Blog

Top những kỹ năng cần có của nhân viên phát triển thị trường

09/05/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Nhân viên phát triển thị trường là một trong những vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay, đồng thời cũng đem lại cơ hội thu nhập cực tốt, có tiềm năng và cơ hội thăng tiến cho người lao động. Vậy muốn làm được nhân viên phát triển thị trường, người lao động hiện đại cần thiết phải chuẩn bị cho mình những hành trang nào? Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu “những yêu cầu quan trọng cần có ở nhân viên phát triển thị trường” qua bài thông tin dưới đây nhé.

1. Nhân viên phát triển thị trường là gì?

Nhân viên phát triển thị trường là gì?

- Tên gọi khác: nhân viên kinh doanh phát triển thị trường, nhân viên bán hàng thị trường...

- Định nghĩa: nhân viên phát triển thị trường là thuật ngữ dùng để chỉ vị trí công việc hay những người thực hiện công việc chính trong việc nghiên cứu, phân tích, thu thập thông tin thị trường thực tế, từ đó tối ưu hóa hiệu quả tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến tay người dùng sao cho thống nhất với thị trường, đem lại lợi nhuận cao và bền vững nhất.

Xuất phát từ định nghĩa trên có thể rút ra nhiệm vụ quan trọng nhất của nhân viên phát triển thị trường trong doanh nghiệp đó chính là làm sao để mở rộng mối quan hệ mua bán, hay nói cách khác là làm sao để tăng số lượng khách hàng mua sản phẩm, tăng số lượng sản phẩm, dịch vụ bán ra thị trường trong 1 đơn vị thời gian hữu hạn để đem về doanh thu cao nhất. Chính vì thế, thước đo chuẩn mực cho hiệu suất công việc của nhân viên phát triển thị trường cũng được tính bằng doanh thu.

2. Yêu cầu bằng cấp, kiến thức của nhân viên phát triển thị trường

Yêu cầu bằng cấp, kiến thức của nhân viên phát triển thị trường

  • Bằng cấp: cử nhân các khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, … hoặc các chuyên ngành có liên quan

Trong thực tế, không phải công ty nào cũng yêu cầu ứng viên tốt nghiệp đúng ngành, tuy nhiên thay vào đó bạn phải thể hiện được năng lực của mình thông qua việc đạt (hoặc vượt) doanh số hằng tháng với vị trí nhân viên phát triển thị trường, đã từng làm sales hoặc nghiên cứu thị trường tương đương.

  • Nắm vững hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Trước khi nghiên cứu thị trường, nhân viên phát triển thị trường chắc chắn phải có được kiến thức vững vàng về doanh nghiệp: sự ra đời và phát triển? những nhân tố (nguồn lực) thúc đẩy sự phát triển? kinh doanh sản phẩm nào? chú trọng sản phẩm nào? đối tượng (phạm vi) khách hàng, khách hàng tiềm năng? nguyên tắc hoạt động? đối thủ cạnh tranh? ...

  • Kiến thức về sản phẩm

Chắc chắn rồi, phát triển thị trường thực chất là việc mở rộng quan hệ mua bán, phân phối sản phẩm rộng rãi ra thị trường thực tế để thu lại lợi nhuận tối đa thông qua lượng khách hàng (số lượt mua) gia tăng. Do đó, nhân viên phát triển thị trường phải là người rõ nhất kiến thức về sản phẩm, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng để đem lại hình ảnh thương hiệu

  • Kiến thức thị trường cũng như cách thức vận hành của thị trường, nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...

Nếu ứng viên có đầy đủ những yêu cầu kể trên trong CV xin việc thì sẽ là một lợi thế lớn được các nhà tuyển dụng ưu tiên tuyển chọn.

3. Yêu cầu về tố chất của nhân viên phát triển thị trường

Yêu cầu về tố chất của nhân viên phát triển thị trường

Ngoài những yêu cầu cơ bản về bằng cấp, kiến thức, nhân viên phát triển thị trường cũng cần thiết có được 1 vài tố chất sau đây để đạt được hiệu quả công việc tốt nhất:

  • Tư duy tốt, nhạy bén với thị trường

Làm thị trường, bạn không nhất thiết phải là người thông minh, có óc sáng tạo, song đổi lại bạn cần có sự nhạy bén với thị trường thực tế. Tư duy cùng sự nhạy bén này cho phép nhân viên phát triển thị trường có thể nhạy cảm và nắm bắt tốt nhất với sự vận động, vận hành của hàng hóa, xu hướng phát triển cơ hội kinh doanh, thị hiếu khách hàng, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố khách quan đến hoạt động trao đổi buôn bán, … Tất cả những điều này sẽ quyết định đến việc bạn có thu nhận và tổng hợp được thông tin đúng đắn hay không, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất kinh doanh (doanh thu). Và trong thực tế người ta cũng chỉ ra rằng, không phải ai cũng có thể làm phát triển thị trường. Những người nhạy bén sẽ có ưu thế vượt trội trong hoạt động kinh doanh hiện đại.

  • Năng động, tự tin, luôn chủ động trong công việc

Khác với nhóm ngành văn phòng, đặc thù công việc của những nhân viên phát triển thị trường là phải đi lại rất nhiều, gặp gỡ rất nhiều, họ không tìm kiếm thông tin qua giấy tờ, sổ sách, dữ liệu mà tập trung hơn cả ở thị trường thực tế thông qua giao tiếp, phân tích thực trạng (là chủ yếu). Do đó chắc chắn mỗi nhân viên phát triển thị trường phải là người tự tin, năng động, chủ động, tự lập về hành động và tư duy.

  • Có trách nhiệm

Tinh thần trách nhiệm là tố chất quan trọng cần có ở hầu hết mọi ngành nghề chứ không riêng gì nhân viên phát triển thị trường. 

Tinh thần trách nhiệm đối với nhân viên phát triển thị trường không chỉ dừng lại ở việc bạn đảm bảo hoàn thành KPI mà còn phản ánh thông qua sự phối hợp hoạt động có hiệu quả cao với các thành viên khác trong nhóm, với các bộ phận khác trong doanh nghiệp và đề xuất được những ý tưởng kinh doanh xuất sắc dựa trên số liệu thông tin thu thập được từ thị trường thực tế. Lúc này tinh thần trách nhiệm sẽ có mối quan hệ mật thiết với tư duy. Và như bạn thấy bao giờ cũng vậy, một người có trách nhiệm với công việc sẽ luôn làm tốt hơn những người còn lại, có cơ hội thăng tiến cao và đặc biệt dễ gây thiện cảm hơn với mọi người.

  • Yêu nghề

Có thu nhập tốt, tính chất nghề nghiệp không bị nhàm chán, có cơ hội thăng tiến và đặc biệt sẽ trau dồi rất nhiều tri thức kinh nghiệm cho người lao động song phát triển thị trường cũng là một công việc khá vất vả, nhất là đối với nữ giới hoặc người không có sức khỏe. Thậm chí ngay cả những người có sức khỏe, sức bền cao nhiều lúc cũng sẽ có cảm giác không “tải” nổi. Do do đó, để đi đường dài với công việc này bạn cũng nên bồi dưỡng tình cảm của mình với công việc.

  • Không ngại khó, ngại khổ: có khả năng chịu được áp lực công việc cao

  • Ham học hỏi

>> Xem thêm: Top 5 việc làm nhân viên phát triển thị trường lương cao hiện nay

4. Yêu cầu về kỹ năng của nhân viên phát triển thị trường

Yêu cầu về kỹ năng của nhân viên phát triển thị trường

Nhóm kỹ năng cần có đối với nhân viên phát triển thị trường:

  • Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là con đường ngắn nhất để bạn có thể tiếp nhận thông tin, tri thức, kinh nghiệm và đối với nhân viên phát triển thị trường thì nó còn là phương tiện để bạn truyền đạt hình ảnh (thương hiệu) sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đến khách hàng và ra thị trường. Do đó để đạt được hiệu quả công việc tốt thì nhân viên phát triển thị trường không chỉ cần biết giao tiếp mà phải giao tiếp có kỹ năng - sử dụng có mục đích, có thủ thuật ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.

  • Kỹ năng nắm bắt tâm lý, đàm phán, thuyết phục khách hàng

Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất của những người làm kinh doanh. Và đối với nhân viên phát triển thị trường cũng vậy. Muốn phân phối được sản phẩm số lượng lớn, tăng lượng khách hàng mua, tăng lượng doanh thu cho doanh nghiệp thì chắc chắn bạn phải nắm bắt tâm lý khách hàng tốt nhất, thuyết phục khách hàng thành công tham gia vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Các nghiên cứu thị trường cũng chỉ ra rằng, ai có khả năng thấu hiểu tâm lý khách hàng thì kẻ đó sẽ giành được cơ hội kinh doanh trong tay.

  • Kỹ năng nghiên cứu độc lập

Kỹ năng nghiên cứu độc lập là việc nhân viên phát triển thị trường có khả năng tự tìm hiểu và hoàn tất các công việc theo 1 lộ trình tự tạo mà không cần đến sự hướng dẫn hay chỉ đạo của người khác. Đây được xem là nhóm kỹ năng bước 1 trong tư duy, giúp nhân viên thị trường có thể tiếp cận được cơ hội kinh doanh từ tổng quan đến chi tiết.

  • Kỹ năng phân tích, thu thập và xử lý thông tin

Phục vụ trực tiếp cho công việc, giúp nhân viên thị trường có được chất liệu tốt nhất cho các dự án, chính sách, chương trình kinh doanh.

  • Kỹ năng làm việc nhóm

Bên cạnh kỹ năng nghiên cứu và tự nghiên cứu, một nhân viên phát triển thị trường hiện đại phải có được kỹ năng làm việc nhóm tốt nhất để hoàn chỉnh các thao tác công việc. Đơn giản nhất là sau khi bạn thu thập và hoàn thiện báo cáo thị trường thì bạn không thể giữ lại đó mà phải chuyển giao, lưu thông trong thực tế với các bộ phận khác của doanh nghiệp: bộ phận marketing, bộ phận sale, bộ phận chăm sóc khách hàng, … để tiến hành tiếp thị và bán hàng.

Ngoài ra, kỹ năng làm việc nhóm cũng tạo môi trường xã hội để bạn có thể phát huy năng lực của bản thân và trau dồi, phát triển tri thức, kinh nghiệm và các kỹ năng khác.

  • Kỹ năng thiết lập và duy trì quan hệ xã hội

Giúp tăng cường cơ hội phân phối sản phẩm và xây dựng hình ảnh thương hiệu của công ty.

  • Kỹ năng đánh giá thị trường 

Làm thị trường nếu không biết đánh giá thị trường thì rất khó để đạt hiệu quả công việc cao. Do đó đối với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì bên cạnh tố chất tư duy có sẵn bạn cũng cần thiết học hỏi tri thức kinh nghiệm từ các mối quan hệ gần (trong công ty) và xa (thông qua giao tiếp xã hội) để có thể biết cách đánh giá thị trường thực tế, xu hướng vận động, phát triển, tăng giảm thị hiếu khách hàng bởi không gì khác chính thị trường mới là mảnh đất cho phép sinh sôi lợi nhuận. Một sản phẩm dù có hay, có tốt đến đâu mà không có khả năng thống nhất với lợi ích thị trường (khách hàng) thì cũng là sản phẩm “chết”.

  • Kỹ năng tin học và công nghệ 

Trong thời công nghệ số, việc có thể sử dụng thành thạo các phần mềm máy tính, ứng dụng tin học, thiết bị công nghệ thông minh cho công việc chính là bước đi tắt đón đầu để đạt hiệu quả công việc một cách chính xác và tốc độ. Ví dụ đơn giản trong việc xây dựng báo cáo thị trường, nếu như trước đây bạn có thể hoạch định ý tưởng, báo cáo trên giấy thì nay những phần mềm máy tính không chỉ giúp bạn có thể xử lý nhanh hơn, khoa học hơn, tiết kiệm công sức, chất xám, hiện đại hơn mà còn có thể chỉnh sửa nhanh, đồng thời tiện lợi trong việc chia sẻ thông tin cũng như thuyết trình trong nhóm.

  • Kỹ năng quản lý thời gian

Để quản lý thời gian có hiệu quả, nhân viên phát triển thị trường cần biết cách áp dụng 1 vài nguyên tắc quan trọng, trong đó, nguyên tắc 40 - 30 - 20 - 10 được đánh giá là nguyên tắc đem lại hiệu quả sử dụng thời gian tốt nhất:

  • 40: dành 40% thời gian trong ngày cho công việc có mức độ quan trọng cấp thiết cấp 1 

  • 30: dành 30% thời gian trong ngày cho công việc có mức độ quan trọng cấp 2

  • 20: dành 20% thời gian trong ngày cho công việc có mức độ quan trọng cấp 3

  • 10: 10% thời gian còn lại cho lượng công việc có thể xử lý kết hợp, không quá quan trọng hoặc chưa cấp thiết phải hoàn tất ngay lập tức.

Nguyên tắc này cũng có thể áp dụng cho tiến trình công việc phát triển thị trường theo các khâu: nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp lại, xây dựng dự án, báo cáo.

5. Yêu cầu về kinh nghiệm

Yêu cầu về kinh nghiệm làm việc

Ưu tiên ứng viên là những người đã từng làm nghiên cứu thị trường hoặc hoạt động trong các lĩnh vực nghề nghiệp liên quan như:

  • Kinh doanh

  • Sale

  • Telesales

  • Marketing

  • Chăm sóc khách hàng

Các bạn có thể tìm kiếm và lọc việc nhân viên phát triển thị trường theo kinh nghiệm làm việc trên website Vieclam123.vn.

Trên đây là bài tổng hợp những yêu cầu quan trọng cần có đối với nhân viên kinh doanh phát triển thị trường hiện đại. Để biết thêm thông tin việc làm chi tiết, tìm việc nhanh, bạn vui lòng truy cập vào trang thông tin chính thức của Vieclam123.vn theo địa chỉ: https://vieclam123.vn/.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023