Blog

Khoáng sản là gì? Khám phá những thông tin thú vị về khoáng sản

06/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ở Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng dồi dào, trong đó có khoáng sản. Khoáng sản đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh tế của đất nước, giúp nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển hơn. Tuy vậy, trong hoạt động khoáng sản, không thể tránh khỏi những tác động khiến môi trường bị ô nhiễm và chúng ta cần biết cách bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. Vậy khoáng sản là gì? Để hiểu rõ các thông tin về khoáng sản, hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Khoáng sản là gì? Khoáng sản có mấy loại?

1.1. Khoáng sản là gì?

Khoáng sản là các vật chất vô cùng gần gũi với con người, giúp cuộc sống con người được cải thiện và nâng cao hơn. Khoáng sản có vai trò vô cùng quan trọng, góp phần vào nhiều hoạt động quan trọng của con người, có thể kể tới một số loại khoáng sản ngày thường mà chúng ta vẫn bắt gặp như: Than đá, sắt, kẽm, nhôm, vàng, dầu khí, nguồn nước khoáng tự nhiên…

Tìm hiểu khoáng sản là gì

Hiện nay, do khoáng sản có giá trị to lớn cũng như có các quan hệ xã hội phát sinh trong các giai đoạn như thăm dò, khảo sát, chế biến, khai thác khoáng sản khiến Nhà nước quản lý các khoáng sản bằng pháp luật.

Vậy khoáng sản là gì dưới góc độ pháp luật?

Theo Luật khoáng sản, khoáng sản là những tài nguyên trên mặt đất, trong lòng đất được tích tụ ở khoáng chất, khoáng vật có ích như thể lỏng, thể rắn, thể khí và có thể khai thác được. Khoáng sản cũng là các khoáng chất, khoáng vật ở bãi thải của mỏ và có thể khai thác lại về sau.

1.2. Khoáng sản có mấy loại?

Dựa vào công dụng mà khoáng sản được chia thành 4 loại như sau: Khoáng sản phi kim, khoáng sản kim loại, khoáng sản nước và khoáng sản nhiên liệu.

1.2.1. Khoáng sản kim loại

Khoáng sản kim loại là khoáng sản ở các quặng, tạo thành kim loại hoặc hợp chất của chúng qua quá trình chế luyện. Khoáng sản kim loại gồm có: Nhóm khoáng sản kim loại cơ bản như Đồng, Thiếc, Kẽm, Chì…; nhóm khoáng sản sắt và hợp kim của sắt như Mangan, sắt, Crôm…; Nhóm kim loại nhẹ như Titan, Nhôm, Magiê; Nhóm kim loại hiếm và rất hiếm; Nhóm kim loại phóng xạ như Thori, Urani, Radi…

Khoáng sản kim loại tạo thành kim loại hoặc hợp chất của chúng

1.2.2. Khoáng sản phi kim

Khoáng sản phi kim là khoáng sản quặng, qua quá trình chế biến lấy ra hợp chất hoặc đơn chất không có kim loại hay được sử dụng trực tiếp như: Nhóm nguyên liệu gốm sử có khả năng chịu lửa gồm kaolin, sét…; Khoáng sản hóa chất và phân bón như apatit, lưu huỳnh, photphorit,...; Nhóm nguyên liệu kiến trúc xây dựng như đá vôi, cát, đá hoa…

1.2.3. Khoáng sản nhiên liệu

Khoáng sản nguyên liệu là là những loại đá có nguồn gốc từ các sinh vật tạo nên như dầu, than đá, than bùn… Các loại khoáng sản này có thể sử dụng làm chất đốt, sản xuất dược phẩm, hóa phẩm và một số thành phần khác như vật liệu khuôn đúc, sợi nhân tạo…

1.2.4. Khoáng sản nước

Khoáng sản nước là khoáng sản quan trọng trong đời sống con người. Đây là những loại nước được dùng cho công nghiệp, sinh hoạt như nước khoáng, sử dụng trong y tế và sinh hoạt như bùn khoáng.

2. Khoáng sản có vai trò gì?

Sau khi đã biết được khoáng sản là gì, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của khoáng sản nhé!

Vai trò quan trọng của khoáng sản

Tuy khoáng sản không ảnh hưởng, quyết định tới sự phát triển của con người và các loài động thực, vật như các môi trường đất, nước, không khí… Nhưng khoáng sản lại có vai trò vô cùng quan trọng, đảm bảo xã hội có thể duy trì và phát triển.

Nếu không có một tài nguyên khoáng sản nào, xã hội sẽ không thể phát triển bền vững và ổn định, tuy xét từ phương diện cá nhân thì không cần tài nguyên khoáng sản, con người vẫn có thể tồn tại.

Tầm quan trọng và vai trò của khoáng sản sẽ được thể hiện ở hai phương diện chính là kinh tế và chính trị.

Một là trên phương diện về kinh tế, khoáng sản đóng vai trò là nguồn nguyên liệu chính cho các ngành công nghiệp chủ chốt của nước nhà như sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất xi măng, đồng thời quặng sắt có vai trò quan trọng trong ngành cơ khí, luyện kim. Những khoáng sản giúp nhiều ngành kinh tế quan trọng được cung cấp năng lượng và phục vụ sinh hoạt cho con người hằng ngày như dầu mỏ, than đá, khí gas… Không chỉ dừng lại ở đó, khoáng sản còn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cho con người như nước nóng, nước khoáng và cung cấp nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.

Khoáng sản có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia

Ở nhiều nước trên thế giới, ngành công nghiệp khoáng sản chiếm lĩnh tỷ trọng cao trong nền kinh tế của các nước đó như công nghiệp than đá ở Ukraina, công nghiệp khai thác đồng ở Chile, công nghiệp dầu mỏ ở Iraq, Cooet à Venezuela. Một số nước có nguồn thu ngân sách một phần là dựa vào hoạt động khai thác khoáng sản hư Cooet, Venezuela, Brunei…

Hai là trên phương diện chính trị, trong giao lưu quốc tế, khoáng sản giúp các quốc gia có vị trí quan trọng và góp phần vào việc giúp quốc gia trở nên tự chủ, độc lập. Đôi khi, khoáng sản cũng khiến các quốc gia bị ảnh hưởng về mặt chính trị như quốc gia nào không có khoáng sản thì sẽ phải phụ thuộc vào quốc gia có nhiều khoáng sản, khiến quốc gia có khoáng sản tăng vấn đề về chính trị và kinh tế.

Tài nguyên khoáng sản còn có vai trò và tầm quan trọng tới các hoạt động của môi trường xung quanh qua ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp. Các thành phần môi trường như nước, đất, không khí, hệ sinh thái… bị tác động rất nhiều bởi hoạt động khai thác khoáng sản. Bởi vì khoảng sản cần phải khai thác số lượng nhiều, trên quy mô rộng lớn và thời gian khai thác dài ngày cũng như sử dụng tới hóa chất, phương tiện trợ giúp, khiến môi trường càng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là những hoạt động khai thác khoáng sản độc hại, đòi hỏi chúng ta cần có biện pháp bảo vệ môi trường hợp lý.

Khoáng sản cần phải được khai thác hợp lý

3. Nâng cao bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản

Đối với các cá nhân, tổ chức khi thực hiện khai thác khoáng sản cần sử dụng các thiết bị, công nghệ và vật liệu thân thiện với môi trường. thực hiện những biện pháp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa những tác động xấu tới môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản, đảm bảo luôn thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

Môi trường có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng nếu việc khai thác khoáng sản quá đà và không chú trọng tới công tác bảo vệ môi trường, khiến môi trường mất khả năng phục hồi và mất đi các giá trị vốn có. Do đó, pháp luật sẽ xử lý các trường hợp vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.

Cá nhân, tổ chức hoạt động khoáng sản cần chịu toàn bộ các chi về về việc cải tạo, bảo vệ và phục hồi môi trường bằng những giải pháp khác nhau. Trong dự án đầu tư cần phải được xác định các chi phí bảo vệ, cải tạo môi trường, kèm theo bản cam kết bảo vệ môi trường và báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cư quan có thẩm quyền phê duyệt dựa vào quy định của pháp luật hiện hành.

Nâng cao bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản

Với những trường hợp khác thì cá nhân, tổ chức trước khi khai thác khoáng sản cần ký quỹ phục hồi, cải tạo môi trường theo quy định của Chính phủ, đồng thời cần gửi một khoản tiền vào quỹ bảo vệ môi trường theo quy định để thực hiện nghĩa vụ của mình, giúp phục hồi lại môi trường. Các tổ chức, cá nhân khi tiến hành ký quỹ thì cần phải tuân thủ các quy định của pháp luật và thực hiện đúng thủ tục, trình tự do pháp luật đưa ra.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được khoáng sản là gì và những thông tin khác về khoáng sản. Ở Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung, khoáng sản đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp nền kinh tế tăng trưởng ổn định và phát triển cũng như giúp một số quốc gia nâng cao tình hình chính trị của đất nước mình. Trong quá trình khai thác khoáng sản, cá nhân và tổ chức cần chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, cải tạo và phục hồi môi trường theo quy định của pháp luật.

Phát triển bền vững là gì?

Phát triển bền vững hướng tới một tương lai ổn định hơn, đẩy mạnh nền kinh tế nước nhà ngày càng phát triển. Vậy phát triển bền vững là gì? Truy cập bài viết dưới đây để biết được thông tin về phát triển bền vững nhé!

Phát triển bền vững là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023