Blog

Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai mới nhất và cách viết chi tiết

20/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi bạn muốn khởi kiện về việc tranh chấp đất đai thì điều trước tiên cần thực hiện là viết đơn khởi kiện. Khi viết đơn, lá đơn cần đảm bảo đáp ứng cả về nội dung và hình thức thì cơ quan có thẩm quyền mới tiếp nhận và thụ lý đơn khởi kiện. Vậy đơn khởi kiện tranh chấp đất là gì? Viết đơn khởi kiện tranh chấp đất thế nào? Nộp đơn tới ai? Để biết được thông tin về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Hướng dẫn viết mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất chi tiết

1.1. Bạn biết gì về mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai?

Theo Luật Đất đai 2013, Điều 3, khoản 24, tranh chấp đất đai thực hiện trong quan hệ đất đai, là tranh chấp về nghĩa vụ và quyền của người sử dụng đất. Tranh chấp đất đai sẽ phát sinh khi các bên liên quan tới đất đai xảy ra xung đột, mâu thuẫn về lợi ích, quyền lợi và không thể thỏa thuận, thương lượng.

Tìm hiểu mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Đây là một quá trình vô cùng phức tạp, những người tham gia tranh chấp đất cần phải giải quyết triệt để quá trình tranh chấp xảy ra một cách ổn thỏa nhất.

Khi các bên không thể thỏa thuận về quyền lợi và lợi ích, gặp phải những mâu thuẫn, xung đột về đất đai thì các bên liên quan tới quan hệ đất đai có thể soạn thảo mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai lên Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.

1.2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất viết thế nào?

Hiện nay, chưa có quy định cụ thể nào trong luật đất đai nêu rõ các thông tin trong mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất, do đó mẫu đơn này sẽ được áp dụng mẫu đơn khởi kiện chung với các dự án dân sự. Để tải về mẫu đơn về máy, bạn có thể tham khảo mẫu đơn tại đây để hiểu rõ hơn về nội dung, bố cục lá đơn:

mau-don-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai.docx

Sau khi tải về máy, để biết cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất đai, bạn hãy theo dõi phần bên dưới nhé!

1.2.1. Phần kính gửi

Người nhận lá đơn khởi kiện tranh chấp đất đai thường là Tòa án có thẩm quyền. Nếu bạn viết tên Tòa án cấp huyện nơi có mảnh đất tranh chấp hoặc nơi cư trú của người bị khởi kiện thì cần ghi rõ tên Tòa án nhân dân thuộc tỉnh, thành phố nào, ví dụ như: “Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội”. Còn nếu bạn ghi tên Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố thì chỉ cần ghi rõ tên của Tòa án đó.

Nơi nhận lá đơn là Tòa án có thẩm quyền

1.2.2. Thông tin người khởi kiện

Mục thông tin người khởi kiện tranh chấp đất đai cần ghi đầy đủ thông tin cá nhân, tổ chức của mình. Cụ thể: Nếu là cá nhân khởi kiện tranh chấp đất thì cần phải viết đầy đủ họ tên, số điện thoại, địa chỉ, nơi cư trú; nếu người khởi kiện về tranh chấp đất đai là tổ chức, cơ quan thì cần ghi rõ tên, địa chỉ, số fax, số điện thoại của tổ chức, cơ quan đó, đồng thời ghi rõ tên đại diện cơ quan, tổ chức viết đơn khởi kiện (cần đảm bảo hợp pháp).

Ngoài ra, ghi thông tin đại diện hợp pháp của người khởi kiện nếu người khởi kiện là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên, người làm chủ hành vi nhận thức khó khăn.

Nếu muốn tòa án gửi thông báo về đơn khởi kiện đất đai hoặc muốn Tòa án liên hệ dễ dàng thì bạn nên ghi rõ địa chỉ thường trú của bản thân trong đơn.

Thông tin người khởi kiện trình bày rõ ràng

1.2.3. Thông tin người bị kiện

Trường hợp người bị kiện tranh chấp đất đai là cá nhân thì cần phải ghi rõ tên, địa chỉ, số điện thoại; trường hợp người bị khởi kiện tranh chấp đất là tổ chức, cơ quan thì cần ghi họ tên của người đại diện cơ quan, tổ chức này và địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó. Nếu bạn không nắm chắc thông tin về nơi làm việc, cư trú hay trụ sở chính của bên bị khởi kiện về tranh chấp đất thì ghi địa chỉ của bên bị kiện là nơi làm việc, cư trú hoặc có trụ sở cuối cùng.

Tính tới thời điểm khởi kiện, địa chỉ của người bị kiện là địa chỉ làm việc, cư trú hay trụ sở cuối cùng mà bên khởi kiện tranh chấp đất đai biết được mới nhất, đồng thời địa chỉ này cần phải có căn cứ chứng minh hoặc được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền.

1.2.4. Mục yêu cầu Tòa án

Người khởi kiện về tranh chấp đất đai cần ghi rõ nội dung sự việc tranh chấp đất đai như: Nguồn cơn dẫn tới tranh chấp đất đai, thời điểm diễn ra tranh chấp, thửa đất đang tranh chấp có vị trí ở đâu, trước khi gửi đơn khởi kiện tới Tòa án thì quá trình giải quyết tranh chấp thế nào, các bên liên quan tới việc tranh chấp thửa đất đưa ra quan điểm ra sao,... Từ đó, Tòa án sẽ nắm được các thông tin cơ bản về thửa đất và nội dung tranh chấp đất đai.

Nêu rõ yêu cầu mong muốn Tòa án giải quyết

Tiếp đó, bạn cần đưa ra yêu cầu muốn Tòa án giải quyết ra sao, phần này cần viết rõ ràng và ngắn gọn. Bạn không nên tránh đưa ra yêu cầu chung chung không cụ thể hay không nêu nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết sau khi trình bày sự việc, hay yêu cầu không thống nhất, trồng chéo có thể không được Tòa án giải quyết. Khi bạn xác định đúng yêu cầu khởi kiện thì vụ án tranh chấp đất đai của bạn sẽ có hướng giải quyết đúng đắn hơn.

1.2.5. Chứng cứ và danh mục tài liệu đi kèm đơn khởi kiện tranh chấp đất

Để chứng minh được yêu cầu của người khởi kiện, mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần có các chứng cứ, tài liệu nộp kèm. Khi có các tài liệu đi kèm, người khởi kiện cần ghi rõ các tài liệu đi kèm, tài liệu nào bản chính thì ghi bản chính, tài liệu nào bản sao thì cần ghi bảo sao.

Ngoài ra, trên giấy tờ và tài liệu sẽ có các số hiệu và cơ quan nhà nước cấp, cần phải ghi rõ những thông tin này.

1.2.6. Người viết đơn điểm chỉ, ký tên

Cuối cùng, khi đã hoàn thiện các thông tin, người làm đơn cần ký tên xác nhận vào lá đơn. Có thể điểm chỉ hoặc ký tên xác nhận vào lá đơn nếu người khởi kiện là cá nhân; người đại diện người khởi kiện ký tên, điểm chỉ nếu người đó là người mất năng lực hành vi dân sự, chưa thành niên, khó khăn trong việc nhận thức làm chủ hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Người viết đơn điểm chỉ hoặc ký tên xác nhận vào lá đơn

Nếu tổ chức, cơ quan khởi kiện về việc tranh chấp đất đai thì cần được ký tên bởi người đại diện hợp pháp của tổ chức, cơ quan đó, sau đó ghi rõ chức vụ mà mình đảm nhiệm và đóng dấu của tổ chức, cơ quan đó. Người làm chứng ký xác nhận nếu người khởi kiện không biết chữ.

2. Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai nộp ở đâu?

Theo quy định hiện hành, cơ quan giải quyết và có thẩm quyền tiếp nhận lá đơn khởi kiện về việc tranh chấp đất đai chính là tòa án, cụ thể:

- Tranh chấp về việc ai là người có quyền sử dụng đất: Việc tranh chấp này xảy ra khi muốn xác định được ai là người có quyền sử dụng toàn bộ hay một phần mảnh đất, gồm cả tranh chấp ranh giới ở các thửa đất liền kề như tranh chấp lối đi chung, tranh chấp đòi lại đất, khi đó thẩm quyền giải quyết lá đơn sẽ là Tòa án nơi mảnh đất tọa lạc.

- Trường hợp tranh chấp về nghĩa vụ, quyền lợi của những bên liên quan tới quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về di sản kế thừa sử dụng đất; tranh chấp về giao dịch liên quan tới quyền sử dụng đất như cho tặng đất, mua bán đất đai…; vợ chồng có đất là tài sản chung tranh chấp về quyền sử dụng…

Nơi nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Khi đó, loại tranh chấp đất đai này sẽ được Tòa án địa phương có lãnh thổ tranh chấp giải quyết. Cụ thể hơn, nếu người khởi kiện là cá nhân, nộp đơn tại Tòa án nơi người bị kiện làm việc, cư trú; nếu người khởi kiện là tổ chức, cơ quan thì giải quyết theo thủ tục về dân sự, thương mại, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh doanh trong Bộ luật đất đai 2013 trong Điều 26, Điều 28, Điều 30 và Điều 32. 

Trên đây là mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất mới nhất và cách viết chi tiết. Khi xảy ra tranh chấp về đất đai và các bên không thể hòa giải, thỏa thuận với nhau, thì để có thể đòi lại lợi ích hợp pháp và quyền lợi của mình về đất đai, bạn hoàn toàn có quyền làm đơn khởi kiện. Lá đơn cần phải trình bày rõ ràng về nội dung, hình thức và ghi rõ yêu cầu mà bạn muốn Tòa án giải quyết. Có như vậy, lá đơn của bạn mới đảm bảo hợp pháp và được giải quyết đúng hướng.

Mẫu giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu

Khi bạn muốn chấp thuận cho cá nhân được nhập hộ khẩu vào gia đình bạn thì cần soạn thảo mẫu giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu và nộp lên cơ quan có thẩm quyền. Truy cập bài viết bên dưới để hiểu rõ hơn về giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu nhé!

Mẫu giấy chấp thuận cho nhập hộ khẩu

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023