Blog

Các kỹ năng xây dựng nhóm quan trọng, được nhà tuyển dụng đề cao

29/11/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Một nhóm chỉ có thể hoạt động và đạt được kết quả tốt nhất khi họ kết hợp hiệu quả với nhau. Đó là lý do vì sao các nhà tuyển dụng thường muốn thuê những người có kỹ năng xây dựng nhóm tốt, nếu mô hình hoạt động của họ thiên về làm việc theo nhóm. Những người có kỹ năng này tốt sẽ có thể giúp đỡ phát triển nhóm để cùng đạt được mục tiêu của họ. Có thể xây dựng và quản lý nhóm một cách hiệu quả là yêu cầu cần thiết cho nhiều loại vị trí công việc khác nhau. Nếu bạn đang xem xét ứng tuyển cho một vị trí quản lý hay điều phối viên, bạn sẽ cần thể hiện mình có những kỹ năng xây dựng, quản lý nhóm cần thiết cho công việc để cạnh tranh với các ứng viên khác. Cách tốt nhất để bạn chứng minh điều đó là hãy chia sẻ các ví dụ về kỹ năng của bạn cùng cách bạn sử dụng chúng tại nơi làm việc trong hồ sơ xin việc và các buổi phỏng vấn.

1. Kỹ năng xây dựng nhóm là gì?

Xây dựng nhóm là kỹ năng giúp các cá nhân gắn kết và làm việc như một nhóm với nhau. Ở đó, các thành viên sẽ cảm thấy được đầu tư và cùng nhau phấn đấu vì một mục đích chung của nhóm. Tất cả các thành viên đều ​​đóng góp ý kiến để xây dựng mục tiêu chung và xác định các bước cần thực hiện để đạt được mục tiêu đó. Các thành viên sẽ phối hợp phân chia, hoàn thành công việc đơn lẻ và cùng nhau để chinh phục các thử thách công việc. 

Chú ý: Các nhà tuyển dụng tin rằng những nhóm có sự cộng tác tốt sẽ cho ra năng suất và tinh thần làm việc tốt hơn, nhóm sẽ ít xung đột và có mối quan hệ với khách hàng tốt hơn.

Tuy công ty nào cũng muốn tất cả các nhân viên của mình đều có kỹ năng xây dựng nhóm tốt, các kỹ năng này đặc biệt quan trọng với những chức vụ như người quản lý, giám sát và tư vấn viên hỗ trợ, giám sát hoạt động của nhóm nhân viên.  

2. Các loại kỹ năng xây dựng nhóm

Giao tiếp

Nếu đang giúp gắn kết các thành viên trong nhóm, bạn sẽ cần một kỹ năng giao tiếp tốt, mạnh mẽ. Sử dụng cả kỹ năng giao tiếp bằng văn bản và lời nói để giải thích các mục tiêu của công ty, giao nhiệm vụ và giải quyết xung đột trong nhóm,... Điều quan trọng nhất là bạn cần diễn đạt một cách mạch lạc nội dung, ý tưởng công việc… sao cho người khác hiểu được bản chất sự việc.

Bạn cần biết cách lắng nghe từ nhiều phía để hiểu và giải quyết vấn đề cũng như đảm bảo sự cân bằng trong nhóm. Bạn sẽ cần hiểu mối quan tâm của từng thành viên và cho họ thấy rằng mình được lắng nghe, tôn trọng trong nhóm này.

  • Minh bạch

  • Cụ thể

  • Hỗ trợ thảo luận nhóm

  • Làm việc giữa các cá nhân

  • Lắng nghe một cách tích cực

  • Nhận biết ngôn ngữ cơ thể (Giao tiếp phi ngôn ngữ)

  • Giao tiếp bằng văn bản

  • Giao tiếp bằng lời nói

Giải quyết vấn đề

Bạn sẽ phải giải quyết nhiều vấn đề nếu muốn xây dựng nhóm một cách hiệu quả. Chúng có thể là các vấn đề liên quan đến mục tiêu nhóm hoặc các vấn đề cá nhân giữa những thành viên trong nhóm.

Người lãnh đạo nhóm sẽ phải giúp giải quyết cả hai loại vấn đề. Họ sẽ đóng vai trò là người hòa giải, biết lắng nghe hai mặt của vấn đề và giúp các thành viên đi đến thống nhất chung. Mục đích chính của việc giải quyết khúc mắc là để nhóm đạt được mục tiêu công việc cũng như duy trì mối quan hệ tốt giữa các thành viên.

  • Đạt được sự đồng thuận

  • Giải quyết xung đột

  • Hòa giải

  • Đàm phán

  • Sự nhạy bén

  • Kỹ năng phân tích

  • Uyển chuyển

Khả năng lãnh đạo

Người dẫn dắt sẽ là người lãnh đạo, hình thành đường lối của nhóm vì vậy họ sẽ cần đưa ra quyết định khi có xung đột, thiết lập các mục tiêu nhóm và cải thiện tiến độ làm việc của tất cả các thành viên khi cần thiết. Tất cả những điều này đòi hỏi kỹ năng lãnh đạo và quản lý.

  • Điều chỉnh mục tiêu của nhóm phù hợp với mục tiêu của công ty

  • Ra quyết định

  • Thiết lập quy trình hoạt động chuẩn

  • Thuê mướn nhân viên

  • Sự quản lý

  • Biết sa thải nhân viên đúng lúc

  • Quản lý tài năng nhân viên

  • Tính nhất quán

  • Chính trực

Tinh thần làm việc nhóm

Ngoài việc trở thành một người dẫn dắt giỏi, bạn cũng sẽ phải là một thành viên nhóm tốt khi hoạt động trong nhóm. Bạn hãy thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm bằng cách làm một tấm gương tốt để người khác noi theo.

Bạn sẽ cần hợp tác tốt với các thành viên trong nhóm, lắng nghe ý kiến ​​của họ và cởi mở để tiếp thu cũng như áp dụng những đóng góp đó.

  • Khả năng làm theo hướng dẫn

  • Khả năng thích ứng

  • Sự hợp tác

  • Sự đáng tin cậy

  • Phản hồi lại những sự chỉ trích/đóng góp mang tính xây dựng một cách hợp lý

  • Sự chủ động

Tạo động lực

Người lãnh đạo nhóm nên đảm bảo rằng các thành viên đều hào hứng với việc xây dựng và đạt được các mục tiêu dự án. Loại năng lượng mang lại động lực này có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Bạn có thể đến làm việc mỗi ngày với sự hăng hái, tích cực hoặc khuyến khích đồng đội với những lời nhận xét tích cực, mang tính động viên, khích lệ.

Một cách khác để thúc đẩy các thành viên trong nhóm là đưa ra các biện pháp khuyến khích, khen thưởng. Chúng có thể là tiền thưởng, vật chất hoặc các hoạt động nhóm vui vẻ để mọi người cùng tham gia. Người dẫn dắt nhóm có thể đưa ra nhiều biện pháp sáng tạo để truyền cảm hứng, khích lệ nhân viên làm việc hết khả năng của mình. 

  • Cố vấn lãnh đạo

  • Phát triển các mối quan hệ

  • Sự khích lệ

  • Khả năng thuyết phục người khác

  • Công nhận và khen thưởng thành tích của nhóm

Ủy quyền

Một người lãnh đạo nhóm giỏi cần biết rằng họ không thể một mình hoàn thành tất cả các công việc nhóm. Họ cần san sẻ, phân chia rõ ràng trách nhiệm của từng thành viên trong nhóm. Bằng cách này, mỗi thành viên chịu trách nhiệm cho một phần thành công của nhóm.

Sự ủy quyền, phân chia công việc tốt sẽ cải thiện mức độ hiệu quả của dự án và có thể giúp nhóm đạt được mục tiêu trước thời hạn. 

  • Chỉ định vai trò

  • Xác định mục tiêu

  • Lên lịch trình

  • Quản lý tiến trình công việc

  • Quản lý thời gian

3. Các kỹ năng xây dựng nhóm khác 

  • Nhạy bén, linh hoạt trong mọi hoàn cảnh tích cực hay tiêu cực

  • Quản lý nguồn nhân lực

  • Dịch vụ khách hàng

  • Đánh giá tiến độ nhóm

  • Huấn luyện thành viên nhóm 

  • Xác định điểm mạnh và điểm yếu của các thành viên trong nhóm

  • Sáng tạo

  • Biết điều phối

  • Định hướng mục tiêu

  • Khả năng lấy lại sự cân bằng một cách nhanh chóng

  • Biết đổi mới, nắm bắt thời thế

  • Đồng cảm

  • Trí tưởng tượng

  • Đam mê về sự đa dạng

  • Phỏng vấn

  • Hội nhập

  • Sự tự tin

  • Kỹ năng thuyết trình, phát biểu trước đám đông

4. Làm thế nào để nhấn mạnh các kỹ năng của bạn

Thêm các kỹ năng vào trong CV xin việc

Hãy làm nổi bật kỹ năng này bằng việc ghi rõ những gì mình đã làm khi còn ở trường đại học như tham gia đội nhóm, câu lạc bộ, trở thành tình nguyện viên... Điều này sẽ làm cho CV xin việc của bạn trở nên thu hút và được đánh giá cao hơn.

Thêm các kỹ năng vào hồ sơ xin việc 

Trong phần tóm tắt lịch sử làm việc của bạn, hãy sử dụng các từ miêu tả kỹ năng như trên để thể hiện điểm mạnh của bản thân. Đặc biệt lưu ý những công việc mà bạn từng làm người lãnh đạo, ngay cả khi chỉ trong thời gian ngắn hoặc tạm thời.

Làm bật các kỹ năng trong thư xin việc

Nói cụ thể hơn về một hoặc hai kỹ năng được đề cập ở trên, đưa ra các ví dụ cụ thể để minh chứng. 

Thể hiện kỹ năng của bạn ở buổi phỏng vấn 

Hãy ghi nhớ và chuẩn bị để trả lời câu hỏi về các kỹ năng hàng đầu khi xây dựng, lãnh đạo nhóm lúc phỏng vấn xin việc. Đưa ra ví dụ về cách bạn đã sử dụng những kỹ năng đó trong công việc.

>> Tìm hiểu ngay:

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023