Blog

Cách thiết lập mẫu biên bản bàn giao tài sản mới và chuẩn xác nhất

30/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân sự trước khi nghỉ việc cần thực hiện nghĩa vụ bàn giao tài sản được cấp phát lại cho công ty, tuy nhiên việc bàn giao này không thể thông qua lời nói mà phải có văn bản rõ ràng. Mẫu biên bản bàn giao tài sản chính là giấy tờ mà người lao động sắp nghỉ việc cần quan tâm. Vậy bạn đã biết cách trình bày mẫu biên bản này sao cho chuẩn nhất? Hãy để vieclam123.vn giúp bạn với những chia sẻ sau đây.

1. Bạn hiểu thế nào về mẫu biên bản bàn giao tài sản?

Mẫu biên bản bàn giao tài sản chính là một trong những văn bản quan trọng, có tần suất xuất hiện lớn trong doanh nghiệp. Trong đó nó thể hiện sự chuyển giao tài sản của các cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp với nhau.

Thông qua nội dung trong mẫu biên bản này, các bên sẽ dễ dàng thống kê các tài sản hiện có và nhanh chóng tiến hành xử lý theo quy định chung của Công ty phù hợp với quy định Pháp luật.

Sau khi tài sản được bàn giao thành công, cả 2 bên đều đồng ý và ký xác nhận vào biên bản bàn giao tài sản. Khi đó, bên nhận bàn giao sẽ có trách nhiệm sử dụng và bảo quản tài sản được bàn giao để phục vụ công việc tiếp nhận, còn bên bàn giao thì sẽ không còn trách nhiệm hay bất cứ liên quan gì tới tài sản đó.

Bạn hiểu thế nào về mẫu biên bản bàn giao tài sản?

Thông qua mẫu biên bản bàn giao tài sản, người mới thay thế sẽ hiểu rõ hơn về nhiệm vụ của mình, đồng thời đây cũng là căn cứ để giải quyết tranh chấp hay kiện tụng trước tòa nếu có phát sinh xảy ra liên quan tới tài sản đó.

Hiểu rõ về bản chất của mẫu biên bản bàn giao tài sản, vậy bạn có biết văn bản này được sử dụng trong những trường hợp nào không? Hãy cùng tôi khám phá ngay những thông tin liên quan ở nội dung bên dưới để làm rõ vấn đề này nhé.

Xem thêm: [DOWNLOAD NGAY] Mẫu biên bản bàn giao thiết bị mới nhất hiện nay

2. Biên bản bàn giao tài sản được sử dụng trong những trường hợp nào?

Hiểu được bản chất cũng như ý nghĩa của mẫu biên bản bàn giao tài sản bạn sẽ biết rõ những trường hợp nó được sử dụng.

Theo quy định Pháp luật, mẫu biên bản bàn giao sẽ được sử dụng trong những trường hợp sau đây:

- Cá nhân, tổ chức hoàn thành nhiệm vụ xây dựng hay mua sắm tài sản

- Cá nhân, tổ chức được người khác tặng, biếu, cho thuê, nhận góp vốn hoặc viện trợ,... sau đó tài sản được đưa vào sử dụng thực tế hay được bảo quản tại đơn vị khác.

Biên bản bàn giao tài sản được sử dụng trong những trường hợp nào?

- Cá nhân cần thiết lập biên bản bàn giao tài sản khi có ý định nghỉ việc tại doanh nghiệp hay tổ chức nào đó

- Thế chấp tài sản cũng cần biên bản bàn giao

- Mục đích bảo vệ các tài sản của Nhà nước, các cơ sở công như bệnh viện, trường học,...

Khi lập biên bản bàn giao, những người tham gia cần xác định rõ bản chất của tài sản cần bàn giao để thiết lập nội dung cho chuẩn xác.

3. Những lưu ý quan trọng khi viết mẫu biên bản bàn giao tài sản

Như đã nói ở trên, biên bản bàn giao tài sản là giấy tờ có giá trị pháp lý, có vai trò quan trọng khi các bên xảy ra tranh chấp. Vì vậy khi trình bày nội dung, người soạn thảo cần hết sức chú ý tới các yếu tố sau đây.

3.1. Trình bày đầy đủ các yếu tố cần thiết trong biên bản bàn giao

Trình bày đầy đủ các yếu tố cần thiết trong biên bản bàn giao

Mẫu biên bản bàn giao tài sản phải có đủ các thành phần tham gia như Quốc hiệu - Tiêu ngữ, Tiêu đề văn bản.

Ở nội dung chính, cần đề cập rõ thời gian, địa điểm tiến hành bàn giao. Bên cạnh đó, những thông tin về các thành viên tham gia cũng phải đầy đủ để đảm bảo tính hợp pháp của văn bản.

Trong biên bản bàn giao tài sản, cần nêu rõ trách nhiệm và cam kết của các bên với tài sản bàn giao. Cuối cùng là chữ ký các bên tham gia và người làm chứng về việc bàn giao.

3.2. Chú trọng nội dung với những thông tin chính xác và trung thực

Vì giá trị pháp lý cao cho nên mẫu biên bản bàn giao tài sản cần đảm bảo tiêu chí chính xác và trung thực tuyệt đối.

Mọi thông tin đưa ra cần được chi tiết hóa đồng thời cũng phải chính xác tuyệt đối. Một khi đã ký, các bên sẽ phải chịu trách nhiệm với những gì đã thỏa thuận và cam kết trong biên bản này, vậy nên hãy cẩn thận với chữ ký của mình bạn nhé.

Chú trọng nội dung với những thông tin chính xác và trung thực

Biên bản bàn giao tài sản không quá dài thế nhưng đòi hỏi từng chi tiết, từng nội dung đưa ra phải chính xác, trong quá trình làm biên bản, nếu phát hiện bất cứ sai sót hay có thắc mắc nào thì người soạn thảo có thể nêu ra để được giải đáp. Tránh trường hợp cứ trình bày sẽ dẫn đến những sai lệch đáng tiếc, gây ảnh hưởng cho những người liên quan.

Xem thêm: [CẬP NHẬT] Mẫu biên bản bàn giao mặt bằng nhà xưởng mới nhất hiện nay

4. Lập biên bản bàn giao tài sản cần tuân thủ theo quy trình nào?

Bạn có từng băn khoăn để lập mẫu biên bản bàn giao tài sản thì bạn phải tuân thủ theo những bước cơ bản nào? Sau đây sẽ là những gợi ý hữu ích giúp bạn thỏa mãn với những thắc mắc của mình.

4.1. Thống kê lại toàn bộ tài sản đang quản lý

Thống kê lại toàn bộ tài sản đang quản lý

Những tài sản cần bàn giao phải được thống kê chi tiết, theo đó người bàn giao cần thiết lập một danh sách cụ thể với từng hạng mục liên quan như Tên, số lượng tài sản, chủng loại, lý do cần bàn giao,...

Sau đó, tiến hành rà soát lại một lần nữa về tình trạng cũng như công năng của nó ở thời điểm hiện tại để chắc chắn mình cần bàn giao chúng cho công ty.

4.2. Kiến nghị vấn đề khó khăn liên quan tới tài sản lên cấp trên

Trong biên bản bàn giao cũng có thể xuất hiện những khó khăn, thách thức mà bạn gặp phải trong công việc khi sử dụng một số loại tài sản nhất định nào đó. Đương nhiên với những tài sản gây cản trở tới công việc thì bạn có thể thỏa sức đề xuất ý kiến và bày tỏ mong muốn bàn giao lại chúng cho công ty quản lý.

4.3. Tiến hành bàn giao và lập biên bản theo quy định công ty

Tiến hành bàn giao và lập biên bản theo quy định công ty

Khi được chấp thuận, bạn chỉ cần bàn giao và lập biên bản bàn giao đối với những tài sản không có nhu cầu sử dụng để công ty quản lý trực tiếp.

Theo đó, ngoài việc tự tạo mẫu trên các công cụ khác nhau thì bạn cũng có thể tải mẫu theo file tài liệu dưới đây:

bien-ban-ban-giao-tai-san.doc

Sử dụng những mẫu biên bản bàn giao tài sản có sẵn không những giúp bạn tiết kiệm thời gian mà còn thể hiện được sự chuyên nghiệp. Nếu như bạn chưa rõ về cách trình bày biên bản bàn giao thì có thể theo dõi những gợi ý về cách viết mà tôi chia sẻ bên dưới này nhé.

Xem thêm: Những thông tin liên quan đến mẫu biên bản bàn giao vật tư

5. Chi tiết một số mẫu biên bản bàn giao tài sản thường dùng phổ biến

5.1. Khám phá biên bản bàn giao tài sản doanh nghiệp

Trong biên bản bàn giao tài sản trong doanh nghiệp này, người soạn thảo phải chú ý đưa những nội dung cơ bản sau đây để văn bản được hoàn chỉnh:

- Thông tin phần đầu: Bao gồm Quốc hiệu - Tiêu ngữ, Tiêu đề văn bản, Thông tin về ngày tháng lập biên bản.

- Thông tin về các bên tham gia bàn giao: Gồm có Bên giao (Bên A), Bên nhận bàn giao (Bên B). Trong đó, với mỗi bên bạn cần thể hiện các thông tin như Họ tên, Chức danh công việc và Bộ phận quản lý

- Nội dung bàn giao: Các nội dung cần thể hiện gồm có Lý do cần bàn giao; Lập bảng thống kê chi tiết các tài sản được bàn giao (Tên tài sản, Số lượng, Tình trạng, Thành tiền và Chữ ký người nhận)

Khám phá biên bản bàn giao tài sản doanh nghiệp

- Tiếp theo là cam kết của bên bàn giao về việc giao đúng, đủ về số lượng cũng như chất lượng tài sản kèm theo ngày tháng bàn giao.

- Cuối cùng là chữ ký: Chữ ký sẽ bao gồm 2 bên tham gia bàn giao và 1 bên thứ 3 làm chứng.

Về cơ bản việc áp dụng theo mẫu này thì khá đơn giản, chỉ cần bỏ chút thời gian tìm hiểu là bạn có thể nhanh chóng hoàn thành mẫu biên bản bàn giao tài đúng chuẩn rồi.

5.2. Mẫu biên bản bàn giao và tiếp nhận tài sản công

Nếu như mẫu biên bản vừa xong có nội dung khá đơn giản thì ở mẫu này lại có sự phức tạp hơn.

Các thông tin cần xuất hiện trong biên bản bàn giao tài sản công bao gồm:

 - Thông tin mở đầu văn bản: Quốc hiệu - Tiêu ngữ, Tên biên bản và Các căn cứ liên quan tới việc lập biên bản bàn giao tài sản này.

- Thông tin các bên tham gia bàn giao và tiếp nhận tài sản công: Hãy trình bày thông qua các tiêu chí sau đây:

+) Họ tên Đại diện bên giao/Đại diện bên nhận/Đại diện bên chứng kiến

+) Chức vụ công việc

+)  Bộ phận quản lý

Mẫu biên bản bàn giao và tiếp nhận tài sản công

- Nội dung bàn giao và tiếp nhận: Cần thể hiện rõ Danh mục tài sản bàn giao (lập bảng thống kê chi tiết đối với các tài sản được bàn giao), Các hồ sơ quản lý có liên quan tới tài sản bàn giao, Trách nhiệm của các bên giao nhận và Ý kiến của các bên tham gia bàn giao/tiếp nhận

- Chữ ký: Đại diện các bên tham gia gồm có Bên A, Bên B, Bên chứng kiến ký và ghi rõ họ tên vào phần dành cho mình

Vậy là những thông tin hữu ích về mẫu biên bản bàn giao tài sản đã được làm rõ thông qua bài viết trên đây. Hy vọng rằng với những chia sẻ này từ vieclam123 bạn sẽ sớm hoàn thiện mẫu biên bản theo yêu cầu mà cấp trên giao phó.

Mẫu biên bản bàn giao công việc

Có rất nhiều thứ cần bàn giao khi thay đổi người tiếp quản, biên bản bàn giao tài sản bạn đã nắm rõ vậy mẫu biên bản bàn giao công việc bạn đã tìm hiểu chưa? Hãy dành chút thời gian để cùng vieclam123.vn khám phá những thông tin liên quan được chia sẻ ở bài viết dưới đây ngay nhé.

Mẫu biên bản bàn giao công việc

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023