Blog

6 mẹo để làm việc với một người sếp trẻ tuổi hơn

12/12/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Về lý thuyết, mỗi người đều bắt đầu con đường sự nghiệp của mình ở điểm khởi đầu, sau đó dần dần phát triển lên và vươn đến các vị trí cao hơn. Con đường đó nên ổn định và chắc chắn, điều này có nghĩa là những người sếp của bạn sẽ lớn tuổi hơn bạn và bạn sẽ lớn tuổi hơn những người dưới quyền quản lý của bạn. Đây là sự thật hiển nhiên, bình thường mà nhiều người hay nghĩ đến nhất. Tuy nhiên cuộc sống muôn màu muôn vẻ sẽ không chỉ đơn giản bao gồm một đường thẳng, nó còn có thể là đường gấp khúc, hình tròn hoặc hình vuông, ... Một số người vẫn sẽ tiếp tục bước đi trên con đường thẳng của mình, trong khi những người khác phải tạm dừng chân vì các vấn đề như bệnh tật, gia đình, hoặc bị thất nghiệp,... Đôi lúc, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian để thăng tiến từ một vị trí nhưng những người khác lại nhảy một lúc năm đến sáu bậc trong cùng một khoảng thời gian. Nhiều sinh viên khi mới tìm việc làm đã mong muốn có được vị trí quản lý trở lên. Chú ý: Do vậy, kết quả là đôi khi sếp của bạn sẽ trẻ hơn bạn, thậm chí là nhỏ hơn rất nhiều tuổi. Điều gì sẽ xảy ra khi bạn đủ lớn để trở thành mẹ của sếp bạn, hoặc tệ hơn là bà ngoại? Mọi chuyện không phải lúc nào cũng sẽ xảy ra suôn sẻ như bạn mong muốn. Sẽ có rất nhiều vấn đề và cảm xúc bạn phải giải quyết trong trường hợp như vậy.  Đây không phải là một vấn đề chỉ mang tính lý thuyết nữa - đã có nhiều trường hợp sếp trẻ hơn nhân viên rất nhiều tuổi và họ đạt được vị trí quản lý này trong khoảng thời gian rất ngắn ngay sau khi tốt nghiệp hoặc vào công ty làm việc. Khi đó bạn nên ứng xử như thế nào khi làm việc với một người sếp trẻ tuổi hơn mình và thậm chí là có ít kinh nghiệm trong công việc hơn?

Các mẹo để làm việc với người quản lý trẻ tuổi hơn

Chú ý ngôn ngữ cơ thể của bạn

Những người sếp với ít kinh nghiệm thực tiễn có thể đưa ra những gợi ý, giải pháp mà bạn biết chắc rằng chúng sẽ không có ích. Tuy nhiên, hãy kiểm soát thật tốt biểu cảm gương mặt, ngôn ngữ hình thể của bạn. Chú ý đừng tỏ ra khó chịu bằng những hành động như đảo mắt hay thở dài ngao ngán,... Hãy đặt bản thân bạn vào vị trí đó, bạn sẽ cảm thấy khó chịu đến như thế nào. Thử tưởng tượng nếu con bạn làm điều đó với bạn, bạn sẽ cảm thấy bị xúc phạm, buồn và thất vọng như thế nào. Trường hợp này cũng tương tự như vậy thôi. Bạn có thể đúng, nhưng bạn cần kiểm soát ngôn ngữ cơ thể của mình. Bạn có thể đưa ra lời phản đối, bày tỏ ý kiến của bản thân (xem bên dưới), nhưng cách bạn thực hiện điều đó sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp giữa bạn và người sếp trẻ hơn này. 

Chú ý lời nói của bạn

Hãy bắt đầu bằng cách gạch bỏ những cụm từ sau ra khỏi từ điển của bạn:

  • Khi tôi ở độ tuổi của bạn.

  • Chúng tôi đã từng làm theo phương pháp này.

  • Bạn có thể chưa từng trải qua điều này, nhưng ...

  • Tôi đã làm như vậy từ trước khi bạn được sinh ra.

  • Nếu bạn làm điều này đủ lâu như tôi đã làm, bạn sẽ hiểu điều tôi muốn nói là gì.

(Hoặc bất cứ điều gì có ý tương tự như những câu trên).

Chú ý: Trong mọi trường hợp, bạn sẽ không muốn làm nổi bật, thu hút sự chú ý đến sự chênh lệch tuổi tác. Và bạn cũng sẽ không muốn cư xử, hành động như một kẻ “lên mặt dạy đời” chỉ vì bạn nghĩ ý tưởng của mình sẽ hay hơn do bạn già hơn, biết nhiều hơn. Cho dù ý tưởng đó có đúng, có hay đến đâu, sếp trẻ hơn của bạn vẫn sẽ là người quản lý, quyết định mọi chuyện.

Đừng cho rằng sếp của bạn không phù hợp cho công việc

Đây là một việc rất dễ hiểu thôi. Trong cuộc sống, có thể bạn không có nhiều kinh nghiệm về công việc nhưng bạn có rất nhiều trải nghiệm thực tiễn với xã hội. Và điều này không nên được sử dụng làm thước đo đánh giá xem một người có xứng đáng với vị trí công việc hay không. Vị trí công việc sẽ phù hợp với người có đủ những tiêu chuẩn cần thiết cho công việc đó. Họ sẽ là những người có đủ kiến thức và kỹ năng đạt chuẩn mà công ty muốn tuyển dụng. Họ có thể sở hữu những kỹ năng quản lý mà người khác không có. Vì lẽ đương nhiên là mỗi người sẽ có thể mạnh riêng của họ, không ai giỏi toàn bộ và thường là được cái này sẽ mất cái kia.

Khi sếp trẻ hơn của bạn đưa ra những chính sách thay đổi, đừng cố gắng chống đối lại chúng làm gì. Đừng làm như vậy trừ khi bạn có những lý do thực chính đáng và có lý. Những lý do như “Trước đây, chúng ta chưa bao giờ thực hiện theo phương pháp như vậy” không được coi là một lý do chính đáng. Nếu bạn tin tưởng lý do của bản thân, hãy trình bày riêng với sếp của bạn một cách từ tốn, chuyên nghiệp. Đây là điều bạn nên làm trong mọi trường hợp, cho dù sếp của bạn có trẻ hơn hay hay lớn tuổi hơn bạn. Nếu người quản lý hoàn toàn không đồng ý với điều bạn nói, hãy chấp nhận dừng lại ở đó và ủng hộ quyết định của cấp trên. Nếu không, họ có thể sẽ đổ tội cho bạn trong trường hợp có bất kỳ vấn đề gì xảy ra với phương pháp mà bạn đã nêu. Bạn sẽ không thể chịu được trách nhiệm quá lớn cho toàn bộ vấn đề. 

Duy trì tác phong làm việc chuyên nghiệp

Bạn có thể đã sở hữu rất nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong cuộc sống cũng như những kinh nghiệm chuyên ngành. Tuy nhiên, người sếp mới 22 tuổi của bạn có lẽ đang trong quá trình trải qua những điều này. Họ có thể đang trải qua mối tình đầu gây ảnh hưởng đến cảm xúc hoặc mới trở thành mẹ, cần nhiều thời gian để làm quen, thích nghi hơn với cuộc sống mới. Nhìn chung, họ đang trải qua những điều có lẽ bạn đã trải nghiệm từ lâu rồi. Hãy cố gắng kiềm chế sự quan tâm “thái quá”, muốn dạy dỗ, chỉ bảo họ trong mọi vấn đề. Họ có bố mẹ, bạn bè và chồng con là điểm tựa, có thể đưa ra lời khuyên, giúp họ vượt qua khó khăn. Trừ khi họ tìm đến bạn nhờ giúp đỡ hoặc hỗ trợ, hãy cố gắng giữ vững mối quan hệ cấp trên - cấp dưới nhất có thể. Nếu không, họ sẽ có thể nghĩ bạn là người hay tọc mạch, vô duyên, luôn luôn can thiệp vào chuyện của họ chỉ vì bạn lớn tuổi hơn. Điều này sẽ tạo ra những tình huống ngại ngùng, “khó đỡ” tại nơi làm việc mà bạn sẽ không bao giờ mong muốn chúng xảy ra. 

Thêm vào đó, đừng để bản thân biến thành người người mẹ hoặc người cha của văn phòng. Đôi khi, điều này có thể xảy ra khi trong phòng ban, có một hoặc hai nhân viên nhỏ tuổi hơn bạn và họ bắt đầu gọi bạn là mẹ hoặc bố. Điều này khá bình thường và tự nhiên ở một số nơi làm việc khi nhân viên có mối quan hệ rất tốt với nhau. Tuy nhiên, hãy chỉ sử dụng tên đó trong nhóm của bạn thôi. Danh xưng như vậy rất dễ thương nhưng chúng cũng có thể là con dao hai lưỡi cắt đứt con đường sự nghiệp đang phát triển của bạn. 

Chú ý: Nếu bạn đã là người có nhiều kinh nghiệm thực tiễn và cách ứng xử chuyên nghiệp, hãy thể hiện như vậy. Hãy trở thành người nổi tiếng với những biện pháp hay giúp giải quyết công việc chứ không phải một người hay lo chuyện bao đồng. (Bạn có thể làm vậy sau giờ làm, khi đi chơi riêng với nhóm bạn cùng công ty để gây dựng mối quan hệ chứ không phải trong lúc đang làm việc tại công ty).

Bạn không có được bất kỳ đặc quyền riêng biệt nào

Điều này hay xảy ra trong các trường hợp công ty có người lớn tuổi là nhân viên làm việc lâu năm, lão làng. Họ có thể không ở vị trí cao nhưng có tiếng nói trong phòng ban. Từ đó, họ nhận được sự tôn trọng của đồng nghiệp và được ưu tiên trong các trường hợp biệt đãi, thưởng hoặc trao đặc quyền của công ty. Nhưng bạn đừng mong chờ một điều gì đó quá nhiều vì nó sẽ phá hỏng mối quan hệ có thể đang tốt đẹp giữa bạn với cấp trên. 

Sẽ thật tuyệt vời nếu sếp của bạn có thể tạo điều kiện giúp bạn sở hữu một lịch trình làm việc vô cùng linh hoạt. Tuy nhiên, nếu không thể, cũng đừng cay cú và có thành kiến với sếp của bạn chỉ vì lý do như vậy. Bằng mọi cách, hãy cố gắng thương lượng hết sức có thể để bạn không hối hận. Bạn có thể sẽ được ưu tiên, xem xét hơn nếu có những đóng góp và cống hiến mang tầm quan trọng cho công ty. Ví dụ như sự cố gắng phát triển của bạn tạo được những lợi ích xác thực như việc gia tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hoặc tiết kiệm được chi phí.  Lúc này bạn sẽ nhận được đặc quyền một cách ý nghĩa hơn, không phải nhờ tuổi tác nữa mà bằng chính sức lực và sự cố gắng mà bạn đã bỏ ra. Vì vậy hãy luôn cố gắng cải thiện bản thân mình hơn nữa.

Đừng cố tỏ ra mình còn trẻ

Mọi chuyện sẽ ổn nếu tính cách của bạn trẻ con ngay từ đầu, những đừng cố tỏ ra mình 25 tuổi trong khi bạn đã 40 và có tính cách hoàn toàn khác biệt so với những điều bạn thể hiện. Điều đó sẽ thật ngớ ngẩn và cho thấy sự thiếu chuyên nghiệp. Hãy sống thật với bản thân mình vì chắc chắn sẽ có những người mong muốn được trưởng thành và có tác phong như bạn. 

Mỗi người trong mỗi hoàn cảnh sẽ có những kỳ vọng và mong chờ khác nhau. Chỉ cần chúng không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng công việc và tiền lương của bạn, hãy ứng xử một cách thoải mái, nhẹ nhàng một cách tương ứng thôi.

Tổng kết

Hãy nhớ rằng, tuổi tác không thực sự quan trọng khi bạn bắt tay vào làm việc một cách chuyên nghiệp. Đừng hoảng sợ và lo lắng khi sếp mới của bạn trẻ hơn bạn rất nhiều. Chỉ cần cố gắng làm việc hết sức và tích cực tiếp thu, thực hiện theo những lời khuyên chuẩn mực, có ích thì đời sống làm việc chuyên nghiệp của bạn sẽ diễn ra thật suôn sẻ, tốt đẹp.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023