Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm và cách viết chi tiết
Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm và cách viết chi tiết
Hiện nay, nhờ sự phát triển của internet, việc chuyển tiền qua các ngân hàng bằng các ứng dụng Internet Banking trở nên phổ biến vì tiện lợi và nhanh chóng. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện giao dịch, các cá nhân, tổ chức gặp phải một số sơ suất khiến việc chuyển nhầm tiền hay dư tiền vào tài khoản người khác. Lúc này, để lấy lại số tiền đã chuyển nhầm, bạn cần phải soạn thảo mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm. Cùng tìm hiểu mẫu công văn này qua bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, chuyển tiền dư được sử dụng khi muốn đề nghị đối tượng được chuyển tiền nhầm trả lại số tiền đã chuyển thừa vào tài khoản người đó. Cũng bởi hiện nay, việc chuyển tiền nhầm diễn ra khá phổ biến nên mẫu công văn này được sử dụng khá phổ biến, có vai trò quan trọng và ý nghĩa trong thực tiễn đời sống.
Mục đích lập ra mẫu công văn này để muốn rút lại tiền chuyển nhầm qua ngân hàng hay chuyển nhầm vào tài khoản, được thực hiện khi gặp phải những sự cố trong việc phát sinh các giao dịch thanh toán giữa các cá nhân hay giữa các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức. Hoặc khi chuyển tiền nhầm vào tài khoản của một người khác mà người này không phải người tham gia giao dịch hoặc chuyển số tiền lớn hơn số tiền phải thanh toán.
Mẫu công văn cần đảm bảo đầy đủ thông tin về thông tin người nhận tiền nhầm, tiền dư và đưa ra đề nghị để đối tượng đó trả lại số tiền dư này.
Để hiểu rõ bố cục, nội dung trong mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm, tiền dư, bạn có thể tải về mẫu đơn tại đây:
Cong-van-de-nghi-hoan-tra-tien-chuyen-nham-chuyen-tien-du.docx
Mở đầu mẫu công văn cần Quốc hiệu, Tiêu ngữ và tên văn bản là công văn, về việc đề nghị trả tiền chuyển nhầm. Nếu là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần ghi rõ thông tin về số và công văn góc trái lá đơn. Người nhận công văn chính là tên công ty, tổ chức hay cá nhân mà bạn chuyển nhầm số tiền.
Người chuyển tiền nhầm cần ghi rõ các thông tin của mình như: Tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở, mã số thuế, số điện thoại, số fax, người đại diện của công ty theo pháp luật, chức vụ của người đó…
Sau đó, bạn nêu rõ mục đích bản thân viết công văn này, trình bày mạch lạc, cụ thể và có thể đưa ra các căn cứ để chứng minh. Số tiền chuyển nhầm, chuyển dư cần ghi rõ số tiền thực tế được nhận và số tiền mà bạn chuyển nhầm, ghi bằng số và chữ. Trong trường hợp nếu chuyển nhầm số tài khoản, bạn chỉ cần ghi số tiền chuyển nhầm bằng chữ và số.
Tiếp đến, bạn đưa ra lời đề nghị cá nhân, tổ chức đó chuyển lại số tiền dư cho mình qua số tài khoản nào, ngân hàng nào, và số tiền là bao nhiêu.
Phần kết thúc bạn cần thể hiện thành ý, mong muốn rằng đối tượng đó sẽ hoàn trả lại tiền. Đừng quên cảm ơn và ghi rõ địa điểm, thời gian lập công văn này! Cuối cùng, cá nhân hay người đại diện của cơ quan tổ chức ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có) vào cuối công văn chuyển nhầm tiền.
Sau khi đã biết được cách viết mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm chi tiết, chúng ta cùng tìm hiểu khi nào nên soạn thảo mẫu công văn này nhé!
Lý do đầu tiên mà bạn cần soạn thảo công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm đó là chuyển sai tên người nhận. Đây là trường hợp xảy ra khá thường xuyên và phổ biến, tuy bạn đã nhập đúng số tài khoản, thế nhưng tên người nhận lại bị sai, điều này có thể khiến giao dịch không thực hiện thành công và chủ tài khoản sẽ được hoàn trả lại số tiền. Số tiền này có thể sẽ bị treo nếu sau vài ngày mà ngân hàng vẫn chưa liên hệ lại.
Phần tên nhập sai do người chuyển nhập tên sai hoặc do cấu trúc nhập tên không dấu của một số ngân hàng. Vậy nên hầu hết các ngân hàng hiện nay đã mặc định luôn tên người nhận ứng với số tài khoản đó.
Lý do thứ hai, có thể là bạn chuyển tiền sai số tài khoản thì cũng phải viết công văn này. Bởi các số tài khoản thường khá dài, chỉ cần sai một số có thể khiến người chuyển gửi nhầm tiền cho đối tượng khác, đôi khi hệ thống ngân hàng không yêu cầu nhập thêm tên nên dễ xảy ra sai sót, vì vậy cũng có thể bị chuyển nhầm.
Lý do thứ ba, bạn chọn sai tên ngân hàng thụ hưởng khiến tiền có thể bị trả nhầm cho dù cấu trúc số tài khoản ngân hàng giống nhau. Tuy số tiền gửi đúng số tài khoản, thế nhưng không đúng với ngân hàng của người nhận khiến họ không thể nhận được tiền.
Lý do thứ tư, bạn cần soạn thảo công văn đề nghị trả lại tiền chuyển nhầm khi chuyển nhầm số tiền. Tuy đúng với số tài khoản, tên người nhận và tên ngân hàng, thế nhưng bạn lại chuyển thừa một số 0 hoặc số nào đó dẫn tới số tiền bị sai lệch. Đôi khi, người gửi có thể không để ý khiến số tiền bị trả nhầm và việc này thường xuyên xảy ra.
Trường hợp bạn chẳng may chuyển tiền nhầm, bạn có thể thông báo với ngân hàng về sự cố mà bạn gặp phải bằng cách làm đơn tra soát gửi ngân hàng. Ngân hàng sẽ hỗ trợ bạn bằng việc liên lạc với người bị chuyển nhầm tiền, nếu người đó tự nguyện trả thì bạn hoàn toàn có thể lấy lại số tiền đã mất.
Tuy vậy, ngân hàng không được phép tiết lộ thông tin cá nhân của người nhận nhầm tiền cho người chuyển tiền nhầm theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cũng không được phép tự ý hoàn trả số tiền chuyển nhầm hay can thiệp vào số tài khoản người nhận nếu người nhận chưa đồng ý. Do đó, nếu người nhận không hợp tác trả lại tiền, bạn có thể nhờ tới công an để hỗ trợ đòi lại tiền.
Do đó, nếu bạn chuyển tiền nhầm cho người khác, nếu người nhận tự nguyện trả lại tiền thì bạn có thể lấy lại được số tiền đã nhầm hoặc bạn cũng có thể nhờ các cơ quan có thẩm quyền xử lý giao dịch chuyển nhầm giúp bạn theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số thông tin về mẫu công văn đề nghị hoàn trả tiền chuyển nhầm chi tiết cùng một số thông tin liên quan khác. Tuy chuyển tiền nhầm có thể lấy lại, nhưng xác suất bạn nhận lại số tiền là 50/50. Bên cạnh đó, các thủ tục đề nghị hoàn trả tiền nhầm khá phức tạp cũng như tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn. Do đó, khi thực hiện chuyển tiền cho một đối tượng nào đó, bạn cần phải kiểm tra kỹ tên người thụ hưởng, ngân hàng, số tài khoản và số tiền bằng số, bằng chữ nhé!
Để kiểm tra toàn bộ các giao dịch ngân hàng của một cá nhân, tổ chức, chúng ta thường sử dụng sổ phụ ngân hàng để liệt kê các giao dịch đã thực hiện. Thông thường, chỉ có doanh nghiệp đăng ký sao kê với ngân hàng, cá nhân có thể đăng ký hoặc không. Tuy nhiên, do cần kiểm tra giao dịch phát sinh nào đó, bạn cần sao kê sổ phụ ngân hàng thì cần phải soạn thảo mẫu đơn xin sao kê sổ phụ ngân hàng gửi tới ngân hàng mà bạn muốn sao kê. Truy cập đường link bên dưới để biết được thông tin về đơn xin sao kê sổ phụ ngân hàng nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023