Blog

Hướng dẫn viết mẫu đơn xin việc của Sở Nội vụ chuyên nghiệp

09/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mẫu đơn xin việc của Sở Nội vụ có hình thức và nội dung cụ thể ra sao? Nếu bạn đang muốn thi tuyển viên chức vào Sở Nội vụ thì bạn cần nắm rõ cách viết đơn xin ứng tuyển của Sở Nội vụ ban hành. Nội dung bài viết này hướng dẫn các bạn viết đơn xin việc chi tiết đối với đơn ứng tuyển vào Sở Nội vụ.

1. Tìm hiểu mẫu đơn xin việc của Sở Nội vụ

Mẫu đơn xin việc của Sở Nội vụ là biểu mẫu hành chính được cung cấp trong quá trình thi tuyển viên chức đối với những người thi tuyển vào Sở Nội vụ.

Tìm hiểu mẫu đơn xin việc của Sở Nội vụ

Trong đơn xin việc viên chức của Sở Nội vụ thì ứng viên sẽ phải trình bày các nguyện vọng của mình đối với cơ quan khi muốn làm việc.

Mẫu đơn xin việc của Sở Nội vụ với mục đích để người ứng tuyển có thể nâng cao được cơ hội được làm việc ở Sở Nội vụ. Để viết được mẫu đơn xin nghỉ dưới đây sẽ giúp cho các bạn biết cách để viết từng nội dung trong đơn xin việc Sở Nội vụ.

2. Trình bày mẫu đơn xin việc vào Sở Nội vụ

Viết đơn xin việc vào Sở Nội vụ hoàn chỉnh thì ứng viên cần xác định được mẫu đơn đó có những phần thông tin nào? Sau đây là hướng dẫn viết từng phần trong đơn xin việc của Sở Nội vụ:

2.1. Hình thức đơn xin việc của Sở Nội vụ

Trong mẫu đơn ứng tuyển vào Sở Nội vụ, ứng viên sẽ cần phải xác định xem trong đơn xin việc đó có những gì? Các phần thông tin này sẽ được trình bày với nội dung cụ thể, chi tiết:

Hình thức đơn xin việc của Sở Nội vụ

Theo đó, trong đơn xin việc của Sở Nội vụ sẽ có các phần:

- Mở đầu của đơn.

- Phần nội dung đơn ứng tuyển Sở Nội vụ.

- Phần kết đơn xin việc Sở Nội vụ.

Trong mỗi phần, ứng viên sẽ đưa vào thông tin phù hợp. Ở phần tiếp theo, các bạn sẽ biết cách trình bày thông tin trong mẫu đơn.

2.2. Viết đơn xin việc Sở Nội vụ

Chúng ta sẽ tìm hiểu cách viết các nội dung đơn xin việc của Sở Nội vụ ở từng phần:

2.2.1. Viết phần đầu đơn xin việc Sở Nội vụ

Viết phần đầu đơn xin việc Sở Nội vụ

Ở nội dung đầu tiên, người viết đơn cần phải viết rõ ràng thông tin đối với từng phần trong đó, gồm:

- Tiêu ngữ, Quốc hiệu: phần này có thể đã được trình bày sẵn trong mẫu đơn có sẵn hoặc là các bạn tự soạn thảo hết. Bạn để cỡ chữ 13 – 14 và viết dòng Quốc hiệu bằng chữ in hoa, bôi đậm, sau đó đối với dòng Tiêu ngữ thì bạn cũng để cỡ chữ từ 13 đến 14, viết hoa chữ cái đầu ở mỗi cụm từ.

- Địa điểm, ngày tháng viết đơn. Viết ở ngay dưới dòng tiêu ngữ và các bạn có thể in nghiêng hoặc không, căn lề phải.

- Tên văn bản: bạn cần ghi rõ tên đơn là đơn đăng ký/đơn ứng tuyển viên chức, viết in hoa toàn bộ và bôi đậm, dòng tên đơn được căn giữa.

- Thông tin người viết: Họ tên, giới tính, tuổi, quê quán, hộ khẩu, nơi ở hiện tại, dân tộc, số điện thoại,... ở đơn ứng tuyển viên chức thì có thêm thông tin về đối tượng trong diện ưu tiên, về trình độ chuyên môn và trình độ đào tạo trong phần mở đầu đơn.

2.2.2. Viết nội dung đơn ứng tuyển Sở Nội vụ

Trong nội dung, các bạn cần viết rõ các vấn đề, khẳng định với bộ phận tuyển dụng của Sở Nội vụ về việc bản thân đủ điều kiện, đủ khả năng để dự tuyển vào Sở Nội vụ, đồng thời cũng sẽ nêu kèm theo đó là vị trí công việc mong muốn được làm việc.

Tiếp theo, người viết cần viết liệt kê các loại giấy tờ cơ bản đã cung cấp trong hồ sơ cùng với tờ đơn để thể hiện được sự đầy đủ, chuyên nghiệp hơn.

Với nội dung của đơn dự tuyển vào Sở Nội vụ, các bạn không cần viết gì quá dài dòng, chỉ cần nêu ngắn gọn mong muốn của bản thân mình đối với vị trí công việc cụ thể được nêu trong đơn.

Viết nội dung đơn ứng tuyển Sở Nội vụ

2.2.3. Viết đoạn kết đơn dự tuyển Sở Nội vụ

Mẫu đơn xin dự tuyển Sở Nội vụ với nội dung ngắn gọn và phần kết cũng ngắn gọn, chỉ với dòng cam đoan về tính chất đúng đắn của thông tin nêu trong đơn và nêu rõ trách nhiệm của bản thân nếu như thông tin không đúng với sự thật.

Đoạn kết đơn sẽ được kết thúc bằng chữ ký của ứng viên. Chữ ký không thể thiếu trong đơn, điều đó sẽ giúp cho bạn thể hiện được sự lịch sự, tôn trọng người đọc, thể hiện được phong thái chuyên nghiệp của mình đối với công việc.

3. Lưu ý khi viết đơn xin việc Sở Nội vụ

Mẫu đơn xin việc của Sở Nội vụ sẽ cần chuẩn theo tiêu chuẩn và áp dụng theo Thông tư số 15 được ban hành bởi Bộ Nội vụ vào ngày 25-12-2012.

Khi viết nội dung đơn ứng tuyển viên chức Nhà nước, các ứng viên phải hết sức chú trọng về cả nội dung, về cả hình thức để tạo nên sự nghiêm chỉnh, chỉn chu và hoàn thiện nhất.

Lưu ý khi viết đơn xin việc Sở Nội vụ

3.1. Viết đầy đủ thông tin trong đơn dự tuyển

Để có thể viết mẫu đơn xin việc thì các bạn cần điền đầy đủ những thông tin cơ bản và cần thiết trong đơn như là:

- Cần phải ghi rõ thông tin về đối tượng ưu tiên của mình theo quy định.

- Cần phải ghi chuẩn tên của đơn vị/cơ quan ứng tuyển.

- Cần phải ghi rõ ràng và chuẩn xác đối với vị trí ứng tuyển cụ thể mà bạn làm việc ở đơn vị.

- Bạn cần liệt kê rõ tên của các văn bản, giấy tờ đã được chứng thực và gửi đính kèm cùng với mẫu đơn xin việc Sở Nội vụ.

Đó là một số thông tin mà bạn cần làm rõ và viết chuẩn xác, ngoài ra thì những thông tin khác cũng cần chú trọng và viết đúng, đảm bảo tính đúng cho từng nội dung thông tin.

3.2. Không mắc những lỗi cơ bản

Không chỉ vậy, bạn cần phải cẩn thận với từng câu, từng từ để không mắc các vấn đề về diễn đạt, về lỗi chính tả trong tờ đơn. Nếu bạn để mắc các vấn đề này thì bạn cũng nên xác định là mình không có một tia hy vọng nào với vị trí công việc dự tuyển nhé.

Không mắc những lỗi cơ bản

Nếu có thể, bạn cũng nên đưa tờ đơn đã viết xong cho bạn bè của bạn, cho đồng nghiệp hay người thân đọc và góp ý, họ có thể sẽ nhận ra được những vấn đề liên quan tới diễn đạt hay tinh mắt nhìn thấy được các lỗi chính tả, góp ý về bố cục hay là cách trình bày nội dung cơ bản của đơn dự tuyển vào Sở Nội vụ.

3.3. Chú ý về hình thức đơn dự tuyển Sở Nội vụ

Mẫu đơn Dự tuyển Sở Nội vụ cần được trình bày nghiêm chỉnh, ngay ngắn trên khổ giấy kích thước 4A. Bạn hãy giữ cho nếp giấy được phẳng phiu, không bị gấp góc cạnh, không bị nhăn giấy, để tờ đơn phẳng, nhiều người không cẩn thận mà đã gấp đôi tờ giấy khiến cho sự chuyên nghiệp mất đi gần hết.

Thêm vào đó, bạn viết đơn chỉ nên viết nội dung có liên quan tới vị trí, việc làm, nhiệm vụ mà bạn đang muốn ứng tuyển thôi, thay vào đó là viết nội dung lan man, viết trong một mặt giấy để tạo sự ngắn gọn và chuyên nghiệp hơn. Bạn không nên viết dài quá 2 mặt giấy với đơn dự tuyển vào Nhà nước sẽ khiến bạn viết nội dung lan man.

=> Tải đơn: Don_DTVC__TT_15_2012_BNV.doc

Như thế, mẫu đơn xin việc của Bộ Nội vụ được viết với các thông tin đầy đủ, phù hợp với tính chất ứng tuyển của các ứng viên. Bạn cần kiểm tra kỹ mẫu đơn ứng tuyển Sở Nội vụ để không để lại một “hạt sạn” nào trong đơn.

Đơn xin việc phục vụ

Ngoài ra, vieclam123.vn cũng giúp bạn biết cách viết đơn xin việc phục vụ ấn tượng. Mẫu đơn xin việc làm phục vụ được viết ra sao sẽ được trình bày trong nội dung dưới đây:

Đơn xin việc phục vụ

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Hướng dẫn viết chi tiết mẫu đơn xin việc Techcombank chuyên nghiệp
Hướng dẫn viết mẫu đơn xin việc Techcombank chi tiết với những thông tin cơ bản. Cập nhật thông tin liên quan tới cách viết đơn xin việc Techcombank.

13/12/2021

Khi nộp đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục không?
Đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được không? Tìm hiểu ngay về đơn xin nghỉ không lương đóng bảo hiểm tiếp tục được hay không?

13/12/2021

Bí quyết lại việc - hãy viết đơn xin việc ở công ty cũ hoàn hảo
Cách viết đơn xin việc ở công ty cũ chiếm được cảm tình nhà tuyển dụng sẽ được chia sẻ ngay tại bài viết dưới đây. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu chi tiết hơn!

11/12/2021

Cập nhật cách hoàn thiện mẫu đơn xin việc ngành Công nghệ thực phẩm
Mẫu đơn xin việc ngành công nghệ thực phẩm có vai trò quan trọng khi là linh hồn của hồ sơ xin việc. Cùng vieclam123.vn cập nhật cách để hoàn thiện mẫu dơn.

10/12/2021