Trong các tổ chức, doanh nghiệp, công ty, công văn là mẫu văn bản được sử dụng phổ biến. Khi muốn trả lời góp ý vào một dự thảo nào đó, doanh nghiệp, tổ chức hay cá nhân cần sử dụng công văn để trả lời góp ý dự thảo. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách trình bày nội dung trong mẫu công văn này. Hiểu được điều này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin chi tiết về mẫu công văn trả lời góp ý dự thảo qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Trước khi biết được nội dung trong mẫu công văn trả lời góp ý dự thảo, để hiểu hơn về mẫu công văn này, chúng ta cùng tìm hiểu một số thông tin dưới đây nhé!
Dự thảo là một bản thảo được tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có thẩm quyền thực hiện trả lời, trình dự thảo, các giai đoạn trong dự thảo cần phải được tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp có thẩm quyền ban hành, thông qua.
Khái niệm dự thảo thông thường được sử dụng về một dự thảo luật nào đó cho tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp, cá nhân và những đối tượng này chuẩn bị các giai đoạn theo quy trình ban hành văn bản, có quyền trình tự dự án luật mà mình đã soạn thảo trước đó. Những dự thảo này cần phải thực hiện đúng theo quy định chặt chẽ của pháp luật để có thể thông qua, ban hành dự thảo sau khi Quốc hội xem xét.
Do đó, một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cần phải gửi những lời góp ý tới dự thảo để dự thảo có thể sửa đổi, bổ sung thông tin cần thiết, trở thành một văn bản chính thức theo quy định của pháp luật và các cơ quan tiếp nhận góp ý cần trả lời lại bằng công văn cho chủ thể đóng góp ý kiến.
Trong các đơn vị, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp hẳn không còn xa lạ với khái niệm công văn, đây là hình thức văn bản hành chính thông dụng được dùng phổ biến và đây chính là phương tiện giao tiếp chủ yếu, chính thức của cấp trên, cấp dưới trong cơ quan Nhà nước hay với các công dân.
Mẫu công văn trả lời góp ý dự thảo được soạn thảo khi một cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp nào đó muốn trả lời các đóng góp ý kiến cho dự thảo để cá nhân có thẩm quyền soạn thảo văn bản sửa đổi, bổ sung các thông tin, từ đó tạo nên một văn bản hoàn chỉnh nhất.
Công văn trả lời góp ý dự thảo cần đảm bảo đúng nội dung thông tin và cần chú ý một số yêu cầu như: Trong công văn chỉ có một mục đích, chủ đề duy nhất, cần nêu thuần nhất sự việc và cần phải rõ ràng, rành mạch; các ý tưởng cần phải viết bám sát với chủ đề, viết súc tích, ngắn gọn, sử dụng ngôn từ trang trọng, lịch sự có tính thuyết phục cao. Ngoài ra, công văn cần đảm bảo viết đúng thể thức văn bản theo quy định của pháp luật đưa ra.
Khi muốn soạn thảo công văn để trả lời góp ý dự thảo của các cá nhân, đơn vị, cơ quan, bạn cần phải đảm bảo nêu rõ nội dung trả lời góp ý, đồng ý hay không đồng ý với góp ý đó và thực hiện góp ý đó như thế nào. Để hiểu hơn về bố cục và nội dung lá đơn, bạn có thể tải về tại đây:
mau-cong-van-tham-gia-gop-y-du-thao-van-ban.doc
Giống như những công văn thông thường khác, công văn trả lời góp ý dự thảo cần phải có phần mở đầu gồm Quốc hiệu, Tiêu ngữ, thời gian, địa điểm viết đơn, nơi gửi lá đơn, số và ký hiệu lá đơn, trả lời góp ý về việc gì.
Trong đó, bạn cần chú ý tới cách trình bày thể thức văn bản như:
- Bên trái là tên đơn vị, cơ quan trả lời góp ý dự thảo, tức là cơ quan ban hành, cơ quan chủ quản công văn. Cùng với đó là số công văn, viết tắt của số công văn và ký hiệu của công văn. Đồng thời, mục bên dưới ký hiệu cần nêu rõ nội dung công văn, trả lời góp ý về việc gì, nêu tóm tắt mục đích viết công văn. Ví dụ: V/v trả lời góp ý về dự thảo, thông tư bổ sung về Luật giao thông đường bộ.
- Bên phải lá đơn là Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian và ngày tháng soạn thảo công văn.
- Phần “kính gửi” cần nêu rõ người nhận công văn, ghi rõ tên cá nhân, đơn vị, cơ quan, tổ chức nhận công văn.
Trong phần mở đầu, bạn cần lưu ý là nếu là công văn trả lời hướng dẫn thì ghi công văn hướng dẫn về nghiệp vụ, chuyên môn với cấp dưới; còn nếu là công văn đôn đốc thì thể hiện rõ việc đôn đốc cấp dưới, tránh những hoạt động chuyên môn thực hiện thiếu triệt để, hay chỉ ra những sai sót kịp thời cần phải khắc phục trong đời sống.
Nội dung của công văn cần ghi rõ thực hiện về việc gì, nêu rõ quan điểm, cạc giải quyết, thái độ của các cơ quan thực hiện gửi công văn. Các nội dung trong công văn cần ghi rõ 3 phần sau đây: viện dẫn rõ vấn đề, nêu rõ mình sẽ giải quyết thế nào và cuối cùng là kết luận vấn đề.
Các thông tin trả lời đóng góp cần rõ ràng, rành mạch, thể hiện rõ quan điểm, chính kiến của bản thân mình.
Cuối đơn, người soạn thảo công văn cần ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Nếu là phó giám đốc thì bên dưới tên cần ghi Phó giám đốc và ghi chữ viết tắt KT vào trước; còn nếu người ký là hành chánh văn phòng thì ghi chánh văn phòng bên dưới và ghi TL vào trước.
Công văn trả lời cũng cần ghi rõ nơi nhận công văn là gồm có địa chỉ như trên mẫu công văn và văn thư lưu trữ.
Đây là một mẫu công văn thuộc văn bản hành chính, do đó khi soạn thảo cần phải đảm bảo viết đúng yêu cầu đề ra, đúng với thể thức văn bản do cơ quan Nhà nước quy định.
Nội dung trong công văn trả lời góp ý cần rõ ràng, rành mạch, xoay quanh nội dung trả lời góp ý, viết ngắn gọn nhưng cần đầy đủ ý, súc tích. Công văn cũng cần ghi rõ người tiếp nhận, nơi ban hành công văn và nội dung trong mục đầu tiên cần tóm tắt việc soạn thảo công văn về vấn đề gì.
Bên cạnh đó, mẫu công văn cần viết đúng chính tả, ngay ngắn, đúng ngữ pháp và không có nội dung sai lệch.
Trên đây là cách viết mẫu công văn trả lời góp ý dự thảo cùng một số thông tin liên quan khác. Các cá nhân, cơ quan, tổ chức cần phải soạn thảo công văn trả lời góp ý dự thảo tới những ý kiến, góp ý, đóng góp về dự thảo và nêu rõ quan điểm của bản thân là có nhất trí, đồng ý với những ý kiến góp ý hay không. Cuối công văn, đừng quên ký, ghi rõ họ tên rõ ràng nhé!
Sổ đăng ký cổ đông có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong các công ty cổ phần. Truy cập bài viết bên dưới để hiểu hơn về mẫu sổ đăng ký cổ đông và một số thông tin liên quan khác nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023