Blog

Cách trả lời lý do nghỉ việc khi đi phỏng vấn khéo léo nhất

03/03/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

“Vì sao bạn nghỉ việc?” , “Lý do bạn nghỉ việc ở công ty cũ là gì?” là những câu hỏi nhà tuyển dụng thường đặt ra cho ứng viên. Nhiều ứng viên vì chưa có kinh nghiệm mà bối rối không biết trả lời câu hỏi này như thế nào. Có những ứng viên vì quá “thật thà” mà làm “mất lòng” nhà tuyển dụng. Vậy trả lời câu hỏi về lí do nghỉ việc sao cho khéo léo nhất, không ảnh hưởng đến hình ảnh của bản thân trong mắt nhà tuyển dụng? Tham khảo bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé.

1. Lí do nghỉ việc khi đi phỏng vấn nên đưa ra

Vieclam123.vn tổng hợp cho các bạn một số gợi ý về những lý do nghỉ việc khi đi phỏng vấn nên đưa ra như sau:

1.1. Khác biệt trong định hướng của bản thân với định hướng của công ty

Dần dần trong công việc, bạn sẽ nhận thấy hướng đi của bản thân khác biệt so với hướng đi của người quản lí hay công ty của bạn hướng tới. Điều này dẫn đến những bất đồng quan điểm trong quá trình làm việc.Vì vậy, việc ra đi là điều tất yếu để bạn có thể tìm được một môi trường làm việc tốt hơn, một người sếp mà bạn có thể học hỏi được nhiều hơn để tìm ý nghĩa cho sự nghiệp của riêng mình.

1.2. Công việc quá tải, thời gian tăng ca nhiều

Khi bạn còn trẻ, bạn sẵn sàng cống hiến, sẵn sàng dành thời gian nghỉ ngơi của mình để gặt hái thành tựu trong công việc. Nhưng nếu cuộc sống của bạn thay đổi, bạn có gia đình riêng của mình và cần thời gian chăm sóc cho gia đình thì dường như tính chất công việc như vậy không còn phù hợp nữa.

Vì vậy, mặc dù vẫn còn có niềm yêu thích trong công việc nhưng vì muốn cân bằng giữa công việc và gia đình nên bạn quyết định tìm kiếm một công việc có thời gian làm việc phù hợp hơn. 

Lí do nghỉ việc khi đi phỏng vấn nên đưa ra

1.3. Tìm kiếm công việc có mức lương tốt hơn, chế độ đãi ngộ tốt hơn

Dần dần theo thời gian, trình độ chuyên môn của bạn tăng lên, kỹ năng, kinh nghiệm của bạn cũng tăng lên đáng kể nhưng mức lương và chế độ đãi ngộ vẫn không thay đổi thì buộc bản thân bạn phải thay đổi để tìm môi trường làm việc tốt hơn, có mức lương phản ánh đúng nỗ lực của bạn.

Đây cũng là một trong những lí do thường gặp khi nhân viên nhảy việc nên nếu bạn rơi vào trường hợp này thì cũng có thể thẳng thắn bày tỏ.

1.4. Học hỏi điều mới

Đôi khi, do bạn cảm thấy công việc hiện tại không còn mới mẻ, không còn tính thử thách đối với bạn, đây cũng là li do khiến bạn muốn thách thức bản thân mình để học hỏi nhiều điều hơn trong cuộc sống. Thay đổi môi trường làm việc cũng giúp bạn nắm bắt được những cơ hội tốt hơn trong cuộc sống.

1.5. Thay đổi nơi ở

Việc thay đổi chỗ ở khiến bạn muốn tìm một công việc khác gần địa chỉ sống hơn để thuận tiện cho việc đi làm.

2. Lý do nghỉ việc khi đi phỏng vấn không nên đưa ra

Lý do nghỉ việc khi đi phỏng vấn không nên đưa ra

Tránh đưa ra những lí do dưới đây sẽ giúp bạn không bị nhà tuyển dụng đánh giá là “hời hợt” hay thái độ trong công việc trước của bạn không tốt. 

2.1. Nói xấu sếp, đồng nghiệp, chế độ của công ty cũ

Than phiền hay phàn nàn trong buổi phỏng vấn tạo một không khí không tích cực, có thể ảnh hưởng tới cái nhìn của người phỏng vấn với bạn. Họ sẽ nghĩ bạn chỉ biết phàn nàn, soi mói và để tâm những điều không tốt. Điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới thái độ trong công việc của bạn. 

2.2. Trả lời chung chung “lí do cá nhân”

Đây là lí do chung chung không đem lại thông tin nào cụ thể cho nhà tuyển dụng. Họ sẽ không hài lòng với câu trả lời này và nghĩ bạn đang che giấu một điều gì đó dù bạn có vì công việc gia đình hay bất cứ lí do nào khác đi chăng nữa. 

Thậm chí, nhà tuyển dụng còn nghĩ bạn là người không có trách nhiệm trong công việc vì có thể dễ dàng từ bỏ vì một lí do cá nhân nào đó.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Vieclam123.vn, bạn đã có thể biết cách đưa ra lý do nghỉ việc khi đi phỏng vấn hợp lí và thuyết phục nhất. Chúc các bạn thành công vượt qua vòng phỏng vấn và nhanh chóng có được công việc như ý.

Bạn cũng có thể xem thêm nhiều câu hỏi phỏng vấn xin việc khác tại: Tổng hợp những câu hỏi phỏng vấn xin việc thường gặp và cách trả lời

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023