[CẬP NHẬT] Mẫu đơn xin việc cho đầu bếp và hướng dẫn viết cụ thể nhất
[CẬP NHẬT] Mẫu đơn xin việc cho đầu bếp và hướng dẫn viết cụ thể nhất
Hiện nay, cùng với sự phát triển của Nhà hàng - Khách sạn, việc làm đầu bếp cũng có phần khởi sắc trông thấy. Tuy là việc làm phổ thông nhưng đầu bếp lại là vị trí khiến nhiều ứng viên phải trăn trở, hãy bắt đầu hành trình chinh phục nhà tuyển dụng bằng mẫu đơn xin việc cho đầu bếp hấp dẫn, nếu chưa biết cách thì bạn có thể tham khảo bí quyết được cập nhật dưới đây.
MỤC LỤC
Không thể phủ nhận rằng trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường có sự phát triển nhanh chóng, nhất là ở lĩnh vực tuyển dụng, tất cả các ngành nghề đều có nhu cầu tuyển dụng lớn và nhận được lượng ứng viên đông đảo.
Đầu bếp - vị trí chủ chốt tại mỗi nhà hàng và khách sạn, tuy có nhu cầu tuyển dụng lớn thế nhưng nhiều nhà tuyển dụng vẫn không quên làm khắt khe trong khâu tuyển dụng với mong muốn tìm được người có năng lực thực sự.
Bởi vậy, nếu chỉ sở hữu tài năng nấu nướng thì bạn chưa đủ thuyết phục nhà tuyển dụng, thay vào đó hãy chuẩn bị cho mình tất cả những gì có thể, chủ yếu là ở khâu chuẩn bị hồ sơ, mẫu đơn xin việc cho đầu bếp hoàn hảo chính là phao cứu sinh giúp bạn vượt qua khó khăn lần này.
Vì sao mà tôi lại khẳng định được vai trò của đơn xin việc dành cho đầu bếp? Bạn cũng biết, khi bạn và nhà tuyển dụng chưa hề gặp nhau, nhà tuyển dụng chỉ đánh giá năng lực của ứng viên thông qua các giấy tờ bên trong bộ hồ sơ xin việc. Nếu bạn có nội dung hấp dẫn trong đơn xin việc thì cơ hội sẽ được gia tăng và ngược lại.
Cách viết đơn xin việc cho đầu bếp là một trong những thông tin mà nhiều người muốn tìm hiểu, những bí quyết này sẽ được bật mí chi tiết và rõ ràng với nội dung sau đây.
Để tiến tới nội dung chất lượng, trước hết ứng viên phải nắm rõ bố cục của đơn xin việc đầu bếp. Khi có khung sườn thì bạn sẽ biết mình cần đưa ra nội dung nào cho phù hợp.
Về cơ bản, đơn xin việc cho đầu bếp được cấu tạo từ 3 phần lớn là mở đầu, nội dung và phần kết. Nghe có vẻ giống như cấu trúc 1 bài văn nhưng hình thức trình bày bên trong lại có sự khác biệt đấy nhé.
Sau đây là chi tiết về cách viết nội dung mẫu đơn xin việc cho đầu bếp bạn nên biết, chúng sẽ giúp bạn sớm chinh phục nhà tuyển dụng mà không tốn nhiều thời gian.
Ở bài viết trước, vieclam123.vn có chia sẻ hướng dẫn viết đơn xin việc phụ bếp và những vị trí khác, nếu để ý bạn sẽ nhận ra rằng phần mở đầu hầu hết chúng đều có cấu tạo giống nhau, chỉ có nội dung viết bên trong là thay đổi.
Vậy các thành phần được xác định là bất di bất dịch trong phần mở đầu đơn xin việc nói chung và mẫu đơn xin việc đầu bếp nói riêng là những gì?
Đó là Quốc hiệu - Tiêu ngữ, là Tên đơn xin việc, Thông tin ứng viên và phần Kính gửi nhà tuyển dụng.
Trong đó, tên đơn xin việc cần phải làm nổi bật bằng cách viết in hoa toàn bộ sau đó căn chỉnh ra giữa dòng.
Ngoài ra, khi viết Thông tin ứng viên thì bạn chỉ cần liệt kê một số thông tin như: Họ và tên, Ngày tháng năm sinh, Quê quán, Vị trí ứng tuyển.
Với phần Kính gửi thì cần viết rõ là gửi tới “Ban tuyển dụng và Ban giám đốc” của công ty nào đó. Nói chung bạn phải ghi đúng tên công ty thì mới đạt yêu cầu.
Sau khi trình bày tất cả những nội dung trên, ứng viên đầu bếp nên đưa ra lý do viết đơn xin việc, vừa là để cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng đồng thời cũng là để kết nối tới phần thân một cách tự nhiên nhất.
Lý do viết đơn có thể trình bày như sau:
“Thông qua website vieclam123.vn, tôi được biết Quý Nhà hàng đang có nhu cầu tuyển dụng đầu bếp Âu, nhận thấy mình hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu từ phía Nhà hàng đưa ra nên tôi viết đơn mong muốn được ứng tuyển”
Ứng viên cũng có thể trình bày theo một cách khác với lý do khác, miễn sao là mọi thứ phải có yếu tố tự nhiên nhất.
Ở phần đơn xin việc dành cho đầu bếp, nếu bạn không thể tạo được điểm nhấn hay cho nhà tuyển dụng thấy rõ giá trị của bản thân thì chắc chắn cơ hội này không dành cho bạn.
Bởi vậy khi viết nội dung, bạn là đầu bếp được đào tạo ở đâu? Có tay nghề như thế nào? Kinh nghiệm trong ngành là bao lâu? Có thành tựu gì xuất sắc hay không?...
Tất cả những thắc mắc nêu trên phải được làm rõ, đưa chúng vào văn bản để thuyết phục nhà tuyển dụng.
Một đầu bếp chính hiệu không nhất thiết phải có xuất thân từ các trường lớp đào tạo chuyên nghiệp tuy nhiên đó cũng là một lợi thế để bạn dành về cơ hội trước những ứng viên khác. Giữa người được đào tạo bài bản với người tự mày mò thì đương nhiên nhà tuyển dụng sẽ lựa chọn ứng viên trường hợp đầu tiên rồi.
Tiếp theo, ứng viên nếu đã từng tham gia việc làm đầu bếp tại các cửa hàng ăn hay khách sạn thì đều có thể viết thành kinh nghiệm, tuy nhiên chỉ lấy những đầu việc có thời gian công tác trên 1 năm, còn nếu ít quá thì không nên cho vào đơn xin việc nhé.
Ngoài ra, kỹ năng cũng là yếu tố được nhà tuyển dụng chú ý khi lựa chọn đầu bếp cho quán. Theo đó, đầu bếp tương lai phải có sự nhạy bén, hành động linh hoạt, biết căn chỉnh thời gian nấu ăn để khách không phải chờ lâu, có thể phối hợp với những bộ phận khác để nâng cao chất lượng phục vụ thực khách đến mức tối đa,...
Nếu bạn có đầy đủ tất cả những tiêu chí nêu trên, cộng thêm vốn hiểu biết và kinh nghiệm thực tế thì khả năng cao đây là việc làm dành cho bạn.
Hoàn thiện nội dung, bạn sẽ chuyển qua phần kết. Tuy không chiếm nhiều diện tích nhưng phần kết lại cực kỳ quan trọng, Nó được thể hiện như thế nào mời bạn tiếp tục theo dõi những thông tin bên dưới này nhé.
Kết đơn không phải là nơi để bạn tiếp tục trình bày hay diễn giải vấn đề, đó là nơi để bạn dành những lời tôn trọng nhất gửi tới nhà tuyển dụng.
Hãy để hình ảnh của mình trở nên cuốn hút với lời cảm ơn chân thành nhất, hãy để hình ảnh của mình trở nên tự tin với lời đề nghị được tham dự buổi phỏng vấn sắp tới. Và bạn cũng có thể làm hình ảnh bản thân trở nên uy tín khi đưa ra lời cam kết chất lượng.
Tất cả những điều này quá đơn giản đúng không nào? Chỉ cần đảm bảo được các yếu tố nêu trên và để lại chữ ký thì bạn có thể kết thúc lá đơn xin việc đầu bếp này rồi.
Mẫu đơn xin việc cho đầu bếp sẽ trở nên hoàn hảo hơn nếu như bạn đảm bảo được một số lưu ý dưới đây:
Đơn xin việc đầu bếp thể hiện phong cách ứng viên thường được ưu tiên hơn những mẫu đơn xin việc thông thường khác. Đầu bếp là việc làm liên quan tới nghệ thuật, mà những người liên quan tới nghệ thuật cần phải có phong cách và cá tính riêng, đó là điều để bạn tạo ra sự đặc biệt cho thương hiệu của mình.
Một đầu bếp không chỉ có nấu ăn ngon, muốn món ăn của mình thu hút được nhiều thực khách và trở nên hấp dẫn thì họ phải có GU thẩm mỹ trong việc trang trí, kết hợp màu sắc món ăn,...
Khả năng nấu nướng là cái cốt lõi nhưng đầu bếp vẫn cần duy trì song song tính sáng tạo với cái đẹp, có như vậy thì món ăn của bạn mới có thể làm xao xuyến những người thưởng thức.
Vì vậy khi viết đơn xin việc cho đầu bếp, hãy chú trọng tới việc trình bày sao cho đơn xin việc của mình trở thành độc đáo, làm nổi bật được GU thẩm mỹ.
Hình thức trình bày sẽ được coi là yếu tố đánh giá về tính thẩm mỹ của đầu bếp tương lai, do đó nếu bạn biết cách trình bày gọn gàng, khoa học thì đó cũng là một điểm cộng để nhà tuyển dụng trao cho bạn một cơ hội.
Trong đơn xin việc đầu bếp, tuyệt đối không được viết sai chính tả, ngoài ra không sử dụng những từ ngữ đa nghĩa, tối nghĩa dễ gây hiểu lầm cho người đọc.
Vậy là các thông tin về mẫu đơn xin việc cho đầu bếp cùng bí quyết để có nội dung hoàn hảo đã được bật mí qua bài viết vừa rồi. Những người mãi chưa tìm được việc làm thì có thể áp dụng để thay đổi kết quả và nhận về cơ hội hấp dẫn. Chúc bạn sớm đạt được điều mình thích và có sự nghiệp vang danh.
Phụ bếp là vị trí khá quan trọng đối với nhà hàng và khách sạn, do đó quy trình tuyển dụng cũng diễn ra khá khắt khe. Để chinh phục việc làm này, bạn có thể chuẩn bị mẫu đơn xin việc phụ bếp hoàn hảo theo hướng dẫn dưới đây.
MỤC LỤC
13/12/2021
13/12/2021
11/12/2021
10/12/2021