Do tình hình làm ăn không thuận lợi hoặc nhà kinh doanh có ý tưởng mới cho nên họ có thể sang nhượng lại quán Cafe hiện tại cho những ai đang cần. Trước khi chuyển nhượng, cả 2 cần làm thủ tục sang nhượng và có giấy tờ rõ ràng để tránh những phát sinh tranh chấp sau này. Vậy bạn đã biết cách lập mẫu hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe như thế nào chưa?
MỤC LỤC
Hợp đồng kinh doanh nói chung và hợp đồng sang nhượng quán Cafe nói riêng sẽ không có nhiều sự khác biệt, do đó chỉ cần bạn áp dụng theo những hướng dẫn sau đây của vieclam123.vn, đảm bảo bạn sẽ sở hữu một nội dung không thể hoàn hảo hơn.
Về cơ bản, mẫu hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe là văn bản dùng để ghi chép những thoả thuận của bên có nhu cầu chuyển nhượng với bên có nhu cầu nhận chuyển nhượng.
Mẫu hợp đồng này được sử dụng khá phổ biến trong thời buổi hiện nay, bởi có không ít những nhà kinh doanh quán cafe không còn nhu cầu hoạt động. Đồng thời cũng rất nhiều người đam mê kinh doanh, đặc biệt là mảng cafe lại muốn tìm cho mình một cơ sở có sẵn mặt bằng và trang thiết bị cần thiết.
Mặc dù xuất hiện nhiều nhưng không phải ai cũng biết cách thiết lập cho mình một mẫu hợp đồng chuẩn, nhất là những người lần đầu tiếp cận. Vậy nên nếu như sắp tới bạn có nhu cầu chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng thì hãy tham khảo ngay những lưu ý và hướng dẫn cách soạn thảo văn bản này theo nội dung bên dưới nhé.
Không chỉ là người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng, mẫu hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe còn có thể tiếp cận với nhiều đối tượng hơn thế, cụ thể nếu có phát sinh tranh chấp thì nó sẽ chính thức xuất hiện ở toà án. Vậy nên khi lập hợp đồng chuyển nhượng, các bên tham gia cần chú ý trình bày nội dung sao cho phù hợp, dễ đọc và dễ hiểu.
Khi đưa ra các thỏa thuận, cố gắng sử dụng những thuật ngữ đơn giản, rõ nghĩa và không dùng những thuật ngữ ẩn dụ hay tối nghĩa,... Chỉ khi mọi thông tin đảm bảo yêu cầu dễ hiểu, mẫu hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe này mới có giá trị cao nhất.
Khi thiết lập hợp đồng chuyển nhượng quán cafe, bạn nhất định phải kê khai rõ thông tin về tài sản được chuyển nhượng. Bởi lẽ từng chi tiết nhỏ nhất cũng có thể làm ảnh hưởng tới quyền sở hữu sau này.
Khi chuyển nhượng, tổng giá trị chuyển nhượng không chỉ có mặt bằng, mà nó còn là giá trị của các loại tài sản bên trong quán Cafe như trang thiết bị, máy móc pha chế, bàn ghế, đồ trang trí, và các cơ sở vật chất khác. Chính vì thế, mỗi loại tài sản trong đây đều phải được kê khai một cách rõ ràng và minh bạch, không bỏ sót bất cứ món đồ nào nếu không sau này sẽ dễ nảy sinh mâu thuẫn.
Hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe có giá trị pháp lý cao, cho nên khi trình bày người soạn thảo nên chú ý về hình thức của mẫu văn bản này. Cụ thể, hãy tránh xa những lỗi cơ bản như sai chính tả, chọn font chữ khó nhìn, căn lề chưa chuẩn,...
Bên cạnh đó, hãy sắp xếp bố cục các thành phần tham gia một cách gọn gàng và khoa học. Tất cả sẽ giúp mẫu hợp đồng của bạn trở nên dễ nhìn và gia tăng tính hiệu quả.
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe là một trong những thông tin quan trọng giúp cho những người tham gia đảm bảo quyền lợi của mình. Đây cũng chính là lý do mà người soạn thảo phải hết sức cẩn thận với mẫu văn bản này.
Nếu chưa biết cách hoặc thiếu kinh nghiệm, bạn có thể theo dõi những gợi ý bên dưới, áp dụng để sớm hoàn thiện mẫu hợp đồng với giá trị cao nhất nhé.
Liên quan tới hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe, sẽ có 2 đối tượng tham gia bao gồm bên chuyển nhượng (Tạm gọi là Bên A) và bên nhận chuyển nhượng (Gọi là Bên B).
Trước khi trình bày vấn đề chính trong hợp đồng, người soạn thảo cần nêu rõ thông tin về các đối tượng này. Cụ thể, những thông tin cần xuất hiện bao gồm:
- Bên A: Ghi rõ Họ tên đầy đủ, Ngày tháng năm sinh kèm theo Giới tính, Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân kèm theo Ngày cấp và Địa chỉ cấp, Địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú, Nơi đăng ký tạm trú, Là người sở hữu quán cafe nào? Địa chỉ ở đâu?
- Bên B: Các nội dung cần kê khai bao gồm Họ tên đầy đủ, Ngày tháng năm sinh, Giới tính, Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân kèm theo Ngày cấp và Địa chỉ cấp, Ghi rõ Địa chỉ thường trú theo sổ hộ khẩu và Nơi đăng ký tạm trú.
Tùy vào nhu cầu của các bên mà các điều khoản thỏa thuận đưa ra có thể nhiều hoặc ít, tuy nhiên một số những điều khoản sau đây nhất định phải xuất hiện trong mẫu hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe:
- Điều 1: Nêu rõ các đối tượng chuyển nhượng. Cụ thể đây là các đồ vật, trang thiết bị, máy móc được tính trong tổng giá trị chuyển nhượng, chúng có thể là bàn ghế, máy pha chế cafe, tủ lạnh, cốc, tủ, kệ, đồ trang trí,...
Lưu ý: Khi kê khai các danh mục tài sản này, cần ghi rõ số lượng từng loại sản phẩm để mọi người cùng nắm rõ nhé.
Ví dụ: Chuyển nhượng 20 bàn, 40 ghế, 10 chậu cây cảnh trang trí,...
- Điều 2: Ghi rõ giá trị chuyển nhượng quán Cafe kèm theo phương thức thanh toán.
Với giá trị chuyển nhượng, người soạn thảo hợp đồng cần ghi rõ số tiền bằng số và bằng chữ. Dù tổng giá trị hợp đồng là có thuế hay chưa có thuế thì cũng phải trình bày rõ kèm theo phương thức thanh toán cụ thể.
- Điều 3: Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng chuyển nhượng.
Tuỳ vào sự thoả thuận của các bên mà quyền và nghĩa vụ có thể thay đổi giữa các bản hợp đồng, tuy nhiên tất cả đều phải kê khai rõ từng bên sẽ được hưởng quyền lợi gì và phải thực hiện nghĩa vụ gì sau khi chuyển nhượng.
- Điều 4: Về việc chấm dứt hợp đồng
Trong điều khoản của hợp đồng, cần ghi rõ về các trường hợp chấm dứt hợp đồng. Nếu một trong 2 bên tự ý đơn phương chấm dứt sẽ phải bồi thường thiệt hại như thế nào?
- Điều 5: Các trường hợp giải quyết tranh chấp liên quan tới hợp đồng
Ghi rõ phương án giải quyết khi có tranh chấp, thường nếu không thể tự thỏa thuận và hoà giải thì cả 2 bên sẽ nhờ cơ quan chức năng vào cuộc để giải quyết.
- Điều 6: Ghi rõ hiệu lực của hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe
Trong hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe nói riêng và các mẫu hợp đồng kinh tế nói chung không thể thiếu một số thành phần cơ bản sau đây:
- Phần mở đầu: Cần có Quốc hiệu và Tiêu ngữ, Tiêu đề văn bản và các điều khoản căn cứ để thiết lập nên mẫu hợp đồng chuyển nhượng này. Theo đó, tất cả các thành phần nêu trên cần được trình bày theo đúng quy chuẩn, nguyên tắc trong văn bản hành chính.
- Phần cuối cùng: Là nơi dành cho chữ ký của các bên tham gia hợp đồng, theo đó cả Bên chuyển nhượng và Bên nhận chuyển nhượng sẽ phải ký đồng thời ghi rõ họ tên vào nơi dành cho mình để kết thúc hợp đồng.
Mặc dù đã tham khảo thông tin hướng dẫn khá chi tiết và cụ thể, thế nhưng một số người chưa từng tiếp cận hẳn vẫn còn lơ tơ mơ về mẫu văn bản này. Vậy hãy để vieclam123.vn giúp bạn hình dung rõ nét và cụ thể hơn với biểu mẫu dưới đây nhé:
MẪU HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUÁN CAFE CÀ PHÊ.docx
Mẫu hợp đồng chuyển nhượng quán Cafe là một trong những văn bản không thể thiếu khi các chủ thể có nhu cầu muốn sang nhượng hoặc nhận chuyển nhượng. Hãy áp dụng theo những hướng dẫn nêu trên để có văn bản chuẩn xác ngay từ lần đầu thiết lập bạn nhé.
Nếu là chủ kinh doanh có nhu cầu sang nhượng mặt bằng, vậy bạn cần thiết lập một mẫu hợp đồng sang nhượng mặt bằng theo đúng quy định. Vậy mẫu văn bản này cần lập như thế nào, nếu chưa nắm rõ hãy quan sát bài viết dưới đây ngay bạn nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023