Blog

Mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình bao gồm những nội dung gì?

16/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hiện nay, việc hai gia đình trao đổi đất với nhau đã không phải là hiếm gặp. Tuy nhiên, khi trao đổi đất cần có văn bản ghi chép lại để tránh những rủi ro sau này. Mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình được lập ra để ghi chú lại chi tiết giao dịch trao đổi đất và cam đoan của các bên liên quan. Cùng tìm hiểu bố cục và cách soạn thảo loại văn bản này trong bài viết sau đây nhé!

1. Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình

Mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình có tên gọi chính thức là hợp đồng trao đổi tài sản. Khi trao đổi đất, để đảm bảo không phát sinh những rắc rối hoặc tranh chấp sau này, hai bên cần tiến hành ký kết hợp đồng trao đổi tài sản trước sự chứng kiến của nhân viên công chứng.

Mẫu hợp đồng trao đổi tài sản là đất đai

Văn bản này sẽ có chữ ký của các bên tham gia và xác nhận của phòng công chứng. Như vậy, hợp đồng trao đổi tài sản là văn bản có tính chất pháp lý, ghi lại tất cả các chi tiết trong giao dịch trao đổi đất giữa hai gia đình. Về lý thuyết thì văn bản này cần phải được công chứng.

2. Soạn thảo mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình

2.1. Nội dung mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình

Mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình, hay hợp đồng trao đổi tài sản chứa đựng những thông tin sau đây:

- Tên và địa chỉ của văn phòng công chứng nơi giao dịch trao đổi đất được diễn ra.

- Thông tin cá nhân của bên hai bên.

- Thông tin về tài sản trao đổi.

- Phương thức trao đổi tài sản.

- Phương thức thanh toán giá trị chênh lệch.

- Quyền sở hữu đối với tài sản trao đổi.

- Việc nộp thuế và lệ phí công chứng.

- Phương thức giải quyết tranh chấp.

- Cam đoan của các bên tham gia.

- Một số điều khoản khác theo thỏa thuận của các bên tham gia.

- Chứng nhận của phòng công chứng.

Hợp đồng trao đổi tài sản cần được công chứng

Hợp đồng trao đổi tài sản sẽ được làm thành ba bản giống nhau, mỗi bản đều có chữ ký của các bên tham gia và chứng nhận của văn phòng công chứng. Mỗi bên sẽ giữ một bản và một bản được lưu lại tại văn phòng công chứng.

2.2. Hướng dẫn hoàn thiện hợp đồng trao đổi tài sản

Như vậy, mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình, hay hợp đồng trao đổi tài sản, có chứa thông tin về các bên tham gia, thông tin về tài sản trao đổi và những điều khoản chi tiết của cuộc giao dịch. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các điều khoản trong hợp đồng này nhé!

2.2.1. Thông tin về các bên tham gia

Các bên tham gia được gọi tắt là bên A và bên B. Thông tin về bên A và bên B được ghi chép cụ thể ở phần đầu tiên của hợp đồng. Cụ thể, những thông tin cần cung cấp bao gồm: Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/ căn cước công dân cùng với ngày cấp và nơi cấp, địa chỉ hộ khẩu thường trú hoặc địa chỉ đăng ký tạm trú trong trường hợp không có hộ khẩu thường trú.

Thông tin về các bên tham gia giao dịch cần được khai báo chính xác

2.2.2. Thông tin về tài sản trao đổi

Trong mục này ghi chép lần lượt thông tin về tài sản trao đổi giữa bên A và bên B. Trong đó, cần ghi rõ vị trí, diện tích và lại đất mà mỗi bên sở hữu; giấy tờ chứng minh quyền sở hữu của mỗi bên đối với mảnh đất đó (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản gắn liền với đất; hợp đồng mua bán đất nếu có…); giá trị của mảnh đất sau khi hai bên đã thỏa thuận và thống nhất (giá trị này dựa trên tình trạng đất, diện tích và bảng giá đất chung do UBND cung cấp).

Bên cạnh đó, trong mục này cũng ghi chú rõ về sự chênh lệch trong giá trị tài sản của mỗi bên. Đây là cơ sở để bên có giá trị tài sản thấp hơn đền bù cho bên có giá trị tài sản cao hơn bằng tiền hoặc hiện vật khác. Giá trị tài sản và giá trị chênh lệch tài sản đều phải được ghi lại bằng cả số và chữ.

Thông tin về tài sản trao đổi cần được ghi chi tiết

2.2.3. Phương thức trao đổi tài sản và thanh toán giá trị chênh lệch

Hai bên sẽ thỏa thuận và thống nhất về phương thức trao đổi tài sản, sau đó phương thức này sẽ được ghi chép lại trong hợp đồng trao đổi tài sản. Nếu cả hai bên không có thỏa thuận gì đặc biệt thì việc trao đổi tài sản sẽ được diễn ra một lần với phương thức trao đổi trực tiếp.

Bên cạnh đó, phương thức thanh toán giá trị chênh lệch cũng do hai bên thỏa thuận và được ghi chép lại trong hợp đồng. Giá trị chênh lệch có thể thanh toán bằng tiền mặt, chuyển khoản hoặc sử dụng hiện vật có giá trị tương đương.

Sau khi trao đổi tài sản, quyền sở hữu của hai bên đối với tài sản được trao đổi sẽ lập tức được thiết lập, hoặc quyền sở hữu tài sản sẽ được xác lập sau khi làm xong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở, tài sản gắn liền với đất.

Cần ghi rõ phương thức trao đổi tài sản và thanh toán giá trị chênh lệch

2.2.4. Cam đoan của các bên

Để tránh tranh chấp, xung đột có thể phát sinh sau này, trong hợp đồng trao đổi tài sản cần ghi rõ cam kết của các bên tham gia. Thông thường sẽ có một số cam kết như sau:

- Trong thời gian chưa giao tài sản, các bên có trách nhiệm bảo trì và giữ gìn trạng thái tốt nhất của mảnh đất, không được phép có bất kỳ tác động nào làm ảnh hưởng hoặc thay đổi trạng thái của đất.

- Cam kết rằng đất được trao đổi thuộc sở hữu hợp pháp của các bên tham gia, không vướng vào tranh chấp hoặc vụ án nào và không thuộc diện đất bị thu hồi.

- Cam kết những thông tin ghi chép trong hợp đồng là chính xác và đúng sự thật.

- Cam kết rằng hai bên ký hợp đồng trên tinh thần tự nguyện, không bị ép buộc và có nhận thức rõ ràng về những nội dung được ghi trong hợp đồng.

Ngoài ra, nếu có bất kỳ cam kết nào khác thì cần ghi chép cụ thể trong phần này.

2.2.5. Một số điều khoản khác

Ngoài những điều khoản về thông tin của các bên tham gia, thông tin của tài sản đem ra trao đổi, phương thức trao đổi và thanh toán giá trị chênh lệch tài sản, thì trong hợp đồng còn có thêm một số điều khoản khác liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp nếu có, người chịu trách nhiệm nộp thuế và lệ phí công chứng hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng…

Mọi thỏa thuận giữa các bên cần được ghi vào trong hợp đồng

2.2.6. Xác nhận của văn phòng công chứng

Phần này sẽ do nhân viên công chứng hoàn thành, bao gồm những nội dung sau đây:

- Địa điểm và thời gian hợp đồng được công chứng.

- Tên công chứng viên.

- Chứng nhận thông tin cá nhân của những người tham gia ký kết hợp đồng.

- Chứng nhận hợp đồng được ký kết là hoàn toàn hợp pháp và những nội dung trong hợp đồng không trái với các quy định của pháp luật hiện hành.

Để có sự hình dung cụ thể hơn về mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình, hay mẫu hợp đồng trao đổi tài sản, mời bạn đọc tải về văn bản này trong liên kết sau đây.

mau-giay-trao-doi-dat-giua-hai-gia-dinh.docx

Trên đây, bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin liên quan đến thủ tục công chứng hợp đồng trao đổi tài sản là đất đai giữa các bên tham gia, cũng như cách trình bày và những nội dung cần có trong mẫu giấy trao đổi đất giữa hai gia đình. Giao dịch trao đổi đất và hợp đồng cần được ký kết dưới sự làm chứng của nhân viên phòng công chứng. Hợp đồng cần có đủ chữ ký của các bên tham gia và xác nhận của phòng công chứng để có giá trị pháp lý.

Biên bản xử lý sinh viên vi phạm quy chế thi

Tìm hiểu thông tin cơ bản về biên bản xử lý sinh viên vi phạm quy chế thi và hướng dẫn soạn thảo biên bản xử lý sinh viên vi phạm quy chế thi trong bài viết sau đây.

Biên bản xử lý sinh viên vi phạm quy chế thi

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023