Blog

Kiểm toán là gì? Tất tần tật thông tin từ A - Z về ngành kiểm toán 

30/04/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

​​​​​​​Cùng với kế toán, kiểm toán là một thuật ngữ gần và không còn xa lạ với người lao động hiện đại, dùng để chỉ nhóm ngành nghề có cơ hội việc làm và thu nhập tốt nhất tại Việt Nam hiện nay. Vậy kiểm toán thực chất là công việc gì? Hãy cùng Vieclam123.vn tìm hiểu những thông tin chi tiết của việc làm kiểm toán qua bài viết dưới đây.

1. Kiểm toán là gì?

Tìm hiểu công việc kiểm toán là gì?

Kiểm toán là thuật ngữ chung nhất dùng để chỉ công việc, hoạt động hay vị trí việc làm trong đó chịu trách nhiệm chính là kiểm tra, xác minh tính trung thực của các báo cáo tài chính (do kế toán cung cấp), từ đó mang lại những thông tin chính xác nhất về thông tin tài chính của các cơ quan, tổ chức, công ty, doanh nghiệp hay đơn vị kinh doanh.

Xuất phát từ định nghĩa này, có thể dễ dàng xác định nhiệm vụ công việc của một kiểm toán viên là thu thập thông tin (chứng cứ) và kiểm định tính đúng đắn của thông tin tài chính tiếp nhận trong mối quan hệ so sánh, đối chiếu với những chuẩn mực đã được thiết lập

Như vậy có thể thấy rằng kiểm toán và kế toán có mối quan hệ mật thiết với nhau: về cơ bản thì kết quả kế toán sẽ cung cấp những báo cáo tài chính, còn kiểm toán sẽ xác minh tính trung thực, đúng đắn của những báo cáo tài chính đó dựa trên 1 chuẩn mực kiểm toán có sẵn.

2. Công việc của kiểm toán

Trong doanh nghiệp, công việc cụ thể của kiểm toán sẽ là:

  • Tiếp nhận các báo cáo tài chính (từ bộ phận kế toán)

  • Sử dụng các phương pháp kiểm toán để kiểm tra, xác minh tính đúng đắn, trung thực, hợp pháp của các báo cáo tài chính

(Một số phương pháp kiểm toán cơ bản mà kiểm toán viên nào cũng phải nắm được để vận dụng trong công việc là: quan sát, điều tra, so sánh đối chiếu, diễn giải thông tin, logic, kiểm tra, thử nghiệm, phân tích, chứng minh, …)

  • Đánh giá các báo cáo tài chính thông qua việc đưa ra ý kiến, nhận xét về các báo cáo

  • Trực tiếp yêu cầu sửa đổi hoặc tư vấn sửa đổi cho các nhà quản lý về các báo cáo tài chính đó sao cho đúng đắn và hợp lý nhất

3. Lương kiểm toán

Mức lương của một nhân viên kiểm toán

Tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp cũng như kinh nghiệm kiểm toán viên, lương kiểm toán sẽ được phân thành các mức cơ bản như sau:

Trong doanh nghiệp tư nhân:

  • Lương khởi điểm: 7 triệu/ tháng

  • Lương phổ biến: 15 triệu/ tháng

  • Lương thâm niên: 20 - 25 triệu/ tháng

Trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (công ty con nước ngoài):

  • Lương khởi điểm: 9 - 11 triệu/ tháng

  • Lương phổ biến: 15 - 20 triệu/ tháng

  • Lương kiểm toán viên tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm: trên 30 triệu/ tháng

Trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước:

  • Lương khởi điểm: 5 - 6 triệu/ tháng

  • Lương phổ biến: 7 - 9 triệu/ tháng

  • Lương kinh nghiệm: 15 triệu/ tháng

Tổng thu nhập của kiểm toán viên trong doanh nghiệp sẽ là không cố định.

>> Xem thêm: Kế toán là làm gì? Hiểu rõ hơn về nghề kế toán

4. Phân loại kiểm toán cơ bản

Hiện nay tại Việt Nam kiểm toán được phân thành 3 loại chính là:

  • Kiểm toán nội bộ: là bộ phận kiểm toán viên làm việc cố định trong nội bộ 1 doanh nghiệp nào đó. Nhiệm vụ chính của những kiểm toán viên nội bộ này là thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ theo yêu cầu của Ban giám đốc (điều hành). Thông thường, những báo cáo kiểm toán được đưa đến từ bộ phận kiểm toán nội bộ cũng chỉ được tin cậy cao (và chỉ dùng được) trong nội bộ doanh nghiệp

  • Kiểm toán Nhà nước: đối tượng kiểm toán của kiểm toán Nhà nước chính là các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước Việt Nam. Và thường thì những hoạt động kiểm tra, xác minh kiểm toán này sẽ được thẩm định theo luật định cho trước và không tính phí

  • Kiểm toán độc lập: là những kiểm toán viên trực thuộc các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán và hợp pháp. Nhiệm vụ chính của các kiểm toán viên độc lập là tiếp nhận, kiểm tra và xác minh tính chân thực của các báo cáo tài chính từ đơn vị khách hàng có nhu cầu kiểm toán, và tất nhiên doanh nghiệp khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ phải thanh toán phí dịch vụ cho doanh nghiệp cung cấp. Đây là loại kiểm toán khá phổ biến vì tính tin cậy của loại kiểm toán này có thể được nhận đến từ bên thứ 3 là những đối tác, nhà đầu tư, ...

5. Học ngành kiểm toán ở đâu tốt nhất?

Nên học kế toán ở đâu tốt?

Dưới đây là danh sách các đơn vị đào tạo ngành kiểm toán tốt nhất cả nước được Vieclam123.vn tìm hiểu và tổng hợp để bạn có thể tham khảo:

- Tại miền Bắc:

  • Đại học ngoại thương

  • Đại học thương mại

  • Học viện tài chính

  • Học viện ngân hàng

  • Đại học kinh tế quốc dân

  • Đại học Công nghiệp Hà Nội

  • Đại học công đoàn

  • Đại học giao thông vận tải

  • Đại học tài chính - quản trị kinh doanh (Hưng Yên)

- Tại miền Trung:

  • Đại học kinh tế - Đại học Huế

  • Đại học tài chính - kế toán (Quảng Ngãi)

  • Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng

- Tại miền Nam:

  • Đại học Mở - TP HCM

  • Đại học kinh tế TP HCM

  • Đại học ngân hàng TP HCM

  • Đại học kinh tế luật TP HCM

  • Đại học tài chính - marketing HCM

  • Đại học công nghiệp HCM

  • Đại học quốc tế Hồng Bàng

  • Đại học Cần Thơ

6. Cơ hội việc làm ngành kiểm toán

Kiểm toán là một trong những ngành có cơ hội việc làm rất tốt tại Việt Nam. Tốt nghiệp ra trường, cử nhân ngành kiểm toán có thể làm việc tại các doanh nghiệp tư nhân Việt Nam, các công ty có vốn đầu tư nước ngoài cùng rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trực thuộc hoặc chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước Việt Nam, trong đó chịu trách nhiệm công việc chính trong kiểm tra, xác minh tính trung thực của các báo cáo tài chính.

Bên cạnh đó, bạn có cơ hội lựa chọn các vị trí kiểm toán viên khác nhau như:

  • Kiểm toán viên nội bộ trong 1 doanh nghiệp

  • Kiểm toán viên trong các công ty chuyên cung cấp dịch vụ kiểm toán

  • Kiểm toán viên Nhà nước

Không chỉ có cơ hội ở vị trí việc làm đa dạng, kiểm toán cũng là ngành nghề có tính chất nghề nghiệp bền vững và đem lại thu nhập cao cho nhân viên. Nếu là người có năng lực, trình độ chuyên môn cao, khả năng xử lý vấn đề tốt cùng kỹ năng ngoại ngữ thành thạo, bạn hoàn toàn có thể trở thành kiểm toán viên tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức thu nhập lên đến 100 triệu/ tháng.

7. Nên làm việc kiểm toán trong doanh nghiệp tư nhân hay Nhà nước?

Nên làm kiểm toán cho doanh nghiệp nhà nước hay tư nhân

Lựa chọn làm Nhà nước hay tư nhân? Đây không chỉ là câu hỏi của những bạn sinh viên, cử nhân ngành kiểm toán mà rất nhiều ngành nghề khác cũng có chung mối bận tâm như vậy. Trong thực tế, mỗi môi trường làm việc đều có những thế mạnh và hạn chế khác nhau. Do đó việc lựa chọn làm việc trong môi trường kiểm toán tư nhân hay Nhà nước sẽ phụ thuộc vào điều kiện, mục tiêu, nhu cầu cũng như thứ tự ưu tiên của bạn cho các nhu cầu đó. 

Ưu, nhược điểm của môi trường kiểm toán Nhà nước:

  • Ưu điểm: nghề nghiệp bền vững, thu nhập ổn định, môi trường làm việc ít áp lực, ít cạnh tranh và cơ hội thăng tiến dễ dàng hơn. Chế độ đãi ngộ tốt, lương, thưởng cùng những chính sách công việc minh bạch, rõ ràng

  • Nhược điểm: lương thấp hơn môi trường tư nhân

Ưu, nhược điểm của môi trường kiểm toán tư nhân, nước ngoài:

  • Ưu điểm: lương cao, có cơ hội cạnh tranh phát triển bản thân

  • Nhược điểm: nghề nghiệp bấp bênh hơn, bạn phải thực sự chủ động, năng động trong công việc cùng những áp lực và yêu cầu công việc khắt khe

Nói ngắn gọn và dễ hiểu thì nếu là người yêu thích môi trường làm việc nhẹ nhàng, ít áp lực, ổn định lâu dài thì bạn nên lựa chọn môi trường kiểm toán Nhà nước. Ngược lại, nếu lựa chọn thu nhập làm mục tiêu hàng đầu thì tất nhiên bạn nên nâng cao chuyên môn cùng năng lực ngoại ngữ để làm việc trong môi trường kiểm toán tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài.

8. Những tố chất và kỹ năng cần có để trở thành kiểm toán viên giỏi

Những tố chất cần có ở 1 kiểm toán viên hiện đại:

  • Sức khỏe tốt

  • Tư duy nhạy bén

  • Nhanh nhẹn, hoạt bát

  • Khả năng thu nhận, xử lý thông tin tốt

  • Trung thực, chuyên cần

  • Yêu nghề và không ngừng học hỏi

Những kỹ năng quan trọng cần có để trở thành kiểm toán viên giỏi:

  • Kỹ năng tin học

  • Kỹ năng ngoại ngữ

  • Kỹ năng kiểm toán chuyên ngành

  • Kỹ năng sử dụng thành thạo các phương pháp kiểm toán hiện đại

  • Kỹ năng quan sát, lắng nghe và học hỏi tri thức kinh nghiệm

  • Kỹ năng giao tiếp tốt

  • Kỹ năng xử lý tình huống

  • Kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả

9. Tìm việc kiểm toán nhanh, hiệu quả trên website Vieclam123.vn

Cách tìm việc làm kiểm toán tại vieclam123.vn

Trong xã hội hiện nay, để tiếp cận cơ hội việc làm nhanh và có hiệu quả nhất thì ngoài việc trang bị bằng cấp, chuyên môn, kỹ năng hành nghề cùng những tố chất kiểm toán đúc kết được, thì người lao động hiện đại cũng cần nắm bắt được cách tìm việc đơn giản mà hiệu quả.

Trong rất nhiều phương pháp tìm việc, các bạn sinh viên, cử nhân (người lao động) ngành kiểm toán có thể sử dụng những chức năng chuyên dụng trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm nhanh tại website Vieclam123.vn.

Vieclam123.vn có 3 chức năng tìm việc chính là:

  • Chức năng tìm việc bằng từ khóa

  • Chức năng lọc việc tự động

  • Chức năng tạo CV xin việc kế toán khoa học

Ưu điểm của các tính năng tìm việc tại Vieclam123.vn:

  • Tiếp cận việc làm hiệu quả nhanh

  • Tại chỗ

  • Miễn phí

  • Bảo mật thông tin

  • Bền vững

  • Không giới hạn (cho đến khi bạn tìm được việc phù hợp nhất với năng lực và nhu cầu của bản thân).

10. Kết luận

Nói tóm lại, kiểm toán là công việc có cơ hội việc làm rất tốt cho những cử nhân chuyên ngành kiểm toán. Bạn có thể bắt đầu xây dựng ước mơ cho mình từ việc chọn trường, trang bị hành trang về kiến thức kiểm toán, kỹ năng hành nghề cùng những tố chất kiểm toán cần thiết, căn bản nhất.

Cuối cùng, hãy truy cập vào trang thông tin chính thức của Vieclam123.vn - trang web cung cấp cơ hội việc làm kế toán, kiểm toán tốt nhất thị trường Việt Nam hiện nay. Địa chỉ truy cập: https://vieclam123.vn.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023