoán việc

Trong phần đầu của mẫu hợp đồng khoán việc sẽ giống với cấu trúc của các loại hợp đồng khác như là cần có các thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên hợp đồng và số hợp đồng. Các nội dung này đều được trình bày tại chính giữa trang giấy. Trong đó, các nội dung sẽ được viết theo thứ tự một cách lần lượt như sau:

Đầu tiên là Quốc hiệu và tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Nội dung này sẽ viết in hoa Quốc hiệu và tiêu ngữ chỉ cần viết in hoa chữ cái đầu tiên sau mỗi dấu gạch ngang ở giữa. Tiếp đến là tên của hợp đồng khoán việc “HỢP ĐỒNG KHOÁN VIỆC”. Nội dung này sẽ viết in hoa và in đậm để là nổi bật được các thông tin muốn đề cập trong hợp đồng. Cuối cùng là số hợp đồng “(Số:………../HĐKV)” được viết ngay dưới tên của hợp đồng.

Giống với cấu trúc của các hợp đồng khác

1.2.2. Phần nội dung hợp đồng khoán việc

Trong phần nội dung của mẫu hợp đồng khoán việc sẽ trình bày các thông tin về thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng (trình bày rõ ngày, tháng, năm và nơi ký kết) “Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm ...., tại ……”

Sau đó trình bày các thông tin của hai bên bao gồm bên giao khoán (Bên A) và bên nhận khoán (bên B). 

Thông tin của Bên A (bên giao khoán)bao gồm thông tin về: Người đại diện, Chức vụ, Địa chỉ, Số điện thoại, Mã số thuế và Số tài khoản ngân hàng.

Thông tin của Bên B bên nhận khoán bao gồm: Họ và tên, Ngày sinh, Địa chỉ, Số CMND (gồm nơi cấp, ngày cấp).

Sau khi trình bày xong các thông tin sẽ đưa ra các điều khoản có trong hợp đồng:

Điều 1, sẽ trình bày nội dung công việc, những công việc được nêu trong hợp đồng này thường là công việc mang tính chất thời vụ và không thường xuyên (như: sửa chữa, nâng cấp nhà, lắp đặt điều hòa,….

Điều 2, ghi cụ thể nơi làm việc, trong đó bạn sẽ ghi địa chỉ cụ thể về nơi mà bạn thực hiện công việc đó.

Điều 3, quy định về tiến độ của công việc. Trong điều này sẽ đưa ra thời gian cụ thể đối với việc thực hiện công việc đã nêu ở điều 1. Cần xác định được mốc thời gian cụ thể từ ngày, tháng, năm bắt đầu đến ngày, tháng, năm kết thúc.

Thông tin về các điều khoản thực hiện

Điều 4, thông tin về lương khoán cùng với nghĩa vụ thuế. Trong điều 4 sẽ nêu số tiền bằng chữ và bằng số mà bên nhận khoán sẽ nhận được. Đồng thời quy định về thời hạn thanh toán và hình thức thanh toán.

Điều 5, sẽ quy định về quyền và nghĩa vụ của bên A. Các thông tin trong Điều 5 là “Yêu cầu bên B thực hiện đúng công việc đã ghi tại Điều 1 với thời gian quy định tại Điều 3.

Thanh toán đầy đủ số tiền lương khoán cho bên B trong Điều 4. Khi bên B đã hoàn thành công việc tại Điều 1.

Các quyền và nghĩa vụ khác theo như quy định của Hợp đồng trên và quy định của pháp luật hiện hành.”

Điều 6, sẽ quy định về quyền và nghĩa vụ của bên B “Được cấp phát vật tư, công cụ và dụng cụ thực hiện công việc nếu có (việc này sẽ phụ thuộc vào hình thức nhận khoán).

Được trả lương theo Điều 4 khi hoàn thành các công việc trong Điều 1 với thời hạn quy định tại Điều 3.

Thực hiện đúng  với công việc đã ghi tại Điều 1.

Hoàn thành các công việc được giao đúng với thời hạn ghi tại Điều 3.

Các quyền và nghĩa vụ khác được quy định của Hợp đồng trên và quy định của pháp luật hiện hành.”

Trình bày các điều khoản một cách rõ ràng

Điều 7, là những thông tin về điều khoản chung giữa hai bên. Trong nội dung này sẽ có các thông tin về các cam kết và thi hành đối với việc thực hiện nghiêm chỉnh các điều khoản được ghi trong hợp đồng.

Các vấn đề về tranh chấp có phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết đầu tiên qua thương lượng. Nếu trường hợp không thương lượng được thì sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết.

Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và nó sẽ tự động thanh lý khi hai bên đã hoàn thành những trách nhiệm với nhau.

Hợp đồng này được lập ra thành (số bản) và nó có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên sẽ giữ (số bản).”

Tham khảo mẫu hợp đồng khoán việc chuẩn nhất tại đây

Tải hợp đồng khoán việc chuẩn nhất

1.2.3. Phần kết của hợp đồng khoán việc

Đây là nội dung ngắn gọn nhất trong mẫu hợp đồng khoán việc. Trong nội dung này bạn đọc sẽ ghi các thông tin về họ và tên và chữ ký của hai bên là bên A và bên B (bên giao khoán và bên nhận khoán). Tuy là nội dung ngắn gọn nhất nhưng không thể bỏ qua được. Bởi khi có các thông tin về chữ ký xác nhận trong nội dung này thì hợp đồng mới được coi là có hiệu lực dưới sự nhất trí của hai bên.

Có chữ ký của cả hai bên tham gia

2. Ký hợp đồng khoán việc khi nào?

Việc ký mẫu hợp đồng khoán việc sẽ được thực hiện trong các trường hợp là những công việc có tính chất thời vụ trong một khoảng thời gian nhất định. Nó không phải là một công việc được thực hiện trong một thời gian dài. Để có thể phân chia hợp đồng này thì dựa vào tính chất công việc có thể phân chia nó thành hai loại đó là khoán trọn gói và khoán nhân công.

Đối với việc khoán trọn gói: Toàn bộ các chi phí như chi phí nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí về dụng cụ và công cụ lao động để có thể hoàn thành các công việc thì bên khoán sẽ giao toàn bộ cho bên nhận khoán. Bên khoán sẽ trả cho bên nhận khoán một khoản tiền về các chi phí đã được nêu ở trên và nhận những lợi nhuận và chi phí đã được nêu ở trên đối với những phát sinh đến từ việc nhận khoán. 

Đối với khoán nhân công: Loại khoán này bên nhận khoán sẽ đảm bảo được việc sử dụng dụng cụ và các công cụ lao động để có thể hoàn thành công việc trong hợp đồng. Bên khoán sẽ trả cho bên nhận một khoản tiền đã bao gồm tiền khấu hao công cụ và dụng cụ lao động đó là tiền công lao động.

Ngoài những trường hợp đã được nêu ở trên nếu như doanh nghiệp nào thực hiện biến tướng các hợp đồng về khoán việc với mục đích và để trốn tránh bảo hiểm dành cho người lao động thì có thể bị phạt tiền theo khoản 4 Điều 1 của Nghị định 88/2015/NĐ-CP mức phạt có thể lên đến 20 triệu đồng. 

Lựa chọn các loại khoán

Trên đây là các thông tin về mẫu hợp đồng khoán việc. Hy vọng sau khi đọc xong các thông tin này thì bạn đọc có thể tự soạn cho mình một hợp đồng khoán việc chính xác. Để có thể theo dõi cách viết nhiều mẫu hợp đồng hơn bạn đọc hãy đọc các bài viết tại website của vieclam123.vn nhé!

Các thông tin về hợp đồng thuê tài sản

Các nội dung có trong mẫu hợp đồng thuê tài sản gồm có những nội dung nào? Nó có đặc điểm gì và mang lại ý nghĩa như thế nào? Đọc bài viết về mẫu hợp đồng này ngay tại đây bạn nhé!

Mẫu hợp đồng thuê tài sản

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023