Việc chuyển viện là một trong những trường hợp xảy ra khi việc điều trị cần được hỗ trợ ở mức cao hơn, bao gồm cả về cơ sở vật chất lẫn cơ sở chẩn đoán và chữa trị. Mẫu giấy chuyển viện sẽ được áp dụng trong trường hợp này để thủ tục chuyển viện có thể tiến hành một cách suôn sẻ. Vậy, hoàn thiện mẫu giấy chuyển viện như thế nào và các thủ tục liên quan thực hiện ra sao? hãy cùng bài viết dưới đây tìm hiểu rõ hơn về mẫu giấy chuyển viện nhé!
MỤC LỤC
Mẫu giấy chuyển viện là văn bản được bệnh viện ở tuyến dưới lập ra để gửi lên tuyến trên. Theo đó, xác nhận cho bệnh nhân tương ứng cần được chuyển lên bệnh viện tuyến trên để đảm bảo cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Đây là mẫu giấy bắt buộc trong thủ tục chuyển viện mà bệnh nhân cần có để đảm bảo được hưởng quyền lợi ở bảo hiểm y tế.
Trường hợp bệnh nhân tự ý chuyển viện thì sẽ không được hỗ trợ từ phía bảo hiểm y tế như đã quy định. Vì thế mà mẫu giấy chuyển viện sẽ được áp dụng khi bệnh viện có chỉ định bệnh nhân cần chuyển viện để có thể được chữa trị một cách tốt nhất.
Việc chuyển viện sẽ được tiến hành lần lượt theo từng tuyến bắt đầu từ cấp từ cấp xã, huyện, tỉnh cho đến trung ương. Tuy nhiên, trong những trường hợp đặc biệt mà tuyến liền trên không đủ cơ sở đảm bảo thì có thể chuyển lên tuyến cao hơn.
Theo đó, những trường hợp mà bệnh nhân sẽ được chuyển viện lên tuyến trên được quy định cụ thể như sau:
- Tình trạng bệnh của bệnh nhân không phù hợp với khả năng chẩn đoán, điều trị cũng như kỹ thuật của cơ sở y tế hiện tại hoặc phù hợp nhưng vì điều kiện khách quan mà cơ sở đó không thể chẩn đoán, điều trị được tốt nhất.
- Khi chuyển tuyến thì trước đó, bệnh nhân phải được hội chẩn và có quyết định chuyển tuyến.
- Trường hợp bệnh viện tuyến trên liền kề không có đầy đủ cơ sở vật chất hay khả năng chẩn đoán phù hợp thì có thể chuyển lên tuyến cao hơn.
Dựa vào những thông tin này thì khi bệnh nhân được phép chuyển tuyến theo chỉ định thì mẫu giấy chuyển viện sẽ được sử dụng. Việc chuyển viện theo đúng tuyến và có chỉ định sẽ là cách để bệnh nhân được hưởng quyền lợi đầy đủ từ bảo hiểm y tế của mình.
Mẫu giấy chuyển viện sẽ được lập bởi bệnh viện tuyến dưới và gửi lên tuyến trên, vì thế mà người viết mẫu giấy chuyển viện sẽ là bác sĩ chuyên khoa phụ trách chữa trị, chẩn đoán cho bệnh nhân cần chuyển viện và được xác nhận bởi Giám đốc bệnh viện cơ sở tương ứng. Qua đó, bệnh viện tuyến trên sẽ lấy đó làm cơ sở để đưa ra quyết định tiếp nhận khi cơ sở mình đủ điều kiện và phù hợp với tình trạng bệnh nhân.
Giá trị hay thời hạn của giấy chuyển viện đã được quy định tại điều 12 Thông tư số 40/2015/TT-BYT và điều 41 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cụ thể thì:
- Mẫu giấy chuyển viện sẽ có hiệu lực đến ngày 31/12 của năm dương lịch đó khi người bệnh có bảo hiểm y tế và mắc các bệnh hay nhóm bệnh cần sử dụng giấy chuyển tuyến được quy định ở Phụ lục số 01 của Thông tư số 40.
Trong trường hợp đến ngày 31/12 của năm dương lịch đó mà người bệnh vẫn đang trong thời gian điều trị nội trú thì giấy chuyển viện sẽ có hiệu lực tới hết đợt điều trị này.
- Trường hợp bệnh nhân không mắc các bệnh được quy định ở trường hợp trên và sử dụng mẫu giấy chuyển viện số 06 ban hành theo nghị định số 146 thì sẽ có thời hạn theo thời gian được ghi trong mẫu giấy chuyển viện. Vì thế mà bạn cần theo dõi và để ý thời gian để đảm bảo việc khám, chữa trị đúng quy định.
Khi lập mẫu giấy chuyển viện, bác sĩ chuyên khoa trực tiếp điều trị cần đảm bảo cung cấp được đầy đủ các thông tin sau đây:
- Thông tin cá nhân của người bệnh
- Thông tin bệnh án ở thời điểm chuyển viện
- Lý do chuyển viện
- Thông tin bệnh viện tuyến trên
- Thông tin về người và phương tiện hộ tống vận chuyển
Những thông tin này cần được cập nhật đầy đủ, chi tiết trong mẫu giấy chuyển viện. Đặc biệt là thông tin bệnh án của bệnh nhân. Đây sẽ là cơ sở để bệnh viện tuyến trên có thể đưa ra quyết định tiếp nhận một cách nhanh chóng và phù hợp nhất.
Trong nhiều trường hợp khẩn cấp thì việc chuyển viện cần được tiến hành thủ tục nhanh chóng nhất để đảm bảo cho bệnh nhân được chữa trị kịp thời. vì thế mà mẫu giấy chuyển viện cũng cần được hoàn thiện trong thời gian ngắn nhất. Do đó mà việc sử dụng mẫu giấy chuyển viện sẵn sẽ là cách thức tối ưu và phù hợp hơn cả.
Tuy nhiên, để đảm bảo giấy chuyển viện được chuẩn chỉnh về hình thức và nội dung thì bạn cần có mẫu giấy chuẩn đúng theo quy định của Bộ y tế. Để hỗ trợ bạn trong việc tải và sử dụng mẫu thì dưới đây sẽ là mẫu giấy chuyển viện chuẩn mà bạn có thể tham khảo cho mình.
Link tải mẫu: giay-chuyen-vien.doc
Việc có mẫu giấy chuyển viện mới chỉ là một nửa của thủ tục chuyển viện mà thôi, bác sĩ chuyên khoa sẽ cần phải hoàn thiện đầy đủ nội dung, thông tin trong mẫu thì mới có thể tiến hành việc chuyển viện đúng tuyến và đúng theo quy định đề ra.
Vậy, cần điền nội dung của mẫu giấy chuyển viện như thế nào mới chuẩn? Dưới đây sẽ là hướng dẫn chi tiết gửi tới các bạn.
Giấy chuyển viện sẽ được gửi tới bệnh viện tuyến trên. Vì thế mà để đơn giản nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác thì phần kính gửi bạn chỉ cần điền tên đầy đủ của cơ sở y tế tuyến trên cần chuyển tới là được.
Ví dụ: Kính gửi: Bệnh viện đa khoa tỉnh ……
Thông tin về người bệnh là thông tin không thể thiếu, bởi đây là đối tượng chính mà bệnh viện tuyến trên cần nắm bắt thông tin trong quá trình thực hiện việc chuyển viện. Những thông tin cần được đưa ra bao gồm:
- Họ và tên
- Giới tính, tuổi
- Địa chỉ, dân tộc
- Quốc tịch
- Nghề nghiệp và nơi làm việc
- Thông tin về thẻ bảo hiểm y tế tương ứng, bao gồm số thẻ và giá trị của thẻ
Bên cạnh các thông tin cá nhân của bệnh nhân thì bác sĩ chuyên khoa cũng sẽ cần nêu rõ về quá trình, thời gian điều trị của bệnh nhân. Bệnh nhân đã được điều trị tại đâu, thời gian chữa trị tại từng cơ sở tương ứng. Thông tin này cần được ghi chính xác và rõ ràng để phục vụ cho quá trình bác sĩ và bệnh viện tuyến trên nắm bắt được tình hình chính xác nhất của người bệnh.
Thông tin bệnh án là thông tin chính và cực kỳ quan trọng trong mẫu giấy chuyển viện. Bởi đây sẽ là cơ sở để bác sĩ tuyến trên nắm bắt và hiểu rõ được tình trạng hiện tại của người bệnh ra sao, có phù hợp với khả năng và điều kiện chữa trị của bệnh viện hay không cũng như có phương hướng chữa trị được đề xuất phù hợp với bệnh nhân nhất có thể.
Các thông tin bệnh án cần được cung cấp gồm dấu hiệu lâm sàng, các kết quả xét nghiệm được thực hiện, chẩn đoán, phương pháp và đơn thuốc chữa trị đã được áp dụng, tình trạng của bệnh nhân ở thời điểm chuyển tuyến.
Mỗi thông tin đều phải đảm bảo độ chính xác một cách tối đa và cung cấp đầy đủ nhất. Bởi điều này sẽ ảnh hưởng tới kết quả chữa trị nếu như nêu thiếu một đơn thuốc đã sử dụng hay kết quả của một xét nghiệm,...
Sau khi đã cung cấp đầy đủ thông tin bệnh án của bệnh nhân thì sẽ là thông tin về lý do chuyển viện là gì. Ghi chính xác lý do cần thực hiện việc chuyển tuyến của bệnh nhân trong mẫu giấy.
Trường hợp người bệnh chuyển từ tuyến trên về tuyến dưới để tiếp tục điều trị thì sẽ có thêm mục hướng điều trị, còn nếu chuyển từ tuyến dưới lên tuyến trên thì sẽ không có nội dung này.
Tiếp đến sẽ là thời gian tiến hành chuyển viện, thông tin về phương tiện và người hộ tống bệnh nhân chuyển viện. Thời gian cần ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng năm. Còn người hộ tống cần nêu rõ họ tên và chức vụ tương ứng.
Cuối cùng khi các thông tin đã được hoàn thiện chính xác và đầy đủ thì bác sĩ điều trị sẽ cần ký tên tương ứng. Phần xác nhận còn lại sẽ là Giám đốc bệnh viện với việc ký ghi rõ họ tên và đóng dấu xác nhận vào mẫu giấy chuyển viện được lập.
Trên đây là thông tin chi tiết về mẫu giấy chuyển viện. Hy vọng rằng, bài viết đã giúp bạn hiểu hơn các quy định và thủ tục liên quan tới việc chuyển viện và có thể thuận lợi hơn trong quá trình điền thông tin vào giấy chuyển viện.
Giấy chứng nhận nằm viện được lập như thế nào và có vai trò cụ thể ra sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023