Blog

Mẫu biên bản bàn giao công việc đơn giản, dễ viết nhất hiện nay

16/12/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Người lao động đến một lúc nào đó không còn cảm thấy hứng thú với công việc hiện tại thì họ có thể viết đơn xin nghỉ việc, tuy nhiên trước khi nghỉ thì họ phải lập biên bản và bàn giao lại toàn bộ những công việc dang dở hay trang thiết bị đã được cấp trước đó. Vậy bạn có biết mẫu biên bản bàn giao công việc được lập như thế nào? Nội dung ra sao?

Những ứng viên quan tâm có thể cập nhật câu trả lời chuẩn xác với nội dung bên dưới, đảm bảo bạn sẽ không thất vọng với những gì mà vieclam123.vn chia sẻ.

1. Mẫu biên bản bàn giao công việc có ý nghĩa gì?

Dù là nghỉ thai sản, chuyển công tác hay thôi việc thì người lao động vẫn phải tiến hành bàn giao lại phần công việc hiện tại của mình cho một người khác, người đó có thể là quản lý hoặc người thay thế vị trí của bạn.

Mẫu biên bản bàn giao sẽ được lập khi công tác bàn giao được diễn ra để đảm bảo công tác bàn giao diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Không ít người chưa thực sự hiểu rõ ý nghĩa của mẫu biên bản bàn giao công việc và sau đây sẽ là những gợi ý để bạn mở rộng thêm vốn kiến thức.

1.1. Bảo vệ quyền lợi cho các bên sau bàn giao

Bảo vệ quyền lợi cho các bên sau bàn giao

Biên bản bàn giao công việc là nơi để người lao động thống kê lại toàn bộ đầu việc còn dang dở, thống kê toàn bộ đồ dùng, công cụ dụng cụ được phát trước đó phục vụ cho công việc, thống kê lại toàn bộ tài liệu quan trọng liên quan tới nghiệp vụ mà họ đang nắm giữ.

Không phải tự dưng mà nó lại được ưa chuộng, nguyên nhân chính là:

Thứ nhất, dựa vào nội dung bàn giao, doanh nghiệp có thể yêu cầu người lao động nghỉ việc bồi thường thiệt hại khi thất thoát tài sản, hay dữ liệu bị rò rỉ ra bên ngoài.

Thứ hai, đảm bảo những tài liệu quan trọng liên quan tới công việc không bị xoá bỏ vì mục đích cá nhân nào đó.

Thứ ba, biên bản bàn giao công việc không cho phép cá nhân người lao động trưng dụng tài sản công ty làm của riêng.

Người nhận bàn giao sẽ kế thừa và chịu trách nhiệm toàn bộ với các tài liệu, nhiệm vụ được bàn giao.

Xem thêm: Biên bản bàn giao con dấu công ty và nội dung mới nhất hiện nay

1.2. Biên bản bàn giao thể hiện trách nhiệm của người bàn giao

Biên bản bàn giao thể hiện trách nhiệm của người bàn giao

Bạn sẽ cho quản lý của mình biết bạn là một người có đầy tinh thần trách nhiệm chỉ với mẫu biên bản bàn giao trước khi nghỉ việc.

Đương nhiên hành động này sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng quản lý và đồng nghiệp của bạn. Quá trình xin nghỉ của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn nếu thực hiện tốt điều này.

Bên cạnh đó, không phải người thay thế nào cũng nhanh chóng tiếp thu nhiệm vụ mới và thực hiện nó một cách xuất sắc, vì vậy nếu trong biên bản bàn giao công việc có trình bày đầy đủ nội dung các công việc phải làm cùng với những phương pháp thực hiện hiệu quả thì đó là điều tuyệt vời, bạn sẽ khiến các nhà quản lý của mình phải bất ngờ đấy.

Người tiếp nhận bàn giao cũng sẽ biết ơn vì những chỉ dẫn chi tiết và cụ thể trong biên bản bàn giao công việc của bạn, có nghĩa là bạn đang làm một việc vô cùng ý nghĩa, bạn cảm thấy vui vì điều đó chứ?

1.3. Lập biên bản bàn giao công việc là thực hiện đúng quy trình

Lập biên bản bàn giao công việc là thực hiện đúng quy trình

Không chỉ dừng lại ở 2 ý nghĩa nêu trên, việc lập biên bản bàn giao công việc còn là một yêu cầu bắt buộc đối với người lao động nghỉ việc, được quy định bởi doanh nghiệp.

Theo đó, quy trình này phải được diễn ra một cách nghiêm túc, có sự tham gia của cả bên bàn giao và bên nhận bàn giao nhằm hạn chế khó khăn cho người tiếp nhận.

2. Biên bản bàn giao công việc cần đáp ứng yêu cầu gì khi lập?

Mặc dù mẫu biên bản bàn giao công việc là do chính người lao động lập ra tuy nhiên không phải muốn lập như thế nào cũng được. Sẽ có những yêu cầu cơ bản để theo đó bạn lập thành nội dung đúng và chuẩn xác, theo dõi xem đó là những yêu cầu gì nhé:

Thứ nhất, biên bản bàn giao công việc phải thể hiện rõ ràng thời gian, địa điểm diễn ra công tác bàn giao.

Thứ hai, trong biên bản phải có đầy đủ thông tin của bên bàn giao và bên nhận bàn giao.

Biên bản bàn giao công việc cần đáp ứng yêu cầu gì khi lập?

Thứ ba, nội dung bàn giao là chi tiết quan trọng, trong đó có các yếu tố như: Tài khoản công ty cấp, công cụ dụng cụ, văn phòng phẩm, tài liệu được cấp, hồ sơ các dự án đang thực hiện kèm theo tình hình của chúng,...

Thứ tư, kết thúc biên bản bàn giao công việc phải có chữ ký của cả 2 bên, ngoài ra còn cần bên thứ 3 làm chứng nữa.

Để công tác bàn giao công việc diễn ra nhanh chóng, người bàn giao nên soạn thảo sẵn các nội dung công việc cần bàn giao, đồng thời thiết lập kế hoạch hướng dẫn người mới để họ tiếp thu một cách hiệu quả nhất.

3. Nội dung mẫu biên bản bàn giao công việc chi tiết

Biên bản bàn giao là mẫu văn bản hành chính có giá trị pháp lý tương đối cao, vì thế khi trình bày không được phép để ra sai sót dù là chi tiết nhỏ nhất. Nếu bạn đang băn khoăn về cách trình bày nội dung như thế nào cho hợp lệ vậy thì đừng bỏ qua phần hướng dẫn sau đây nhé:

- Quốc hiệu và Tiêu ngữ, Tên biên bản là những yếu tố không thể thiếu khi bắt đầu mẫu biên bản bàn giao công việc.

- Tiếp theo là ngày tháng năm tiến hành bàn giao: Bạn chỉ cần nhìn lịch xem hôm bàn giao là ngày bao nhiêu rồi ghi rõ vào là được. Nhớ đừng quên địa điểm tiến hành bàn giao công việc vì đó là chi tiết khá quan trọng.

- Trình bày đầy đủ thông tin của bên bàn giao và bên tiếp nhận bàn giao bao gồm: Họ tên đầy đủ, mã nhân viên, chức vụ nhân viên và bộ phận quản lý.

- Nêu lý do xuất hiện mẫu biên bản bàn giao công việc này: Có thể là do bị điều chuyển công tác, nghỉ thai sản hoặc thôi việc,...

Nội dung mẫu biên bản bàn giao công việc chi tiết

- Trình bày nội dung bàn giao công việc: Đây là phần khá quan trọng và bạn phải chú ý đặc biệt khi viết biên bản bàn giao công việc. Nêu ra các đầu việc, các dự án và kế hoạch sau đó thống kê tình trạng của chúng xem đã được hoàn thành hay chưa, nếu chưa thì tỷ lệ còn lại là bao nhiêu. Thống kê toàn bộ những kết quả đạt được, những đầu việc còn dang dở kèm theo phương án dự kiến thực hiện,...

- Phần ký tên xác nhận: Cả người bàn giao và người tiếp nhận bàn giao sẽ cùng ký tên vào cuối biên bản, lưu ý ký đúng vào phần dành cho mình để kết thúc quy trình bàn giao tốt đẹp nhé.

Biên bản bàn giao sau khi được lập thành công sẽ được in thành 3 bản, trong đó mỗi bên sẽ giữ 1 bản, còn 1 bản thì do doanh nghiệp giữ để làm bằng chứng nếu có phát sinh tranh chấp hay kiện tụng sau này.

Xem thêm: [DOWNLOAD] Mẫu biên bản bàn giao hồ sơ mới nhất hiện nay

4. Lưu ý cần nhớ khi viết lập biên bản bàn giao công việc

Trong số chúng ta ở đây có ai đang nhầm lẫn khi nghỉ việc chỉ cần lập biên bản bàn giao công việc là xong? Nếu vậy thì bạn cần đính chính lại thông tin ngay và luôn nhé.

Thực ra, biên bản bàn giao công việc chỉ là một thủ tục nằm trong quá trình xin nghỉ việc của người lao động, do đó muốn được duyệt yêu cầu nghỉ thì bạn phải viết đơn xin nghỉ việc và gửi tới lãnh đạo quản lý trực tiếp của mình.

Trong quá trình bàn giao công việc, nên hợp tác vui vẻ, tránh vì những bức xúc hay thù hận cá nhân mà làm ảnh hưởng tới quá trình tiếp nhận nhiệm vụ mới của người thay thế. Làm như vậy quá trình được duyệt của bạn sẽ kéo dài hơn so với dự định đấy nhé.

Lưu ý cần nhớ khi viết lập biên bản bàn giao công việc

Khi thông báo và nộp đơn xin thôi việc đúng quy định, đúng thời gian cho phép, người lao động sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi của mình. Vậy nên hãy chấp hành nghiêm túc quy định của công ty bạn nhé.

Tin chắc, những ai có ý định nghỉ việc đang rất vui mừng vì đọc được những chia sẻ về cách viết mẫu biên bản bàn giao công việc này. Chúc bạn viết một lần là thành công, yêu cầu thôi việc nhanh chóng được chấp thuận để bắt đầu một cơ hội mới.

Biên bản bàn giao con dấu công ty chuẩn nhất

Nếu bạn là lãnh đạo cấp cao, trong tay đang nắm giữ quyền quản lý con dấu nào đó thì khi nghỉ việc cũng phải làm biên bản bàn giao con dấu công ty theo quy định đấy nhé. Nếu bạn chưa từng làm điều này vậy thì tham khảo ngay bài viết của vieclam123.vn và cập nhật thông tin bổ ích cho mình thôi.

Biên bản bàn giao con dấu công ty

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023