Các kỹ năng hợp tác sẽ cho phép bạn làm việc thành công để hướng tới một mục tiêu chung với nhiều người khác. Chúng bao gồm khả năng giao tiếp một cách rõ ràng, sự lắng nghe người khác một cách tích cực, biết chịu trách nhiệm về những sai lầm của bản thân và nhóm cũng như biết tôn trọng các mặt đa dạng của đồng nghiệp. Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu thêm về những kỹ năng này và cách phát triển chúng để có thể phát huy tốt hơn trong môi trường chúng tại nơi làm việc nhé bạn!
Kỹ năng hợp tác là điều tiên quyết cho phép bạn phối hợp, làm việc tốt với những người khác. Sự hợp tác là một kỹ năng quan trọng trong hầu hết tất cả các môi trường làm việc. Vì vậy, việc học hỏi, phát triển, rèn luyện những kỹ năng này là điều vô cùng cần thiết. Để làm chủ được những kỹ năng này, bạn cần sự hiểu biết về nhiều quan điểm và khía cạnh khác nhau, biết cách tổng hợp và xử lý công việc theo sự ưu tiên của các thành viên trong nhóm, đáp ứng được kỳ vọng đặt ra với tư cách là một thành viên đáng tin cậy của nhóm.
Để hợp tác một cách thành công, các bạn cần có tinh thần phối hợp cũng như sự tôn trọng lẫn nhau trong công việc. Hơn nữa, các nhà tuyển dụng cũng thường tìm kiếm những nhân viên có khả năng hoạt động hiệu quả khi là thành viên của nhóm cũng như có thể sẵn sàng cân bằng thành tích cá nhân với các mục tiêu của nhóm.
Các tên khác: Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp cá nhân, kỹ năng mềm.
Ý tưởng về sự hợp tác nghe có vẻ dễ dàng và dễ hiểu (ý trên mặt chữ), nhưng trên thực tế, việc cộng tác với người khác có thể mang lại nhiều khó khăn, thách thức. Mỗi người trong một nhóm đều có những điểm mạnh, điểm yếu, sở thích giao tiếp và mục tiêu cá nhân riêng biệt. Hơn nữa, văn hóa làm việc tại mỗi công ty cũng có những ảnh hưởng nhất định đến sự hợp tác. Ví dụ, một số công ty có thể rất coi trọng sự hợp tác và cung cấp những buổi đào tạo nhân viên về cách cộng tác sao cho hiệu quả nhất; trong khi đó, những công ty khác cho rằng sự hợp tác sẽ và nên diễn ra một cách tự nhiên.
Các hoạt động sử dụng kỹ năng hợp tác trong nhóm có thể bao gồm:
Cởi mở trong việc lưu truyền thông tin và đừng bao giờ giữ cho bản thân những thông tin cần thiết để hoàn thành công việc chung.
Đạt được sự đồng thuận về các mục tiêu và phương hướng hoàn thành các dự hay hoặc nhiệm vụ trước khi bắt tay vào thực hiện chúng.
Biết cách công nhận sự đóng góp của những thành viên khác trong nhóm, hãy khen ngợi họ khi cần thiết.
Xác định và giải quyết các trở ngại với tinh thần hợp tác khi chúng xảy ra.
Đặt mục tiêu của nhóm lên trên mục đích đạt được sự hài lòng và/hoặc sự công nhận của cá nhân, đặc biệt khi bạn là người lãnh đạo.
Xin lỗi vì sai lầm của bản thân và tha thứ cho lỗi lầm của các thành viên khác; sự thù hằn hay cố tình phá hoại, ngó lơ nỗ lực của người khác sẽ phá hủy tình thần hợp tác khi làm việc theo nhóm.
Để hợp tác một cách thành công, bạn cần có những kỹ năng như giao tiếp cá nhân, trí tuệ cảm xúc và biết tôn trọng sự đa dạng của các khía cạnh khác nhau trong cuộc sống. Dưới đây là cái nhìn sâu hơn về từng loại kỹ năng hợp tác này.
Làm thế nào để đưa ra quan điểm, ý kiến của bản thân khi làm việc theo nhóm có thể là một thử thách. Trong một nhóm, bạn không nên ngần ngại khi chia sẻ quan điểm nhưng cũng không thể áp đặt suy nghĩ của mình lên người khác. Những kỹ năng giao tiếp sau đây sẽ rất quan trọng để xây dựng tổ hợp kỹ năng cộng tác cá nhân.
Lắng nghe một cách tích cực: Điều này không chỉ đơn giản là việc ngồi im, lắng nghe những lời đồng nghiệp của bạn nói. Nó còn có nghĩa là lắng nghe mà không phán xét. Hơn nữa, bạn cần đảm bảo rằng bạn hiểu ý nghĩa sâu xa, đằng sau những điều họ nói. Nếu bạn không hiểu, hãy hỏi lại để làm rõ cũng như dành thời gian tóm tắt những điều họ đã nói trước khi tiếp tục.
Giao tiếp bằng văn bản: Sự hợp tác có thể xảy ra rất nhiều thông qua phương pháp giao tiếp bằng văn bản, nhất là khi bạn làm việc theo nhóm nhưng một cách tách biệt. Chúng ta thường có xu hướng dựa vào, phân tích các tín hiệu phi ngôn ngữ để xác định, truyền đạt ý nghĩa sâu xa của vấn đề. Vì vậy, điều đặc biệt quan trọng là bạn phải chú ý phân biệt, nhận biết ý nghĩa của các thông điệp khác nhau trong môi trường giao tiếp bằng văn bản.
Giao tiếp bằng lời nói: Nội dung những điều bạn nói trong lúc làm việc nhóm là một khía cạnh quan trọng, nhưng cách bạn truyền tải, thể hiện chúng cũng đóng vai trò quan trọng không kém. Hãy học cách chia sẻ quan điểm một cách ngắn gọn, xúc tích và tôn trọng những bất đồng, suy nghĩ trái chiều với quan điểm của bạn để xây dựng tinh thần làm việc, hợp tác tốt hơn.
Giao tiếp phi ngôn ngữ: Chúng là những phương pháp, công cụ giao tiếp không qua lời nói như ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, nhưng có ảnh hưởng nhất định đến giao tiếp bằng lời nói của bạn. Hai từ ngữ giống nhau nhưng được thể hiện theo hai phong cách khác nhau có thể truyền tải những ý nghĩa hoàn toàn khác nhau cho người nghe. Hãy cân nhắc nội dung của những điều bạn đang nói và cả cách bạn diễn đạt chúng để đạt được kết quả cao nhất khi làm việc.
Chú ý: Bạn có thể nghĩ rằng giao tiếp phi ngôn ngữ đóng vai trò chính trong việc thể hiện sự tinh tế, thông minh khi làm bất cứ việc gì. Đúng là giao tiếp phi ngôn ngữ rất cần thiết trong việc góp phần “ngữ cảnh hóa” những điều bạn nói nhưng chúng không thể quan trọng hơn nội dung, độ chất lượng của những ý tưởng bạn có khi làm việc.
Trí tuệ cảm xúc là một trong những kỹ năng mềm được tìm kiếm nhiều nhất ở nhân viên tại nơi làm việc. Đây là khả năng xác định, xử lý cảm xúc của bản thân, nhận ra cảm xúc của người khác để phản ứng một cách thích hợp và kịp thời cũng như biết cách áp dụng cảm xúc của bản thân vào công việc.
Những người sở hữu trí tuệ cảm xúc tốt có thể xác định vấn đề và đưa ra giải pháp nhanh chóng khi thấy một thành viên trong nhóm thường xuyên tỏ ra ủ rũ, chán chường, hay bắt một thành viên khác để “trút tâm tình”. Họ cũng sẽ dễ dàng nhận biết và đánh giá cao những triệu chứng như sự lười biếng hay bướng bỉnh của nhân viên là một vấn đề lớn cần được nhanh chóng tập trung giải quyết bởi tất cả mọi thành viên trong nhóm, công ty.
Một số khía cạnh đặc trưng cần trau dồi để phát triển trí tuệ cảm xúc:
Khả năng hồi phục nhanh sau vấp ngã, sai lầm
Không dễ bị xúc phạm
Không để bụng, ghi thù khi nhận được những lời chỉ trích, phê bình
Có thể nhận ra và tách khỏi những cảm xúc mạnh khi cần thiết
Sự tò mò
Sự đồng cảm, thương hại
Kỹ năng giải quyết xung đột
Hiện nay, với nền kinh tế toàn cầu hóa, bạn có thể sẽ phải làm việc với những đồng nghiệp đến từ các quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Nếu muốn thành công khi cộng tác với họ, bạn cần loại bỏ những định kiến ngầm về họ cũng như làm việc với một tầm nhìn mở, thoải mái cùng sự tôn trọng.
Bạn cũng nên chú ý những hành động hoặc quyết định có thể gây ra sự phân biệt đối xử dù là nhỏ nhất hay vô tình. Ví dụ, trong một cuộc họp, khi một nhân viên với ý tưởng thuộc về thiểu số luôn bị ngắt lời hoặc không có cơ hội để nói, bạn có thể cố ý đưa cuộc trò chuyện hướng về ý tưởng của người đồng nghiệp đó để mọi người có thể bàn luận một cách rõ ràng, kỹ lưỡng.
Một số ví dụ của tôn trọng sự đa dạng trong môi trường hợp tác làm việc bao gồm:
Giao tiếp một cách cởi mở
Nhạy bén trong các vấn đề về dân tộc và tôn giáo
Biết cách xây dựng và quản lý các kỳ vọng
Tạo điều kiện cho việc thảo luận nhóm
Chấp thuận các vai trò, vị trí tận dụng được thế mạnh của từng cá nhân trong nhóm
Xây dựng cơ sở làm việc dựa trên sự đồng thuận của các nhân viên trong nhóm
Khơi gợi sự đóng góp ý kiến từ tất cả các thành viên trong nhóm
Kỹ năng hợp tác cho phép bạn làm việc dựa trên cơ sở hướng tới một mục tiêu chung với những người khác.
Hầu hết mọi môi trường làm việc đều yêu cầu sự hợp tác, vì vậy những kỹ năng này rất cần thiết trong cuộc sống hằng ngày.
Các kỹ năng của sự hợp tác bao gồm giao tiếp cá nhân, trí tuệ cảm xúc và tôn trọng sự đa dạng (khác biệt) của đồng nghiệp cũng như của cuộc sống.
>> Xem thêm tin:
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023