Trong một buổi phỏng vấn, bạn sẽ được yêu cầu cung cấp thông tin về lịch sử làm việc trong quá khứ. Vậy nên bạn cần chuẩn bị trước một bản sơ yếu lý lịch thật chi tiết bao gồm cả thông tin về những công việc bạn đã làm trong quá khứ. Ghi rõ cả thời gian bắt đầu và kết thúc của từng công việc, mức lương, trợ cấp, vị trí công tác, tên và địa chỉ công ty nơi bạn làm, tên người giám sát bạn và các thông tin thích hợp khác. Bạn còn có thể được hỏi về các lý do vì sao nghỉ việc. Ngoài những thông tin và số liệu thực, bạn cũng nên xem trước danh sách các câu hỏi về công việc trong quá khứ mà người phỏng vấn có thể ra. Dành thời gian để dự đoán những câu hỏi về công việc trong quá khứ của bạn và tìm cách trả lời chúng. Có một câu trả lời tốt sẽ giúp bạn gây ấn tượng và nổi bật hơn so với các ứng viên khác. Đây cũng sẽ là cơ hội để bạn thể hiện những kỹ năng tích lũy được từ công việc trước như cách bạn tương tác với đồng nghiệp, khách hàng và cách bạn đối mặt với thử thách.
Bạn sẽ rất bất ngờ nếu biết có bao nhiêu ứng viên bị vấp khi gặp phải câu hỏi về công việc trong quá khứ. Đừng là một trong số họ!!! Hãy chuẩn bị sẵn sàng trước khi phỏng vấn bằng cách đọc lại sơ yếu lý lịch của bản thân. Đảm bảo rằng khi vào phỏng vấn, bạn có thể nói về chúng một cách chi tiết và chính xác. Nếu bạn không có sơ yếu lý lịch, hãy đảm bảo rằng điều bạn nói với người phỏng vấn khớp với những gì bạn viết trong đơn xin việc.
Cách tốt nhất là hãy chuẩn bị sẵn một bản đơn xin việc cho bản thân và mang nó theo khi phỏng vấn. Bằng cách này, bạn sẽ biết rõ những gì mình viết trong đơn xin việc nộp đi mà không phải cố gắng nhớ hay thấp thỏm xem mình nói có khớp hay không.
Tham khảo các câu hỏi hay gặp sau về công việc trong quá khứ và những thông tin tương ứng giúp bạn trả lời chúng khi phỏng vấn:
Tên công ty, vị trí công việc, mô tả công việc, ngày bắt đầu và kết thúc làm việc: Thỉnh thoảng, nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu thêm thông tin về địa chỉ công ty, tên người giám sát bạn và nhiều thứ khác như nhận xét, đánh giá từ cấp trên,... Vậy nên hãy chuẩn bị trước và mang nó theo nếu bạn có.
Mức lương ban đầu và khi kết thúc công việc là bao nhiêu? Đơn giản liệt kê mức lương của bạn lúc mới được thuê và hiện tại hoặc khi bạn nghỉ công việc trước. Giải thích một chút vì sao có sự thay đổi (nếu có).
Bạn có đã những kinh nghiệm làm việc gì? Bên cạnh kỹ năng và chứng chỉ chuyên ngành, hãy nghĩ thêm về các kỹ năng mềm và kinh nghiệm tích lũy được từ ngoài công việc. Khi xem xét các kinh nghiệm bạn có, hãy giữ chúng liên quan đến công việc bạn đang ứng tuyển. Còn nhiều loại kỹ năng giá trị khác có thể được tích lũy từ việc tình nguyện hoặc từ khi là học sinh.
Các thử thách và vấn đề lớn bạn đã gặp phải? Cách bạn giải quyết chúng? Các bạn thường sẽ sợ câu hỏi này. Hãy chuẩn bị một hoặc hai ví dụ về tình huống công việc trong quá khứ, lúc bạn thể hiện được kỹ năng giải quyết vấn đề để trả lời loại câu hỏi này.
Bạn thích và không thích điều gì ở công việc trước đây của mình? Với nhiều bạn, đây có thể một câu hỏi khó khác. Hãy chuẩn bị một câu trả lời thật hay bằng cách tập trung vào mặt tích cực thay vì tiêu cực (có thể điều tiêu cực này cũng là một phần của công ty hoặc công việc mới và bạn sẽ trượt luôn). Nói về cách bạn đã giải quyết điều bạn không thích với một tinh thần tích cực, cởi mở, thoải mái như thế nào.
Bạn nhận được gì nhiều nhất và ít nhất từ công việc trước? Nghĩ về điều khiến bạn cảm thấy thành công nhất ở công việc trước, thường là điều gì có giá trị hơn mức lương bạn được trả. Tránh những điều tiêu cực.
Thành tựu và thất bại lớn nhất của bạn ở công việc trước là gì? Nếu có thể, hãy nói về cách bạn giúp công ty trước hoàn thành một mục tiêu hay dự án quan trọng như thế nào. Bên cạnh đó, chuẩn bị một tình huống về thất bại nhỏ của bản thân, và cách bạn vượt qua nó. Hãy nhớ đề cập đến những bài học hoặc kinh nghiệm rút ra được và cách bạn áp dụng chúng cho các trường hợp sau này (từ khi sự kiện đó diễn ra).
Câu hỏi về người quản lý và đồng nghiệp của bạn: Những câu hỏi này thường yêu cầu bạn nói về khoảng thời gian gặp khó khăn với đồng nghiệp hoặc người giám sát, để thể hiện xem bạn làm việc theo nhóm như thế nào. Hãy chuẩn bị các ví dụ về cách bạn giải quyết mâu thuẫn và củng cố tình thần hợp tác trong nhóm như thế nào.
Bạn đang tìm kiếm điều gì ở công việc mới này? Điều gì là quan trọng với bạn? Hãy nói về những kỹ năng và điều bạn muốn học thêm, các cơ hội bạn có thể nhận được từ công việc mới.
Những câu hỏi phỏng vấn về lịch sử làm việc trước đây của bạn sẽ trở nên đơn giản hơn nếu bạn đã có chuẩn bị cho câu trả lời . Vieclam123.vn chúc các bạn sớm tìm được việc làm phù hợp.
>> Tìm hiểu thêm: Các câu hỏi phỏng vấn bằng tiếng Anh thường gặp và cách trả lời
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023