Blog

Kỹ năng sống là gì? Đâu là những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ?

02/08/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Không chỉ có kinh tế, đời sống tinh thần của mỗi gia đình cũng được nâng cao kể từ khi đất nước chuyển sang thời kỳ đổi mới. Nhiều cha mẹ đang có xu hướng đào tạo con trở thành người hoàn hảo bằng cách cho con học thêm nhiều môn kỹ năng sống đang được ưa chuộng. Vậy cha mẹ đã biết kỹ năng sống là gì và đâu là những kỹ năng sống cần thiết cho con mình hay chưa? Cùng theo chân vieclam123.vn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.

1. Thế nào là kỹ năng sống?

1.1. Khái niệm kỹ năng sống là gì?

Trong thời gian gần đây, kỹ năng sống là chủ đề nhận được cả xã hội quan tâm, nhất là những gia đình có con trong độ tuổi còn nhỏ. Vậy bạn đã biết khái niệm kỹ năng sống là gì chưa?

Để biết rõ thế nào là kỹ năng sống và giáo dục kỹ năng sống là gì thì bố mẹ phải dành thời gian tìm hiểu, những thông tin đưa ra bên dưới này sẽ giúp bạn sớm giải đáp thắc mắc, cùng theo dõi nhé.

Không giới hạn ở một cách giải thích nhất định, khái niệm kỹ năng sống là gì được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, cụ thể như sau:

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa kỹ năng sống là các loại kỹ năng sống về tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần phải có để tương tác hiệu quả với những người xung quanh và giải quyết những vấn đề, tình huống hàng ngày.

Khái niệm kỹ năng sống là gì?

Theo quan niệm của UNICEF giải thích kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp con người thay đổi hay hình thành hành vi mới. Trong cách tiếp cận cần lưu ý đến sự cân bằng về hình thành kỹ năng, thái độ cũng như cách tiếp thu kiến thức.

Từ những khái niệm trên, có thể thấy kỹ năng sống là một loạt các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống của con người. các loại kỹ năng sống này là kỹ năng tự quản lý bản thân, kỹ năng xã hội vô cùng quan trọng để cá nhân tự lực trong cuộc sống. 

Nói một cách khác, dạy cho trẻ kỹ năng sống giúp trẻ sớm thay đổi nhận thức, phát triển khả năng tự ứng xử phù hợp với người xung quanh và ứng phó với các tình huống trong cuộc sống. Như vậy, trang bị kỹ năng sống hướng trẻ đến những hành động tích cực một cách tốt nhất.

Ngoài khái niệm kỹ năng sống là gì và giáo dục kỹ năng sống là gì thì bạn có thể tìm hiểu thêm khái niệm kỹ năng sống tiếng Anh là gì, cụ thể như thế nào hãy tham khảo phần thông tin bên dưới nhé.

1.2. Kỹ năng sống tiếng Anh là gì?

Kỹ năng sống là gì luôn được giới phụ huynh quan tâm bởi tâm lý ai cũng muốn con mình là người hoàn hảo nhất. Khi sở hữu những kỹ năng sống cần thiết thì đứa trẻ đó sẽ có khả năng độc lập, tự chủ mà không phải phụ thuộc quá nhiều vào người khác.

Bên cạnh tìm hiểu nghĩa tiếng Việt thì nhiều cha mẹ cũng có nhu cầu tìm hiểu kỹ năng sống tiếng Anh là gì? Theo đó kỹ năng sống trong tiếng Anh chính là “Life skills”.

Không cần phải có lý do chỉ là họ có nhu cầu học tiếng Anh hoặc là gia tăng vốn hiểu biết của mình về vấn đề này.

Nói chung, khái niệm kỹ năng sống là gì hay kỹ năng sống tiếng Anh là gì thì đều là những câu hỏi nhận được sự tìm kiếm cao của các bậc phụ huynh. Nếu như bạn thực sự quan tâm về kỹ năng sống thì cần phải tìm hiểu xem trẻ học kỹ năng sống để làm gì nhé.

Kỹ năng sống tiếng Anh là gì?

2. Trẻ học kỹ năng sống để làm gì?

Trẻ học kỹ năng sống để làm gì đang là thắc mắc khá lớn của các bậc phụ huynh, hãy xem ý nghĩa của câu hỏi này thực sự là gì và cùng tôi tìm hiểu những nguyên nhân sâu sa nhất bạn nhé.

Có một sự thật, là hiện này các phụ huynh thường coi trọng việc học văn hóa của con hơn là dạy cho con những kỹ năng sống cơ bản. Các bố mẹ hay cho rằng những kỹ năng đó là không cần thiết và nên cho trẻ phát triển một cách tự nhiên. 

Hay bạn lại không nghĩ rằng kỹ năng sống sẽ giúp trẻ nhanh chóng hòa nhập và khẳng định vị trí của mình trong một tập thể, hơn thế nữa đó là cộng đồng, xã hội. Nên cho dù con bạn có học giỏi hoặc thông minh nhưng lại thiếu đi kĩ năng sống cơ bản sẽ là điều cản trở chúng khẳng định mình và phát triển trong xã hội.

Khi bố mẹ thực sự hiểu rõ trẻ cần học kỹ năng sống để làm gì thì lúc đó con mới được xác định hướng đi đúng đắn nhất.

2.1. Học kỹ năng sống trẻ tự tin hơn

Việc rèn luyện những kỹ năng sống trong học tập và sinh hoạt là yếu tố căn bản trong quá trình hình thành nhân cách cho trẻ. Để giúp cho các bạn dễ hình dung hãy thử nhìn lại xem con mình làm được những gì?

Những công việc cơ bản nhất như tự phục vụ bản thân con liệu đã tự làm được? Con có tự đánh răng, mặc quần áo, tự chuẩn bị đồ dùng học tập hay con đã có kỹ năng tự bảo vệ bản thân? 

Các cha mẹ dường như đã quá mải mê với công việc, lo kiếm thật nhiều tiền để lo cho con cuộc sống đầy đủ nhưng lại quên dạy cho con các loại kỹ năng sống làm chủ cuộc sống. Điều này rất dễ nhận thấy ở những đứa trẻ khi lớn hơn, đi học có người đưa đi, học bài luôn phụ thuộc vào sách giải không suy nghĩ, bị bắt nạt, lao đầu vào điện tử máy tính mà không để ý đến xung quanh…

Học kỹ năng sống trẻ tự tin hơn

2.2. Kỹ năng sống giúp trẻ bổ sung kỹ năng giao tiếp

Ngoài việc khiến bé tự tin hơn, kỹ năng sống còn giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Bạn không tin ư?

Giao tiếp thực sự là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày, mỗi một lứa tuổi thì trẻ sẽ có những cách riêng để thể hiện sự giao tiếp của bản thân. Cụ thể, với những trẻ sơ sinh khi mới lọt lòng đã biết cất tiếng khóc để nói cho bố mẹ rằng mình không thích điều mà bố mẹ đang làm, có thể nở nụ cười chúm chím để tỏ rõ sự vui vẻ của mình với người đối diện.

Với những bé ở độ tuổi từ mầm non trở lên thì chúng có thể tự biết cách sinh tồn trong xã hội nếu như được giáo dục kỹ năng sống từ sớm.

2.3. Kỹ năng sống giúp trẻ tự bảo vệ bản thân

Khả năng tự bảo vệ bản thân là cực kỳ quan trọng, nhất là khi trẻ được tiếp cận và va chạm với thế giới bên ngoài đầy rẫy những nguy hiểm đang rình rập. 

Bố mẹ hay thầy cô và những người thân khác không thể ở cạnh trẻ 24/24 vì còn vướng bận nhiều công việc khác, chính vì vậy việc trang bị cho trẻ những kỹ năng sống là điều cần thiết để trẻ có thể tự vệ trong những trường hợp nguy hiểm.

Hãy cùng con “Gieo hành vi, gặt thói quen” ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Đừng để đến khi quay đầu lại, bạn mới thấy con mình đã quá thụ động, trở nên nhu nhược, nhút nhát, vô nguyên tắc hay là đứa trẻ quá hiếu động… 

Và khi xảy ra một vấn đề gì đó, trẻ không có kỹ năng sống sẽ không đủ kiến thức xử lý các tình huống bất ngờ. Cho trẻ học kỹ năng sống để khẳng định bản thân và ý thức được cần phải làm những điều lành mạnh và tích cực hơn trong cuộc sống này.

Kỹ năng sống giúp trẻ tự bảo vệ bản thân

3. Những kỹ năng sống cần thiết dành cho trẻ nhỏ

Khái niệm kỹ năng sống là gì, kỹ năng sống tiếng Anh là gì và học kỹ năng sống để làm gì đều đã được giải đáp với những nội dung bên trên. Vậy bạn có biết kỹ năng sống bao gồm những gì và những kỹ năng sống cần thiết cụ thể như thế nào chưa?

3.1. Rèn cho trẻ thói quen đọc sách

Học hỏi, tìm tòi thế giới xung quanh từ môi trường hay sách vở giúp cho sự phát triển tư duy và trí tuệ của trẻ.

Ngay từ khi còn ở lứa tuổi mầm non, bố mẹ nên cho con đọc những câu truyện cổ tích, những cuốn sách về những điều thú vị xung quanh cuộc sống. 

Khi con lớn hơn một chút, ngoài sách giáo khoa bố mẹ hãy hướng con đọc những câu chuyện dài hơn, nội dung chứa những bài học, đức tính tốt như “Hạt giống tâm hồn” hay “Những tấm lòng cao cả” là một trong những cuốn sách hay phù hợp với trẻ ở lứa tuổi tiểu học. Từ thói quen này, trẻ sẽ dần nhận thức được đâu là hành vi nên làm, hành vi tiêu cực không nên làm.

3.2. Dạy cho trẻ cách chơi với bạn hoà đồng

Hãy để con chơi đùa với các bạn, các bé hàng xóm. Khuyến khích và hướng dẫn con làm việc theo nhóm, để con có cơ hội quan sát, cảm nhận những phản ứng của người khác. 

Từ đó con sẽ quen dần, dễ chấp nhận khi bất đồng quan điểm hơn. Hơn thế nữa, dạy trẻ kỹ năng trên làm trẻ hòa nhập, tự tin hơn với các bạn cùng trang lứa.

Dạy cho trẻ cách chơi với bạn hoà đồng

3.3. Dạy con giải quyết vấn đề khi bất đồng quan điểm

Trong giao tiếp hàng ngày, bé sẽ không tránh khỏi những bất đồng với bạn bè hay với người xung quanh. Trẻ cần phải được dạy cách đối mặt và xử lý hài hòa những tình huống đó khi gặp phải. 

Trẻ cần phải đối diện với các rắc rối, và tìm cách xử lý khôn khéo các tình huống. Đã không ít những đứa trẻ vì không được trang bị kỹ năng này nên đã trở thành những người cộc cằn, nóng tình và cố chấp.

3.4. Dạy con đối diện với khó khăn

Bạn hãy giúp trẻ nhận ra bé cần làm gì khi gặp khó khăn, phải làm như thế nào để tự đứng lên bằng đôi chân của mình mà không cần phải dựa dẫm vào người khác. Nhiều phụ huynh nghĩ rằng, con bé cần phải bảo vệ, nâng niu không để con làm việc nặng nhọc hoặc giúp con trong những tình huống xấu. 

Điều này vô hình chung đã khiến con có thói quen ỷ lại và tâm lý phó mặc cuộc sống của mình cho bố mẹ. Các bé sẽ luôn có tư tưởng là khi gặp khó khăn chắc chắn bố mẹ sẽ giúp đỡ, đồng thời bé dễ bị phụ thuộc vào người khác. Bố mẹ hãy để con tự giải quyết mọi vấn đề khó khăn để bé tập làm quen, có thể cho trẻ làm những việc phù hợp với lứa tuổi và khả năng của bé, chỉ nên hỗ trợ hoặc hướng dẫn cho trẻ khi thực sự cần thiết.

Dạy con đối diện với khó khăn

3.5. Kỹ năng xin lỗi và tha thứ

Trẻ cần phải được dạy và hiểu rằng không ai hoàn hảo, ai cũng có những lúc mắc sai lầm. Do đó con cần học cách xin lỗi và biết bao dung tha thứ cho những lỗi lầm của người khác nữa.

Khi còn nằm trong vòng tay của cha mẹ thì có thể con sẽ được nuông chiều, con có thể muốn bất cứ thứ gì mà con muốn, thậm chí nếu có làm sai điều gì thì cũng không bị chịu hình phạt nào đáng sợ. Thế nhưng điều này sẽ không bao giờ diễn ra khi con bước chân ra ngoài xã hội.

Vậy cha mẹ cần giáo dục để con nhận ra điều đó, con cần phải biết xin lỗi và tha thứ cho người khác nếu họ đã biết sai và sửa.

3.6. Một vài kỹ năng sống cần thiết khác cho trẻ

- Dạy cho con cách thể hiện lòng tốt, biết giúp đỡ bạn bè, người thân hay người khó khăn trong cuộc sống: Một trong những đức tính mà cha mẹ nên dạy cho con đó chính là tốt bụng. Đức tính này giúp trẻ thể hiện sự chân thành, biết quan tâm và giúp đỡ người xung quanh. Lòng tốt có thể gắn kết những mối quan hệ giữa mọi người.

- Hướng con đến suy nghĩ tích cực và những điều tốt đẹp hơn trong cuộc sống: Có thể nói đây là kĩ năng thật sự quan trọng với trẻ, vì trẻ cần phải hiểu rằng, cuộc sống không phải lúc nào cũng màu hồng hay không phải chỉ là một màu xám xịt u ám, cuộc sống là muôn màu muôn vẻ. Trẻ cần phải được hiểu rõ, nhận biết kĩ càng nhất. Tránh sau này bé dễ bị shock tâm lý khi tiếp xúc ngoài xã hội.

- Trẻ cần được dạy kỹ năng bảo vệ môi trường sống xung quanh mình: Nên dạy trẻ kỹ năng này ngay từ khi còn nhỏ. Giáo dục trẻ nhận thức được trái đất là môi trường chúng tồn tại, do vậy cần phải bảo vệ môi trường một cách cẩn thận từ những hành động nhỏ như vứt rác đúng nơi quy định, biết chăm sóc cây cối, hướng dẫn con hạn chế dùng đồ nhựa như ống hút nhựa, túi nilon.... nhằm bảo vệ môi trường.

- Kỹ năng tự phục vụ và chăm sóc cho bản thân: Trẻ cần được dạy những kỹ năng tối thiểu để tự phục vụ cho nhu cầu bản thân như đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong, lau dọn những chỗ bẩn do mình gây ra, biết tự đi đến trường... Kỹ năng này giúp trẻ hình thành được khả năng độc lập trong cuộc sống, bé sẽ tự lập hơn và biết cách chăm sóc bản thân ngay cả khi không có bố mẹ bên cạnh.

Một vài kỹ năng sống cần thiết khác cho trẻ

- Bộc lộ và thể hiện tình cảm: Biết yêu thương luôn là đức tình tốt đẹp của con người. Gia đình và thầy cô hãy chỉ dạy cho trẻ cách tự yêu thương bản thân mình sau đó là những người khác. Đồng thời hãy dạy trẻ cách trao và nhận yêu thương đến mọi người.

Ngoài ra còn nhiều kỹ năng khác mà cha mẹ cần giáo dục cho con từ khi con nhỏ cho đến lúc trưởng thành. Trong thời đại trẻ tiếp xúc với xã hội quá sớm như ngày nay thì kỹ năng sống là thật sự cần thiết.

Với những thông tin vừa rồi, bạn đã biết kỹ năng sống bao gồm những gì chưa? Thật ra nó đều là những kỹ năng thực sự cần thiết mà mỗi đứa trẻ hay người trưởng thành đều nên có.

4. Những lưu ý quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ

Đọc đến đây thì bố mẹ cũng đang có thắc mắc rằng cho trẻ học kỹ năng sống vào độ tuổi nào là hợp lý? 

Ngay từ lúc trẻ được sinh ra, con đã được học kỹ năng sống rồi đấy! Khi biết nói những từ đầu tiên, cha mẹ dạy trẻ những từ “chào bà, chào bố ạ… chào mẹ ạ..” chính là kỹ năng giao tiếp đầu tiên mà bé được rèn luyện. Rồi lớn lên đi học, đến trường lớp các bé được mở rộng mối quan hệ được làm quen với nhiều bạn bè, thầy cô.

Chính giai đoạn đi học là giai đoạn trẻ cần phải được rèn luyện những kỹ năng cơ bản đối phó với thực tế và môi trường xung quanh ngoài gia đình. Lúc này, kỹ năng sống không chỉ cần thiết trong việc tự nhận thức bản thân, xác định điểm mạnh, điểm yếu  của bản thân mà còn rất cần trong kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm,…

Những lưu ý quan trọng khi dạy kỹ năng sống cho trẻ

Đây là những kỹ năng xã hội căn bản cho trẻ có sự định hướng và ảnh hưởng không nhỏ đến tương lai của các em. Để con phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần hãy trang bị cho trẻ những kỹ năng sống từ khi còn ở độ tuổi mẫu giáo, đặc biệt hơn là giai đoạn chuẩn bị vào lớp 1.

Cần có sự liên lạc, phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường nhằm giáo dục trẻ những kỹ năng sống cơ bản, khoa học và chiến lược.

Vậy là theo chân vieclam123.vn bố mẹ đã tìm hiểu được khái niệm kỹ năng sống là gì, kỹ năng sống tiếng Anh là gì và nắm bắt được những kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Mong rằng, các bậc phụ huynh sẽ sớm xác định được cách giáo dục kỹ năng sống cho con một cách đúng đắn, để trẻ nhanh chóng phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tư duy.

Những thói quen tốt trong cuộc sống

Bạn có biết đâu là những thói quen tốt trong cuộc sống? Nếu thực hiện được những thói quen này thường xuyên thì chắc chắn công việc lẫn đời sống của bạn sẽ diễn ra thuận lợi hơn. Cùng tìm hiểu về chúng qua bài viết mà tôi chia sẻ bên dưới này nhé.

Thói quen tốt trong cuộc sống

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022