Quy trình lập kế hoạch nghề nghiệp là một loạt các bước giúp bạn làm rõ và xác định các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn cũng như dài hạn của mình. Tìm hiểu thêm về quy trình lập kế hoạch nghề nghiệp và cách áp dụng chúng vào cuộc sống hằng ngày qua bài viết sau.
Quá trình lập kế hoạch nghề nghiệp bao gồm việc dành thời gian để xác định mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì và bạn sẽ đạt được mục tiêu đó như thế nào. Bạn có thể tự mình thực hiện quy trình này hoặc cùng với sự trợ giúp của chuyên gia cố vấn nghề nghiệp.
Bạn có thể bắt đầu quy trình này tại bất kỳ thời điểm nào trong sự nghiệp của mình. Mặc dù quy trình này thường sảy ra ở thời kỳ học sinh trung học và sinh viên đại học hơn, nó vẫn có thể hữu ích với những người đang dự tính thay đổi nghề nghiệp hoặc trong trường hợp các bạn không nhìn thấy sự tiến bộ mình mong muốn trong lĩnh vực nghề nghiệp bản thân đã lựa chọn.
Quy trình lập kế hoạch nghề nghiệp sẽ bao gồm một vài bước sau. Cách tốt nhất là các bạn nên thường xuyên kiểm tra lại các bước này để đảm bảo rằng kế hoạch của bạn đang đi đúng hướng và bạn sẽ đạt được mục đích đặt ra lúc đầu. Dưới đây là các bước của Vieclam123 đưa ra để các bạn tham khảo:
Xác định thế mạnh, sở thích, niềm đam mê, phong cách làm việc và nhu cầu tài chính của bạn. Cân nhắc những vấn đề như công việc, trường học và kinh nghiệm tình nguyện của bạn. Bạn tận hưởng nhất điều gì? Điều gì khiến bạn thích đến mức không kiềm chế được? Ví dụ, nếu việc phải mặc vest mỗi ngày khiến bạn khó chịu, có lẽ bạn sẽ không thích hợp với sự nghiệp tài chính. Hoặc bạn sẽ muốn làm việc cho một công ty mới thành lập có cách làm việc thoải mái, nhẹ nhàng hơn.
Xác định xem bạn là ai và bạn muốn trở thành một con người chuyên nghiệp như thế nào. Xem xét cẩn thận những giá trị nghề nghiệp, sở thích, kỹ năng và phẩm chất cá nhân của bạn.
Tiếp theo, hãy nghĩ về các lựa chọn công việc khả thi và tiến hành tìm hiểu chúng. Hãy xem bản mô tả chi tiết công việc và yêu cầu bằng cấp cho các vị trí khác nhau, điểm đầu vào cơ bản và các cơ hội thăng tiến trong công việc đó.
Ngoài nghiên cứu trực tuyến, hãy nói chuyện với những người làm cùng công việc bạn đang ao ước, hỏi họ về những điều bạn đang thắc mắc, tình hình thực tế khi đi làm và những thứ cần chuẩn bị nếu muốn tham gia ngành nghề đó, bao gồm cả yêu cầu bằng cấp và việc học sau này.
Công việc thực tập và việc làm bán thời gian là hai cách tuyệt vời để bạn thử sức trong ngành nghề mình yêu thích. Đây sẽ là cơ hội để bạn tích lũy kinh nghiệm thực tiễn và đánh giá môi trường làm việc phù hợp với bản thân.
Bạn cũng có thể cân nhắc làm việc không công. Những trải nghiệm này có thể kéo dài từ một ngày đến vài tuần và là một cách tuyệt vời để bạn cảm nhận được trách nhiệm của mình trong một vai trò nhất định.
Nếu bạn đang đi học, hãy cân nhắc ứng tuyển vào các vị trí tại trường, có liên quan đến sở thích cũng như công việc trong tương lai. Ví dụ, nếu bạn đang muốn theo nghiệp báo chí, hãy đăng kí tham gia câu lạc bộ báo chí hoặc viết bài cho tạp chí của trường. Nếu bạn quan tâm đến tài chính, hãy tham gia hội sinh viên cùng ngành.
Lựa chọn các khóa học theo định hướng phát triển nghề nghiệp tương lai cũng sẽ giúp bạn quyết định xem điều gì là phù hợp với mình. Ví dụ: nếu bạn đang hứng thú với công việc quản lý sản phẩm, hãy chọn học một khóa tiếp thị - nơi bạn sẽ được tham gia các dự án thực hành xây dựng chiến dịch quảng bá thương hiệu cho một sản phẩm.
Cân nhắc ưu và nhược điểm của các công việc bạn đang nghiên cứu. Xem xét nhu cầu và xu hướng phát triển của lĩnh vực đó, liệu bạn có thoải mái với vị trí công ty và mức thu nhập như vậy. Tuy thu nhập không phải là tất cả, nó vẫn là thứ cần xem xét để cân bằng với các khía cạnh khác trong sự nghiệp của bạn. Ví dụ, công việc của một diễn viên nghiệp dư ban đầu có thể thất thường và được trả lương thấp, nhưng nếu bạn thấy rằng mình không thể làm gì khác ngoài diễn viên, việc hy sinh mức lương có thể rất đáng giá.
Bạn có thể xác định luôn một con đường sự nghiệp hoặc bạn có thể chỉ đang muốn tìm trước một vài sự lựa chọn. Tất cả phụ thuộc vào việc bạn đang ở đâu, tại thời điểm nào trong cuộc sống cũng như những lựa chọn nghề nghiệp bạn đang cân nhắc.
Đặt mục tiêu cụ thể về cách bạn muốn tiến bộ trên con đường sự nghiệp của chính mình. Ví dụ, nếu bạn cần học lên cao để xin vào lĩnh vực mình mong muốn, hãy lên kế hoạch trước quá trình khi nào bạn cần nhập học, bạn sẽ học ở trường nào...
Nếu bạn đang tìm việc, hãy đặt mục tiêu về số lượng đơn xin việc bạn sẽ rải mỗi ngày và đảm bảo chất lượng của chúng sao cho phù hợp với từng công ty khác nhau.
Các mục tiêu của bạn có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Ví dụ, bạn có thể đặt mục tiêu đạt được vị trí Giám Đốc Điều Hành trong 10 năm tới. Sau đó, hãy suy nghĩ và thiết lập mốc thời gian cho các mục tiêu nhỏ bạn cần thực hiện để đạt được mục tiêu lớn đó.
Mục tiêu và thời gian dự kiến của bạn sẽ thay đổi theo suốt quá trình. Tuy nhiên, việc đặt mục tiêu cụ thể bằng văn bản là điểm khởi đầu quan trọng cho sự nghiệp của mỗi người.
Quy trình lập kế hoạch nghề nghiệp bao gồm các bước giúp bạn xác định mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn của mình.
Bạn có thể tự mình thực hiện quy trình này hoặc cùng làm với một chuyên gia tư vấn nghề nghiệp.
Bắt đầu bằng việc tự đánh giá điểm mạnh của bản thân. Tiếp theo, tìm hiểu các ngành nghề tiềm năng và đưa ra quyết định về con đường sự nghiệp lý tưởng.
Cuối cùng, đặt mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn một cách cụ thể.
>> Tìm hiểu thêm:
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023