Blog

Kỹ sư kết cấu là gì? Làm thế nào để trở thành một kỹ sư kết cấu?

30/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Xây dựng là một trong những ngành nghề quan trọng ở nước ta và cơ hội việc làm ngành này vô cùng hấp dẫn với thu nhập cao. Trong đó, vị trí kết cấu trong ngành xây dựng đòi hỏi sự chi tiết, tỉ mỉ và nhu cầu tuyển dụng luôn cao. Vậy kỹ sư kết cấu là gì và công việc của kỹ sư kết cấu ra sao? Làm thế nào để trở thành kỹ sư kết cấu chuyên nghiệp nhất? Cùng khám phá những thông tin về kỹ sư kết cấu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Kỹ sư kết cấu là gì và mô tả công việc của kỹ sư kết cấu

1.1. Kỹ sư kết cấu là gì?

Kỹ sư kết cấu là người đảm nhận các công việc liên quan tới việc thiết kế phần mềm hay máy móc trong công trình xây dựng. Tùy theo yêu cầu cụ thể, kỹ sư thiết kế sẽ là người cho ra đời những phần mềm điện tử hay các bản vẽ nguyên lý về máy móc.

Kỹ sư kết cấu là gì

Tùy theo từng bản tài liệu, kỹ sư kết cấu sẽ là người thực hiện các bảng biểu, sơ đồ hay những bản vẽ liên quan và chuyên thiết kế những nội dung liên quan tới kết cấu trong công trình xây dựng. Dựa theo bản thiết kế kết cấu, đội ngũ kỹ sư công nghệ sẽ thực hiện các sản phẩm hoàn chỉnh và thực hiện các thao tác qua một số phần mềm như Bim, Revit để thuận tiện cho việc sửa đổi, thực hiện bản vẽ.

1.2. Mô tả công việc của kỹ sư kết cấu chi tiết nhất

Sau khi đã hiểu kỹ sư kết cấu là gì, chúng ta cùng tìm hiểu bản mô tả công việc kỹ sư kết cấu chi tiết nhất qua phần kế tiếp nhé!

1.2.1. Đánh giá chi phí xây dựng

Trong quá trình xây dựng, chi phí luôn là điều mà các chủ đầu tư luôn quan tâm tới và họ luôn mong muốn chi phí xây dựng giảm thiểu nhất có thể. Vì vậy, các kỹ sư kết cấu cần phải vừa đảm bảo chất lượng vừa phải đảm bảo chi phí xây dựng được tiết kiệm nhất. Tùy thuộc vào quy mô của công trình, mức kinh phí sẽ khác nhau.

Đánh giá chi phí xây dựng

Bởi vậy, kỹ sư kết cấu các công trình xây dựng cần phải lên kế hoạch thật chi tiết, đảm bảo chi phí nguyên vật liệu tiết kiệm và cân đối, cùng với chất lượng công trình được thiết kế đảm bảo nhất có thể.

1.2.2. Tìm kiếm giải pháp về kết cấu

Ngoài việc lên kế hoạch về chi phí, kỹ sư kết cầu cần quan tâm tới việc đưa ra giải pháp kết cấu phù hợp. Họ là người thực hiện tư vấn cho nhà đầu tư và đội ngũ công nhân thi công những giải pháp tuyệt vời giúp sản phẩm chất lượng và kết cấu công trình xây dựng vững bền, hoàn hảo nhất. Nhờ vậy, công trình xây dựng có thể tồn tại lâu dài hơn.

1.2.3. Đảm bảo công trình an toàn

Trong quá trình hoạt động xây dựng, yếu tố an toàn luôn được đề cao và quan tâm tới, đảm bảo các công trình được xây dựng với kết cấu vững bền, có khả năng chịu lực cao. 

Đảm bảo an toàn về mặt công trình xây dựng luôn là điều mà các kỹ sư cần chú trọng, điều này được thể hiện qua đạo đức nghề nghiệp và kỹ năng chuyên môn cả họ.

Đảm bảo công trình an toàn

1.2.4. Ứng dụng bản vẽ kết cấu vào trong thực tế

Kỹ sư kết cấu sẽ là người đưa các ý tưởng thiết kế vào trong thực tế, cụ thể là trên giấy để mọi người có thể hình dung được bản vẽ kết cấu của công trình xây dựng đó. Thông qua đó, các kỹ sư công trình sẽ dựa vào bản vẽ của kỹ sư kết cấu để thực hiện ý tưởng và hoàn thành công trình xây dựng.

2. Để trở thành kỹ sư kết cấu cần phải có những gì?

2.1. Trình độ chuyên môn

Để trở thành một kỹ sư kết cấu, đòi hỏi bạn cần học ngành kỹ thuật xây dựng, xây dựng dân dụng hay các ngành xây dựng liên quan. Trường hợp bạn có bằng cấp chuyên môn về ngành xây dựng hay kỹ thuật khác, để trở thành kỹ sư kết cấu, bạn sẽ cần nhiều thời gian hơn. Đối với vị trí quản lý kết cấu xây dựng trong công ty nước ngoài, tập đoàn lớn thì bạn cần phải học nâng cao lên bằng Thạc sĩ, hoặc nếu bạn muốn thăng tiến trong công việc nhanh thì cũng nên học lên Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ nhé!

Trình độ chuyên môn liên quan tới kỹ thuật xây dựng hoặc xây dựng dân dụng

2.2. Kỹ năng cần thiết

Một kỹ sư kết cấu giỏi cần có các kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm thì mới có thể hoàn thành được công việc xuất sắc. Trong đó, một số kỹ năng được đề cao với vị trí kỹ sư kết cấu như: Khả năng tính toán nhanh chóng, chính xác; kiến thức vật lý chuyên sâu; kỹ năng sử dụng tin học văn phòng, máy tính thành thạo, đặc biệt là các phần mềm mô phỏng 3D và thiết kế; kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề; kỹ năng giao tiếp tốt; kỹ năng nhìn nhận vấn đề đa chiều; kỹ năng lập kế hoạch hay kỹ năng làm việc nhóm…

Bên cạnh đó, kỹ sư kết cấu cần phải là người tỉ mỉ và cẩn thận trong công việc và nên học cách duy trì, tạo dựng mối quan hệ với các kỹ sư, chuyên gia, nhà thiết kế trong toàn dự án xây dựng.

2.3. Kinh nghiệm làm việc

Hầu hết, các công ty thường tuyển dụng vị trí kỹ sư kết cấu không cần kinh nghiệm hay sinh viên mới ra trường. Tuy nhiên, nếu có kinh nghiệm làm việc với vị trí tương đương hay những công việc liên quan tới kỹ sư kết cấu thì đó chính là một lợi thế lớn của bạn. Qua đó, bạn có thể chứng minh kinh nghiệm làm việc và kỹ năng của bản thân với vị trí này.

Kinh nghiệm làm việc giúp cơ hội việc làm của bạn rộng mở hơn 

3. Cơ hội việc làm và mức thu nhập của kỹ sư kết cấu

Ngành xây dựng ngày càng tăng trưởng nhanh và ấn tượng, trở thành một ngành không thế thiếu, đi đôi với tốc độ phát triển của nền kinh tế. Trong các dự án xây dựng, kỹ sư kết cấu là người có vị trí quan trọng và nắm giữ vai trò nhất định, bởi vậy đây là vị trí có cơ hội thăng tiến rộng mở và cơ hội việc làm phong phú. Chỉ sau vài năm làm việc, bạn có thể thăng tiến từ vị trí kỹ sư kết cấu lên vị trí tổng chỉ huy xây dựng công trình, người nắm giữ toàn bộ công trình xây dựng chi tiết.

Tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của bạn, bạn có thể lựa chọn làm việc tại các công ty mang tầm cỡ quốc tế hay các công ty do do cá nhân sở hữu, hoặc công ty tư vấn kỹ thuật cũng là một ý tưởng không tồi. Các công ty nhỏ thường tuyển kỹ sư kết cấu tại địa phương và tuyển theo từng dự án xây dựng. Còn các công ty lớn sẽ có trụ sở tại nhiều khu vực thường tìm kiếm các ứng viên có nhiều kinh nghiệm, trình độ cao và sẵn sàng đi tới nhiều địa điểm làm việc khác nhau.

Mức lương của kỹ sư kết cấu vô cùng hấp dẫn

Vì thường xuyên phải di chuyển, đi thực địa tại công trình hay thường xuyên đi công tác, đây là một công việc đòi hỏi tính chuyên môn cao, bởi vậy mà mức lương của kỹ sư kết cấu tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh luôn hấp dẫn, thu hút nhiều ứng viên ứng tuyển.

Với các sinh viên mới ra trường khi ứng tuyển vị trí kỹ sư kết cấu, mức lương sẽ dao động từ 7 triệu tới 10 triệu đồng/ tháng, hoặc nếu bạn có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao, mức lương sẽ khoảng từ 18 triệu tới 25 triệu đồng. Thậm chí, nếu kỹ sư kết cấu đã có kinh nghiệm từ 3 tới 5 năm trong ngành và thực hiện nhiều dự án khác nhau, mức thu nhập lên tới vài chục triệu đồng một tháng và những mức thưởng, trợ cấp hấp dẫn khác.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được kỹ sư kết cấu là gì cùng với những thông tin thú vị khác về vị trí này. Đây là một vị trí có mức thu nhập hấp dẫn, cơ hội việc làm rộng mở, khả năng thăng tiến cao trong công việc. Để tìm việc làm kỹ sư kết cấu phù hợp với khả năng, trình độ, kinh nghiệm và tỉnh thành bạn sống thì hãy truy cập trang web vieclam123.vn ngay hôm nay nhé!

Lương kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp

Trong quá trình xin việc làm, mức lương là điều mà các ứng viên luôn đặc biệt quan tâm tới. Trong đó, những công việc trong ngành xây dựng luôn có mức thu nhập đáng mơ ước và nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Vậy bạn đã biết lương kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp bao nhiêu, có cao hay không? Truy cập bài viết dưới đây để biết được điều gì ảnh hưởng tới mức lương và cách để cải thiện lương kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp nhé!

Lương kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023