Blog

Kỹ sư trưởng là gì? Những thông tin liên quan tới nghề kỹ sư trưởng

06/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Dân kỹ thuật liệu có biết kỹ sư trưởng là gì? Việc tìm kiếm đáp án cho câu hỏi này có ý nghĩa quan trọng đối với con đường thăng tiến của bạn trong ngành kỹ thuật. Vậy nên nếu bạn là người cầu tiến, mong muốn phấn đấu trở thành nhà quản lý trong ngành này thì hãy tìm hiểu cụ thể về nghề kỹ sư trưởng nhé. Qua bài viết này, Hà My sẽ bật mí nhiều thông tin quan trọng về vị trí việc làm dành cho bạn.

1. Kỹ sư trưởng là gì? 

Kỹ sư trưởng (Chief Engineer) là người quản lý, điều hành toàn bộ công việc của đội nhóm, bộ phận kỹ thuật để đảm bảo quá trình thực hiện các dự án được chuyên nghiệp và hiệu quả. Kỹ sư trưởng làm cả nhiệm vụ chuyên môn liên quan tới việc vận hành hệ thống, bảo dưỡng kỹ thuật lại vừa làm công tác quản lý đội ngũ nhân viên. 

Bạn hiểu kỹ sư trưởng là gì?

2. Kỹ sư trưởng làm gì?

2.1. Nhiệm vụ cơ bản của kỹ sư trưởng

Trong nghiệp vụ chuyên môn, người kỹ sư trưởng sẽ đứng ra nắm bắt tất cả giải pháp xử lý các vấn đề về thiết bị được dùng tại doanh nghiệp. Ở mỗi kế hoạch hoạt động và mỗi bản thiết kế, người kỹ sư trưởng sẽ dựa trên thực tế sử dụng của vật liệu mà giám sát chặt chẽ đối với mặt kỹ thuật, qua đó có thể chọn lựa những giải pháp đặc biệt phù hợp để giúp cho dự án đảm bảo được tiến độ. 

Công việc kỹ sư trưởng làm gì?

2.2. Chi tiết các công việc cần làm của kỹ sư trưởng

Mặc dù có hai nhiệm vụ chính là quản lý và chuyên môn xong ở mỗi nhiệm vụ này lại đặt ra cho vị trí Kỹ sư trưởng rất nhiều công việc cần xử lý. Trong đó, theo ngòi bút của My liệt kê dưới đây, bạn sẽ có được danh sách đầy đủ các nhiệm vụ mà kỹ sư trưởng sẽ phải thực hiện? Liệu nó có nằm trong khả năng của bạn để trau dồi, tích lũy, chuẩn bị cho một cuộc hành trình phấn đấu bền bỉ để vươn lên vị trí này. 

Vậy khi đứng ở vị trí kỹ sư trưởng, bạn sẽ làm những nhiệm vụ nào?

- Điều hành tất cả công việc trong quá trình vận hành, bảo dưỡng kỹ thuật toàn hệ thống trong công ty. 

- Thiết lập quy trình hoạt động, duy trì quy trình này và xây dựng các tiêu chuẩn làm việc để áp dụng đối với bộ phận kỹ thuật.

Nhiệm vụ của vị trí kỹ sư trưởng

- Tổ chức thực hiện các hoạt động, tiến hành công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên đối với các công việc trong bộ phận kỹ thuật. 

- Đưa ra các đề xuất về giải pháp để giúp hệ thống kỹ thuật được tối ưu, từ đó có thể giúp cho hệ thống được vận hành trơn tru, có hiệu quả mà lại tối ưu được chi phí.

- Lên kế hoạch công việc, phân công nhiệm vụ cho kỹ thuật viên trong bộ phận hàng ngày

- Xử lý tình huống phát sinh, sự cố xảy ra đối với những thiết bị cơ điện, phân công người sửa chữa. 

3. Muốn trở thành kỹ sư trưởng, bạn phải đáp ứng yêu cầu nào?

Trong tư cách của một nhà quản lý, người kỹ sư trưởng đương nhiên sẽ được chọn lọc kỹ càng hơn. Nếu bạn có một quá trình phấn đầu tốt tại công ty sẽ được cất nhắc lên vị trí này sau một thời gian trải nghiệm, học hỏi và tích lũy trong nghề kỹ thuật. Tuy nhiên nếu như bạn muốn ứng tuyển vào ngay vị trí này ở một doanh nghiệp nào đó, hãy tìm hiểu xem nhu cầu tuyển dụng kỹ sư trưởng tại các doanh nghiệp thường đặt ra là gì bạn nhé. 

Bí quyết trở thành kỹ sư trưởng thành công

Thông thường, yêu cầu đầu tiên đặt ra cho kỹ sư trưởng đó là phải tốt nghiệp trình độ từ Đại học thuộc những ngành kỹ thuật điện, ngành cơ khí, tự động hóa. Một người vừa mới tốt nghiệp rất khó để có thể trở thành kỹ sư trưởng vì vị trí này còn đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm từ ít nhất hai năm trở đi tại vị trí này hoặc tương đương. 

Về mặt kỹ năng, tuyển dụng kỹ sư trưởng đòi hỏi bạn phải biết cách xây dựng kế hoạch, phân công công việc cho nhiều người một cách khoa học, hợp lý; đồng thời có khả năng đánh giá năng lực nhân viên. Bản thân người kỹ sư trưởng phải có kỹ năng đọc bản vẽ kỹ thuật; có kỹ năng thiết kế. Không những vậy, khả năng làm việc theo đội nhóm hay làm việc độc lập đều phải tốt. 

4. Những vị trí nào liên quan đến nghề kỹ sư trưởng?

Kỹ sư trưởng đứng ở vị trí quản lý song không có nghĩa là họ có thể hoàn toàn làm việc độc lập. Cũng giống như bất kỳ nhân viên kỹ thuật nào khác, kỹ sư trưởng vẫn phải làm việc với các nhiệm vụ chuyên môn, phải vận dụng những kiến thức chuyên ngành để xử lý công việc. Đồng thời, muốn đem lại kết quả tốt nhất cho nhiệm vụ, người kỹ sư trưởng còn cần phải có sự kết hợp với nhiều vị trí khác. Hãy xem khi bạn được đứng vào vị trí này rồi thì đâu sẽ là bộ phận, là vị trí có thể hỗ trợ, giúp sức cho bạn trong công việc?

Kỹ sư trưởng và các vị trí liên quan

Ngay sau đây chính là các vị trí có thể kết hợp làm việc cùng với kỹ sư trưởng:

- Kỹ sư Robot

- Kỹ sư y sinh

- Kỹ sư dịch vụ hiện trường

5. Bí quyết làm một kỹ sư trưởng giỏi

Bên cạnh hiểu được kỹ sư trưởng là gì, bạn phải tích lũy cả những kinh nghiệm xương máu để có thể trở nên giỏi giang, chuyên nghiệp sau khi đạt được vị trí này. Là một nhà quản lý, đương nhiên bạn sẽ phải giỏi giang hơn những người lao động gắn mác kỹ sư thông thường, khả năng bao quát vấn đề, quản lý hệ thống phải được phát huy thật tốt mới đủ khả năng đảm đương nhiệm vụ. 

Hãy làm những việc sau đây để được công nhận là một kỹ sư trưởng đáng nể phục trong mắt nhân viên và trở thành một cánh tay đắc lực của sếp.

5.1. Cần phải được công nhận là một người kỹ sư chuyên nghiệp

Bí quyết để bạn trở thành một kỹ sư trưởng tài giỏi, chuyên nghiệp

Trong chuyên ngành kỹ thuật, một kỹ thuật viên sẽ được đào tạo trong thời gian 4 năm đại học với đầy đủ sự trang bị các kiến thức, kỹ năng cần thiết. Sau khi tốt nghiệp đồng nghĩa với việc bạn sẽ được cấp cho giấy phép hành nghề. Đây là điều kiện tiên quyết khẳng định bạn đã đủ tư cách của một kỹ sư chuyên nghiệp. 

Cũng dựa vào giấy phép hành nghề mà bạn càng dễ dàng để tạo được sự uy tín, lòng tin cho nhà thầu hay khách hàng. Một kỹ thuật viên chuyên nghiệp sẽ có khả năng đào tạo kỹ thuật viên khác, có bản vẽ được phê duyệt vời những đơn vị nhà nước có thẩm quyền, có khả năng xử lý công việc ở các cấp bậc cao. 

5.2. Tư tưởng làm một nhà quản lý giỏi

Hành trình học tập của bạn có thể kết thúc trên trường để nhận được giấy phép kỹ thuật nhưng sự nghiệp học hỏi sẽ kéo dài mãi để bạn trau dồi, tích lũy những nghiệp vụ quan trọng hơn, phấn đấu lên các vị trí cao hơn trong ngành kỹ thuật. Như vậy cũng đồng nghĩa rằng bạn phải có kỹ năng quản lý khi đứng ở vị trí kỹ sư trưởng. 

Rõ ràng, trở thành một kỹ sư trưởng là đích hướng tới của rất nhiều kỹ thuật viên. Không ai dễ dàng để giành được vị trí này nếu như bạn chưa có sự chuẩn bị thật tốt mọi thứ, bao gồm cả việc hiểu rõ định nghĩa kỹ sư trưởng là gì. Cập nhật ngay những chia sẻ mà My đưa ra trong bài viết, qua đó chủ động tích lũy cho bản thân những thông tin cần thiết để có thể sớm vươn đến vị trí này nhé.

Bạn có biết QS có nghĩa là gì?

QS là gì? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vị trí QS có thể giúp cho bạn lựa chọn nghề nghiệp hiệu quả. 

QS là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023