Ngày nay, dân cư tại các thành phố lớn ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu di chuyển bằng các phương tiện công cộng, trong đó có xe buýt, ngày càng tăng cao. Cũng bởi vậy, nhu cầu tuyển dụng tài xế lái xe buýt trở nên nở rộ và nhiều người muốn thi bằng lái để có thể điều khiển phương tiện này. Tuy nhiên, liệu bạn đã biết lái xe buýt cần bằng gì? Làm thế nào để thi bằng lái xe buýt? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu các thông tin về bằng lái xe buýt nhé!
Trước khi biết được lái xe buýt cần bằng gì, bạn cần phải hiểu rõ về quy định đối với bằng lái xe buýt. Để đảm bảo an toàn giao thông đường bộ, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã đưa ra những quy định bắt buộc liên quan tới giấy phép lái xe của tài xế lái xe buýt.
Trước tiên, chúng ta cùng phân tích về bằng lái xe hạng D, và bằng lái xe này có quy định rõ về số lượng ghế ngồi và loại xe mà tài xế được phép điều khiển là từ 10 chỗ tới 30 chỗ ngồi, cả chỗ của người lái xe buýt. Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là chỗ đứng cho các hành khách thì sao, có quy định rõ không?
Cũng bởi điều này, nhiều doanh nghiệp đã “lách luật” bằng cách sử dụng các xe buýt có chỗ ngồi ít hơn 30 và tài xế vẫn có thể sử dụng giấy phép lái xe hạng D dù chở quá 30 người.
Do đó, Tổng cục đường bộ Việt Nam đã thấy quy định vẫn còn nhiều bất cập, khiến an toàn giao thông đường bộ bị ảnh hưởng. Vì vậy, các doanh nghiệp vận tải xe buýt đã có quy định riêng cho bằng lái xe buýt.
Nhờ quy định được ban hành, tài xế xe buýt đã có thể phân loại giấy phép ô tô phù hợp, so sánh và đối chiếu với kích thước của xe khách với kích cỡ của xe buýt để xếp những loại xe có số ghế ngồi cùng loại, cùng kích thước.
Cụ thể hơn, bằng lái xe ô tô hạng D đã có quy chuẩn về thi sát hạch là cho phép điều khiển xe khách có từ 24 – 30 chỗ ngồi, chiều rộng 2 đến 2,5m, chiều dài 6,2 đến 7,5m, chiều cao 3,1 đến 4,5m. Cũng bởi mật độ giao thông đô thị dày đặc cũng như hoạt động đặc thù của xe buýt tại thành phố thì yêu cầu tài xế cần phải có khả năng lái các loại xe khách, xe buýt hơn 30 chỗ ngồi. Trong đó, sở giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã đưa ra quyết định để có thể điều khiển xe buýt thì cần có bằng lái xe hạng E.
Theo quy định của Luật giao thông đường bộ ban hành năm 2008 tại Điều 59, khoản 3, để có thể điều khiển xe ô tô có 10 – 30 chỗ ngồi, tính cả chỗ ngồi tài xế thì cần giấy phép lái xe hạng D và để khiểu khiển xe khách trên 30 chỗ ngồi thì cần có giấy phép lái xe hạng E.
Thông thường, xe buýt thường có loại 29 chỗ đứng, 21 chỗ ngồi và 25 chỗ đứng, 25 chỗ ngồi thiết kế về chiều rộng và chiều dài toàn bộ, chiều dài tương đương ô tô khách phải có sát hạch giấy phép lái xe hạng E trong Quy chuẩn quốc gia về liên quan tới việc lái xe cơ giới đường bộ được ban hành bởi Bộ giao thông vận tải.
Do đó, nếu bạn đang thắc mắc lái xe buýt cần bằng gì thì câu trả lời chính là phải có giấy phép hạng E.
Sau khi bạn đã biết được lái xe buýt cần phải có giấy phép hạng E, nếu chưa có giấy phép lái xe hạng E thì để lái được xe buýt, bạn cần phải thi sát hạch để trở thành tài xế xe buýt.
Hiện nay, con người ngày càng muốn sự tiện lợi cho mình, nên xe buýt ngày càng chiếm lĩnh thị trường giao thông đường bộ và nhận được sự quan tâm của nhiều người. Cũng bởi vậy, các công ty vận tải xe buýt có nhu cầu tuyển dụng tài xế lái xe buýt ngày càng tăng cao, vì thế mà nhiều người muốn trở thành tài xế lái xe buýt nên đã học, thi bằng lái xe hạng E.
Tuy nhiên, để việc học bằng lái xe an toàn, hiệu quả thì bạn cũng cần nắm được một số lưu ý cần thiết. Cụ thể, để có thể có bằng lái xe hạng E để điều khiển xe buýt, bạn sẽ không thể thi bằng trực tiếp mà cần phải học và nâng hạng bằng, yêu cầu là bạn cần phải có bằng B2, bằng C hoặc bằng D. Do đó, bạn cần phải có 1 trong 3 bằng này thì mới có thể học lên bằng lái xe hạng E.
Khi muốn học bằng lái xe buýt, bạn cần tìm hiểu kỹ các trung tâm dạy và thi bằng lái xe, tránh được tiền mất tật mang hay những kẻ xấu chỉ muốn lừa tiền của những người nhẹ dạ cả tin. Với các trung tâm đào tạo bằng lái xe uy tín, bạn sẽ không phải chi trả các khoản phí như phí quản lý nhà nước, phí quản lý hồ sơ… Do đó, trước khi quyết định học bằng lái xe buýt thì bạn nên tìm nơi uy tín và tìm hiểu được khoản mức mà mình cần trả cho khóa học là bao nhiêu nhé!
Ngoài ra, bạn nên yêu cầu trung tâm sát học nơi bạn đăng ký học bằng lái xe buýt soạn thảo hợp đồng rõ ràng các điều khoản giữa hai bên, ghi rõ tiết học, số giờ học, học phí và một số thông tin khác để tránh xảy ra tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Trong quá trình nâng hạng bằng lái xe, có một số ý kiến cho rằng khi thi sát hạch nâng bằng lái xe từ B lên C thì người học sẽ được đào tạo cụ thể và bài bản, thế nhưng nếu muốn lái xe khách theo quy định bằng cách nâng hạng bằng cao hơn thì điều này lại bị buông lỏng.
Khi đã đủ 24 tuổi trở lên theo như yêu cầu, để nâng bằng lái xe lên hạng D cho 30 chỗ ngồi hay bằng lái xe hạng E cho xe khách, xe buýt trên 30 chỗ ngồi thì chỉ cần bổ túc mấy buổi.
Trên thực tế, nhiều người chỉ cần phụ đạo vài ba buổi là đã có thể điều khiển xe khách kinh doanh vận tải mà không được đào tạo bài bản, thậm chí không có đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng lái xe. Nhiều loại xe chở khách ngày càng lớn hơn, dài hơn, thế nhưng chương trình dạy nâng hạng bằng vẫn như cũ, chưa bổ sung rèn giũa cho học viên kỹ năng xử lý tình huống lái xe và đạo đức nghề nghiệp.
Mật độ giao thông Việt Nam ngày càng phức tạp và nhiều vụ tai nạn xảy ra có tới 70% nguyên nhân xuất phát từ các tài xế. Cũng bởi vậy, đã có văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam nghiên cứu bổ sung các quy định để đáp ứng tiêu chuẩn lái xe đường bộ, sát sao hơn trong việc đào tạo nâng bằng lái xe buýt, xe khách.
Khi quan điểm đưa ra, nhiều người đã đồng tình và muốn siết chặt quá trình học bằng, thi nâng hạng bằng của các tài xế lái xe khách, xe buýt, đòi hỏi bằng lái xe hạng cao cần đào tạo như đào tạo bằng C, đảm bảo an toàn cho giao thông đường bộ.
Bên cạnh học luật giao thông đường bộ, sửa chữa xe ô tô cơ bản, thực hành lái xe, thì người học nên được đào tạo kỹ càng hơn về đạo đức nghề nghiệp của người tài xế, có như vậy mới có thể lái xe an toàn và đặt tính mạnh của mọi người lên hàng đầu, từ đó giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông.
Như vậy, với câu hỏi lái xe buýt cần bằng gì, hẳn bạn đọc đã tự trả lời được cho chính mình rồi đúng không? Để học thể học đào tạo nâng hạng lên bằng E, người học ngoài việc chú tâm vào việc lái xe, luật đường bộ thì nên đặt tâm huyết và chú trọng các nội dung học tập, đảm bảo an toàn tính mạng cho cả bản thân và những người xung quanh.
Nếu bạn đang muốn làm tài xế lái xe giường nằm thì cần phải đáp ứng được điều kiện do Bộ giao thông vận tải đưa ra, trong đó có nêu rõ số hạng bằng lái xe. Vậy lái xe khách giường nằm cần bằng gì và có giống bằng xe buýt hay không? Truy cập bài viết dưới đây để làm rõ vấn đề này nhé!
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023