Không chỉ sau mỗi lần mắc lỗi, bản kiểm điểm học sinh còn được sử dụng vào mỗi khi kết thúc học kỳ hoặc cuối năm học. Vậy theo bạn hiện nay phụ huynh đã hiểu đúng về mẫu giấy tờ này chưa? Mẫu bản kiểm điểm học sinh thực chất là gì và đâu là cách viết hoàn chỉnh? Cập nhật bài viết sau đây để nắm trong tay những thông tin mình đang thắc mắc nhé.
MỤC LỤC
Mẫu bản kiểm điểm học sinh là giấy tờ do chính tay học sinh viết, có thể theo mẫu hoặc tự biên soạn để nói về sự việc đã xảy ra trong khoảng thời gian trước đó theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm.
Nói một cách khác, bản kiểm điểm học sinh sẽ được viết khi học sinh mắc lỗi, hoặc thời điểm kết thúc học kỳ, kết thúc năm học để tổng hợp lại tất cả những hành vi mà bản thân mình đã làm.
Có không ít phụ huynh học sinh vẫn lầm tưởng rằng mẫu bản kiểm điểm này chỉ dành cho những học sinh cá biệt, thường xuyên phạm lỗi, vi phạm nội quy của trường lớp nhưng sự thật thì không phải.
Mẫu bản kiểm điểm dành cho học sinh hiện có 2 loại bao gồm:
- Loại 1: Bản kiểm điểm dùng tổng hợp lại tất cả những hành vi mắc lỗi của học sinh. Từ đó học sinh sẽ tự rút ra bài học cho bản thân mình để lần sau không mắc phải.
- Loại 2: Bản kiểm điểm được viết vào thời điểm cuối học kỳ và cuối năm. Mục đích để tổng kết lại những gì mà học sinh đạt được và những gì chưa đạt được.
Xem thêm: Khám phá chi tiết mẫu viết bản tường trình chuẩn nhất hiện nay
Nhìn chung, dù là bản kiểm điểm theo loại nào thì nó vẫn có mục đích chung là tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm cho lần sau. Biết những điểm hạn chế của bản thân, học sinh sẽ tìm ra cách để khiến bản thân của mình tốt hơn.
Riêng với bản kiểm điểm dành cho học sinh cá biệt (hay bản kiểm điểm khi mắc lỗi), mục đích viết bản kiểm điểm vừa là để răn đe, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá, nhận xét học sinh vào cuối kỳ hoặc cuối năm học. Cụ thể, những học sinh thường xuyên phải viết bản kiểm điểm cho sai lầm của mình sẽ ảnh hưởng tới hạnh kiểm, đương nhiên hạnh kiểm sẽ ảnh hưởng tới thi đua của toàn năm học.
Dù có muốn hay không, khi có yêu cầu học sinh vẫn phải viết bản kiểm điểm một cách hoàn chỉnh. Nếu chưa biết cách, hãy tham khảo những hướng dẫn bên dưới này nhé.
Hầu hết tất cả các văn bản hành chính nói chung hay bản kiểm điểm dành cho học sinh nói riêng đều có chung cấu trúc ở phần mở đầu. Cụ thể, các yếu tố như Quốc hiệu - Tiêu ngữ, Tiêu đề văn bản hay mục Kính gửi tới người tiếp nhận không thể nào vắng mặt.
Tất cả các yếu tố này cần được thể hiện theo đúng quy tắc trình bày trong văn bản nếu như học sinh tự soạn thảo, hoặc nếu là viết tay thì cần đảm bảo các tiêu chí như ngắn gọn, súc tích, sạch sẽ hay chữ viết dễ nhìn,...
Mở đầu bản kiểm điểm học sinh khá đơn giản đúng không nào, sau khi kết thúc phần này bạn có thể theo dõi cách trình bày phần nội dung chính với phần tiếp theo nhé.
Ở phần nội dung, học sinh cần trình bày rõ ràng một số thông tin cơ bản về mình. Trong đó có Họ tên đầy đủ, Lớp học hiện tại và Năm học cụ thể. Đừng quên ghi rõ ngày tháng năm sinh, Địa chỉ thường trú và Họ tên cha/mẹ/Người đỡ đầu.
Thông tin về bản thân học sinh khá quan trọng bởi đây chính là đối tượng chính mà văn bản này hướng tới. Nếu mọi thứ không rõ ràng, nhà trường sẽ chẳng biết học sinh viết kiểm điểm là ai, đang được thầy cô nào quản lý. Điều này ảnh hưởng tới quá trình xét thi đua cuối kỳ hoặc cuối năm.
Bản kiểm điểm dành cho học sinh đương nhiên sẽ phải có nội dung kiểm điểm, vậy bạn đã biết cách viết phần này như thế nào chưa?
Có 2 trường hợp là học sinh mắc lỗi và trường hợp viết kiểm điểm cuối năm theo yêu cầu của giáo viên chủ nhiệm. Vậy cách viết đối với từng trường hợp cụ thể sẽ được gợi ý bên dưới, mời bạn theo dõi:
Trường hợp 1: Dành cho học sinh cá biệt phạm lỗi
“Nay em viết bản kiểm điểm này xin trình bày một số khuyết điểm như sau:
- Trong lớp em đã không chăm chú nghe giảng, ngược lại còn gây mất tập trung đối với các bạn xung quanh.
- Không làm bài tập về nhà theo theo yêu cầu của cô giáo bộ môn Hoá, dẫn đến nhận về điểm kém.
- …
Với những vi phạm và khuyết điểm nêu trên, em xin chịu mọi hình phạt của thầy cô và Ban Giám hiệu nhà trường. Em xin hứa lần sau sẽ không vi phạm những lỗi tương tự nữa.”
Trường hợp 2: Dành cho học sinh viết kiểm điểm cuối kỳ hoặc cuối năm học
“Em viết bản kiểm điểm này xin rút ra một số nhược điểm của bản thân mình trong năm học vừa qua như sau:
- Chưa thực sự cố gắng và nỗ lực hết mình cho những môn học phụ
- Chưa thực sự chú tâm nghe giảng tất cả các giờ trên lớp dẫn đến việc chưa hiểu sâu kiến thức bài học
- Thỉnh thoảng còn đi học muộn
Với những khuyết điểm nêu trên, em nhất định sẽ cố gắng khắc phục để tiến bộ hơn trong năm học mới.”
Nếu có cách viết nào ấn tượng hơn, hãy tự sáng tạo và trình bày để hoàn chỉnh nội dung bản kiểm điểm của mình. Kết thúc nội dung, hãy cùng tôi chuyển qua phần hướng dẫn viết phần kết nhé.
Ở phần cuối văn bản, học sinh để lại chữ ký của mình đồng thời trình bày thêm mục chữ ký dành cho phụ huynh học sinh ngay bên cạnh. Sở dĩ phải có chữ ký của phụ huynh là vì mọi hoạt động của con cha mẹ cần phải nắm được và kiểm soát.
Cho nên, những bạn học sinh cá biệt thường xuyên mắc lỗi hay phạm quy thì nên chú ý. Hạn chế tối đa việc gây ra lỗi khiến bố mẹ phiền lòng.
Xem thêm: Bạn có biết phiếu điều tra học sinh có thông tin như thế nào?
Mặc dù nội dung không quá dài song mẫu bản kiểm điểm học sinh vẫn cần đảm bảo các tiêu chí cơ bản, cụ thể như sau:
Điều mà nhà trường và giáo viên quan tâm nhất trong bản kiểm điểm học sinh chính là vấn đề kiểm điểm. Do đó học sinh nhất định phải viết tường tận, rõ ràng các vấn đề liên quan tới sự việc cần kiểm điểm để người tiếp nhận nắm bắt rõ.
Đặc biệt những học sinh thường xuyên mắc lỗi, vi phạm nội quy nhà trường cần trình bày một cách chi tiết, chính xác và trung thực về việc dẫn đến kiểm điểm. Từ đó thầy cô và phía Ban Giám hiệu nhà trường sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp.
Hình thức trình bày được xem là phần xác của bản kiểm điểm, do đó mỗi học sinh khi viết văn bản này cần lưu ý trình bày khoa học, chính xác để đạt hiệu quả nhất định.
Với những lỗi cơ bản như sai chính tả, nội dung dài dòng lan man, không đúng trọng tâm cần kiểm điểm,... phải được khắc phục. Nếu viết không đúng, rất có thể thầy cô sẽ yêu cầu bạn phải viết lại cho đến khi đạt yêu cầu.
Biểu mẫu dưới đây cung cấp thông tin chi tiết về nội dung cũng như hình thức trình bày bản kiểm điểm học sinh, nếu có nhu cầu bạn hãy tham khảo ngay nhé:
mau-ban-kiem-diem-hoc-sinh.doc
ban-kiem-diem-hoc-sinh-moi-nhat.docx
Như vậy, mẫu bản kiểm điểm học sinh cùng cách viết hiệu quả đã được chia sẻ bởi vieclam123.vn. Mong rằng tất cả những kiến thức bổ ích này sẽ hữu ích đối với mỗi bạn học sinh trong học tập.
Hiện nay, hầu hết các nhà trường cấp phổ thông đều chỉ đồng ý cho học sinh đi học thêm khi có đơn đăng ký nguyện vọng. Theo đó, mỗi học sinh có nhu cầu đi học thêm đều phải viết đơn và gửi lên Ban Giám hiệu để được xem xét. Vậy bạn có biết mẫu đơn xin học thêm được viết như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu tường tận nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023