Blog

M&A là gì? Những thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất

29/09/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

M&A là từ viết tắt của hai từ tiếng Anh Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại), được hiểu là hoạt động của doanh nghiệp muốn giành quyền kiểm soát đối với doanh nghiệp khác. Cùng tìm hiểu rõ về hoạt động này cũng như những thương vụ M&A đình đám nhất qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. M&A là gì?

1.1. M&A là gì? 

M&A là viết tắt của hai từ tiếng Anh là Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (Mua lại), dùng để chỉ hoạt động giành quyền kiểm soát của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác thông qua hình thức sáp nhập hoặc mua lại cổ phần của một doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ sở hữu toàn bộ tài sản, những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập. Hai doanh nghiệp liên kết với nhau vì lợi ích chung.

  • Mergers (sáp nhập): là sự liên kết của những doanh nghiệp có cùng quy mô vào thành một công ty có tư cách pháp nhân mới. Doanh nghiệp sáp nhập sẽ nhận được toàn bộ lợi ích của công ty, doanh nghiệp bị sáp nhập.

  • Acquisitions (Mua lại): Doanh nghiệp lớn sẽ mua lại những doanh nghiệp nhỏ và vẫn tồn tại dưới tư cách pháp nhân cũ. Doanh nghiệp bị mua lại sẽ thuộc toàn quyền sở hữu của doanh nghiệp mua lại.

Nhìn chung, doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lại cổ phần của doanh nghiệp khác sẽ có được quyền kiểm soát tới các hoạt động của doanh nghiệp đó. 

Về nguyên tắc M&A, để tiến hành mua lại và sáp nhập một công ty, doanh nghiệp phải tạo ra được những giá trị mới, giá trị mới đó phải lớn hơn giá trị hiện tại của doanh nghiệp, sức mạnh cạnh tranh trên thị trường phải tăng lên, đạt được hiệu quả về lợi nhuận, đồng thời tiết kiệm được chi phí vận hành.

1.2. Lợi ích của M&A

Khi thực hiện thương vụ M&A, doanh nghiệp có thể đạt được những lợi ích to lớn trong việc cải thiện tình hình tài chính, cùng cố địa vị trên thị trường, giảm thiểu được những khoản chi phí ngắn hạn, tận dụng được quy mô dài hạn.

Trong việc cải thiện tình hình tài chính, doanh nghiệp thực hiện M&A có thể tăng thêm sử dụng vốn, tăng khả năng tiếp cận thêm nguồn vốn, chia sẻ rủi ro và tăng cường tính minh bạch.

Thực hiện thu mua, sáp nhập cũng giúp doanh nghiệp tăng thị phần trên thị trường, tăng lượng khách hàng tiềm năng, tận dụng được khả năng bán chéo dịch vụ, tạo được cơ hội kinh doanh mới và nâng cao năng lực cạnh tranh so với đối thủ.

Khi thực hiện M&A, doanh nghiệp cũng giảm thiểu được chi phí ngắn hạn như chi phí vận chuyển, chi phí hoạt động hay chi phí hành chính quản lý, giảm thiểu chi phí chung cho từng đơn vị sản phẩm, giảm thiểu chi phí mua nguyên liệu bởi doanh nghiệp có thể mua với số lượng lớn. Đồng thời, bên mua cũng tối ưu hóa kết quả đầu tư công nghệ, tận dụng kinh nghiệm của các bên để phát triển nhanh chóng.

1.3. Cân nhắc của bên mua

Để có thể thực hiện thương vụ M&A thành công, cả hai bên mua và bên bán cần có những tính toán riêng để có thể tối đa hóa lợi ích. Một số điểm mà bên mua cần cân nhắc trước khi đưa ra quyết định M&A bao gồm:

  • Cân nhắc về khách hàng và thị phần có thể giành được

  • Khả năng mở rộng về mặt địa lí và lãnh thổ kinh doanh

  • Tiếp cận được công nghệ và quy trình sản xuất mới

  • Lợi ích về mặt thương hiệu

  • Lợi ích về nhân sự, cán bộ và nhân viên của công ty bán có kinh nghiệm làm việc, hiểu biết về chuyên môn cao.

  • Giảm được chi phí sản xuất

1.4. Cân nhắc của bên bán

Đối với bên bán, khi hoạt động kinh doanh đang có dấu hiệu suy thoái, cần tính toán kỹ lưỡng về thời điểm thực hiện bán trên thị trường để tối đa hóa hiệu quả đầu tư. Một số yếu tố sau đây sẽ quyết định đến hoạt động bán của doanh nghiệp:

  • Chu kỳ ngành: mỗi ngành khác nhau lại có chu kỳ ngành khác nhau, cần tính toán chu kỳ ngành cũng như thời điểm thị trường để lựa chọn được thời điểm tốt nhất.

  • Chạm đỉnh: Trong quá trình phát triển, nhiều doanh nghiệp sẽ cán mốc giới hạn thành công, có thể thu được nhiều lợi nhuận, tuy nhiên lại không thể tiếp tục mở rộng thị trường. Khi đó, lựa chọn bán là một phương án hấp dẫn để những công ty lớn hơn có thể tận dụng và phát huy lợi thế của công ty nhỏ để phát triển rộng hơn.

  • Gặp bất lợi: Khi công ty đang có dấu hiệu suy giảm, thậm chí có thể rơi vào tình trạng suy giảm mãi mãi. Sự suy giảm đó có thể đến từ nhiều yếu tố như chính sách pháp lý, đội ngũ quản lý của công ty,....Khi gặp suy thoái, lựa chọn bán được xem là quyết định sáng suốt.

  • Tiền mặt: Người sáng lập công ty sẽ quyết định bán “đứa con” của mình bởi động lực tài chính ảnh hưởng tới cuộc sống của họ. Khi thấy công ty đã qua giai đoạn phát triển mạnh và đang phát triển chậm lại thì cần bán để giảm thiểu rủi ro, tăng lợi ích, hoàn vốn và có thể thực hiện tái đầu tư vào những công ty chỉ mới đang phát triển ở giai đoạn đầu.

2. Các hình thức M&A là gì?

Việc sáp nhập hay mua lại các doanh nghiệp có thể được phân chia thành 3 loại dựa theo tính chất của việc sáp nhập. Ba hình thức M&A là:

  • M&A theo chiều ngang

  • M&A theo chiều dọc

  • M&A kết hợp

2.1. M&A theo chiều ngang

Hình thức sáp nhập và mua lại theo chiều ngang là sự kết hợp của những doanh nghiệp cùng cung cấp những sản phẩm và mặt hàng giống nhau, cùng ngành và cùng giai đoạn sản xuất.

Lợi ích của hình thức sáp nhập và mua lại theo chiều ngang chính là việc doanh nghiệp có thể loại bỏ bớt đối thủ cạnh tranh, tăng thị phần trên thị trường, từ đó có thể tăng lợi nhuận. 

2.2. M&A theo chiều dọc

M&A theo chiều dọc tức là sự kết hợp của công ty, doanh nghiệp cùng ngành nhưng khác nhau trong giai đoạn sản xuất. Hình thức sáp nhập này được thực hiện để đảm bảo doanh nghiệp có thể cung cấp đủ sản phẩm và mặt hàng cho thị trường tiêu thụ. Sáp nhập theo chiều dọc đồng thời cũng giúp doanh nghiệp loại bỏ được đối thủ cạnh tranh, nâng cao doanh thu và giảm chi phí trung gian.

2.3. M&A kết hợp

Sáp nhập kết hợp là hình thức mua bán, sáp nhập các tập đoàn cùng hướng tới một đối tượng khách hàng nhưng cung cấp những sản phẩm và dịch vụ khác nhau trong cùng một ngành. Những sản phẩm, dịch vụ của các công ty sáp nhập sẽ bổ sung, tương trợ lẫn nhau tạo nên sự thuận lợi cho người tiêu dùng từ đó được người tiêu dùng ưa chuộng hơn.

3. Quy trình M&A là gì?

Để có thể thực hiện hoạt động mua bán và sáp nhập, doanh nghiệp cần có sự tính toán kỹ lưỡng, cẩn thận về những lợi ích có thể nhận được cũng như rủi ro có thể xảy ra. Thông thường, quy trình thực hiện M&A sẽ được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Xây dựng chiến lược và xác định mục tiêu M&A tiềm năng

Trước khi thực hiện hoạt động M&A, Giám đốc doanh nghiệp cần phải xây dựng chiến lược rõ ràng và xác định được chính xác điều họ mong muốn là gì, những lợi ích mà doanh nghiệp sẽ đạt được khi sáp nhập hay mua lại doanh nghiệp khác.

Bước 2: Phân tích và định giá

Khi muốn thực hiện M&A, doanh nghiệp cần xác định được các công ty mục tiêu tiềm năng dựa trên các tiêu chí như lợi nhuận, vị trí địa lí, tập khách hàng tiềm năng.

Công ty mục tiêu trước tiên phải hoạt động trên lĩnh vực phù hợp với định hướng phát triển của bên mua, đây có thể là công ty cùng ngành để thực hiện M&A theo chiều ngang, công ty cùng ngành nhưng khác quy trình sản xuất để thực hiện M&A theo chiều dọc, hay những công ty sản xuất sản phẩm bổ sung, hỗ trợ cho sản phẩm của doanh nghiệp để đem đến sự thuận tiện cho khách hàng.

Công ty mục tiêu cũng là công ty có nguồn khách hàng tiềm năng và có thị phần nhất định trên thị trường để bên mua có thể thực hiện mục tiêu thâu tóm thị trường. Thêm vào đó, công ty được sáp nhập hoặc thu mua cần phải có những lợi thế về công nghệ, nhân sự, kinh nghiệm quản lý để bên mua cá thể giảm được chi phí đầu tư và đào tạo khi thực hiện thương vụ M&A.

Bước 3: Đàm phán, thẩm định, thực hiện hợp đồng

Sau khi bên mua xác định được đối tượng mục tiêu, công ty thu mua cần phải có những thẩm định đặc biệt và định giá phù hợp. Trong quá trình ký kết, bên mua và bên bán cần phải đàm phán để thẩm định giá trị của bên mua. Thông thường, hai bên mua và bên bán sẽ thuê một đơn vị giá độc lập để thực hiện quy trình định giá này.

Sau khi đã định giá, hai bên thực hiện hợp đồng minh bạch, dữ liệu đầy đủ các tình huống có thể xảy ra sau khi thực hiện M&A. Hai bên cần có những cam kết rõ ràng về pháp lý, tài chính, lao động, quản lý hay phát triển thị trường. Hợp đồng cũng cần phải dự liệu những trường hợp có thể xảy ra sau M&A và nêu rõ cách để xử lý hậu quả. 

4. Giải quyết vấn đề sau M&A

Sau khi thực hiện quy trình mua bán và sáp nhập, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với hai vấn đề lớn là khách hàng và thị trường để có thể nhanh chóng ổn định lại. Chắc chắn hai doanh nghiệp trước khi được sáp nhập hoặc mua lại có những khác biệt lớn trong giá trị sản phẩm, hệ thống phân phối, nhân lực và văn hóa trong doanh nghiệp. Một số phương pháp mà doanh nghiệp cần thực hiện ngay sau khi thực hiện M&A là:

4.1. Minh bạch truyền thông

Trước khi thực hiện hoạt động M&A với bất kì một công ty, doanh nghiệp nào, công ty lớn cần minh bạch truyền thông trên các phương tiện thông tin nội bộ lẫn truyền thông bên ngoài để tránh khủng hoảng truyền thông. Đối tác của công ty sắp trở thành M&A cũng như nhân viên trong công ty cần được biết về thực trạng này để chuẩn bị cho mọi sự thay đổi. 

4.2. Điều chỉnh nhân sự và quy trình làm việc

Nhân sự và quy trình làm việc của hai công ty cần có sự điều chỉnh thiện chí để tránh xung đột. Ở giai đoạn này thì hai yếu tố con người (people) và quy trình (process) là hai yếu tố được quan tâm nhất thay vì những yếu tố khác trong chiến lược marketing như địa điểm (place), giá cả (price), sản phẩm (product) hay tiếp thị (promotion).

4.3. Thống nhất chiến lược thương hiệu

Do sáp nhập hai doanh nghiệp nên doanh nghiệp sáp nhập cũng cần định vị lại thương hiệu sau M&A. Cần phải tìm ra giá trị cốt lõi của thương hiệu, xây dựng lại hệ thống nhận dạng thương hiệu và tăng cường truyền thông để tăng khả năng nhận diện của khách hàng.

5. Những thương vụ M&A lớn nhất

5.1. Thương vụ M&A trong ngành khách sạn tại Việt Nam

Một số thương vụ mua bán và sáp nhập lớn nhất trong ngành khách sạn ở Việt Nam có thể kể đến như:

1. Công ty điện tử Hanel Hà Nội mua lại 70% cổ phần khách sạn 5 sao Deawoo

2. Tập đoàn BRG mua lại khách sạn Hilton Opera Hà Nội

3. Tập đoàn Sovico mua lại khu resort 5 sao Furama Đà Nẵng, Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.

4. Công ty CP Du lịch Thiên Minh mua lại hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng ở Victoria ở Việt Nam và Campuchia

5. Mường Thanh mua lại khách sạn Phương Đông

5.2. Thương vụ M&A trong ngành nước giải khát

Thương vụ M&A trong ngành nước giải khát có thể kể đến như  thương vụ giữa ThaiBev (công ty nước giải khát lớn của Đông Nam Á, đồ nước giải khát lớn nhất Thái Lan) với tổng công ty Bia-Rượu-Nước giải khát Sài Gòn SABECO. Giá trị của thương vụ M&A này lên tới 4.8 tỷ đồng. 

5.3. Thương vụ Grab mua lại Uber

Đầu năm 2017, Grab thực hiện thu mua lại toàn bộ dịch vụ đặt xe công nghệ và giao nhận thức ăn tại Đông Nam Á của Uber. Nhờ vào thương vụ này mà số lượng tải về ứng dụng Grab tăng gấp 2,5 lần, số lượng đối tác của Grab tăng gấp 5 lần và số lượng xe của hãng này có mặt tại Đông Nam Á cũng tăng gấp 5 lần. Trong khi đó, thực hiện thương vụ này, Uber cũng có được 27,5 % thị phần trong Grab. Uber rút lui khỏi thị trường Đông Nam Á, đồng nghĩa với việc Grab độc quyền chiếm lĩnh thị trường đặt xe công nghệ và giao đồ ăn nhanh tại Đông Nam Á. 

5.4. Thương vụ Central Group mua lại Big C Việt Nam

Central Group là tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, chuỗi cửa hàng bán lẻ, khách sạn, nhà hàng lớn nhất tại Thái Lan. Nhờ vào thương vụ mua lại Big C với giá 920 triệu euro tương đương 1,05 tỷ USD, mà Central Group đã xây dựng được mạng lưới khách hàng tốt ở Việt Nam.

Như vậy, qua bài viết trên đây của Vieclam123.vn bạn đã hiểu được M&A là gì rồi chứ? Những thương vụ M&A nổi tiếng chắc chắn đã khiến bạn tò mò không ít về những giá trị mà nó đạt được. Hoạt động M&A là một trong những hoạt động quan trọng, quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp trên thị trường.

>> Xem thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023