Blog

Khi phỏng vấn cần lưu ý gì để đánh giá các ứng viên chuẩn nhất

08/03/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mục đích của nhà tuyển dụng đối với mỗi cuộc phỏng vấn chính là tìm được ứng viên phù hợp nhất đối với vị trí tuyển dụng. Vậy khi phỏng vấn cần lưu ý gì để đánh giá được ứng viên một cách chuẩn xác nhất cũng như xây dựng hình ảnh nhà tuyển dụng thật chuyên nghiệp, bạn đã biết chưa? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của Vieclam123.vn nhé. 

1. 5 điều nhà tuyển dụng khi phỏng vấn cần lưu ý

Khi phỏng vấn cần lưu ý gì? Dưới đây là 5 điều nhà tuyển dụng cần ghi nhớ:

1.1. Xác định rõ mục tiêu tuyển dụng

Nhà tuyển dụng cần biết mình đang tuyển dụng nhân sự ở vị trí nào, số lượng cần tuyển là bao nhiêu, yêu cầu cụ thể đối với ứng viên là gì?

Có như vậy, nhà tuyển dụng mới dễ dàng lọc hồ sơ ứng viên và chỉ sắp xếp buổi phỏng vấn cho những ứng viên phù hợp nhất. Trong những ứng viên đó, lại có những ứng viên có kỹ năng phù hợp với công việc, có những ứng viên không. 

Xác định được những kỹ năng, kinh nghiệm cần tìm ở ứng viên giúp nhà tuyển dụng dễ dàng chọn được ứng viên tiềm năng.

Những điều nhà tuyển dụng khi phỏng vấn cần lưu ý

1.2. Tạo không gian thoải mái cho buổi phỏng vấn

Buổi phỏng vấn nên được diễn ra trong một không gian thoáng đãng, tạo không khí của sự nghiêm chỉnh nhưng không quá khắt khe khiến ứng viên cảm thấy áp lực, lo sợ. 

Buổi phỏng vấn nên được diễn ra như một cuộc trao đổi để ứng viên có thể thoải mái bày tỏ những quan điểm của mình. Hai bên càng nói chuyện tự nhiên, nhà tuyển dụng càng khai thác được chiều sâu trong tính cách của ứng viên.

1.3. Chuẩn bị sẵn câu hỏi phỏng vấn

Đối với từng vị trí ứng tuyển nhất định, nhà tuyển dụng nên chuẩn bị sẵn những câu hỏi phỏng vấn để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ. Tránh trường hợp đặt câu hỏi theo cảm tính, sự tò mò nhất thời khiến câu hỏi không có sự chuyên nghiệp, không thể khai thác được những thông tin thực sự hữu ích.

Thông thường, bộ câu hỏi sẽ bao gồm các câu hỏi cơ bản về thông tin ứng viên, câu hỏi tình huống để đánh giá kỹ năng, kinh nghiệm, câu hỏi hành vi để đánh giá thái độ, tính cách của ứng viên.

1.4. Sẵn sàng trả lời các câu hỏi từ ứng viên

Bên cạnh việc chuẩn bị chu đáo bộ câu hỏi phỏng vấn, nhà tuyển dụng cần chuẩn bị sẵn những câu trả lời cho những câu hỏi thường gặp từ ứng viên như: “công việc cụ thể của vị trí này là gì?”, “kỹ năng nào quan trọng nhất đối với vị trí này?”, “văn hóa, môi trường làm việc trong công ty như thế nào?”,...

Trả lời ứng viên một cách trôi chảy, thấu đáo sẽ giúp nhà tuyển dụng nâng cao vị thế của mình và lấy được sự tôn trọng của ứng viên.

Những điều nhà tuyển dụng khi phỏng vấn cần lưu ý

1.5. Thông báo cho ứng viên về quy trình tuyển dụng

Nhà tuyển dụng nên chủ động thông báo cho ứng viên về quy trình tuyển dụng, thời gian họ sẽ nhận được kết quả phỏng vấn. Điều này cũng giúp nhà tuyển dụng tránh được những cuộc gọi hỏi kết quả từ ứng viên trong khi quy trình tuyển dụng vẫn đang tiếp diễn. 

2. 3 điều khi phỏng vấn nhà tuyển dụng nên tránh

Mắc phải những lỗi trong tuyển dụng sau đây, nhà tuyển dụng đã làm giảm đi hình ảnh chuyên nghiệp của bản thân nói riêng cũng như doanh nghiệp nói chung trong mắt người lao động.

2.1. Để ứng viên ngồi chờ quá lâu

Nhà tuyển dụng nên sắp xếp thời gian phỏng vấn cho từng ứng viên vào khung giờ phù hợp. Tránh hẹn nhiều ứng viên trong cùng một thời điểm để họ phải chờ đợi lâu hàng tiếng đồng hồ.

Việc để ứng viên chờ đợi khiến họ cảm thấy mệt mỏi, thậm chí có những ứng viên còn quyết định bỏ về. Như vậy, nhà tuyển dụng có thể đã đánh mất cơ hội được hợp tác với những ứng viên tiềm năng rồi.

Điều khi phỏng vấn nhà tuyển dụng nên tránh

2.2. Hỏi quá nhiều, không có quy trình

Việc đặt câu hỏi là điều nhà tuyển dụng cần làm nhưng đó phải là những câu hỏi được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận, phù hợp với vị trí ứng tuyển và thích hợp với hồ sơ của từng ứng viên để khai thác thêm thông tin từ họ.

Tránh cách hỏi theo cảm tính, hỏi về đời sống cá nhân, riêng tư của ứng viên. Cũng không nên đặt câu hỏi quá dồn dập, hoặc hỏi những câu mang tính tiêu cực. 

Nhà tuyển dụng nên biết cách đặt câu hỏi và biết cách lắng nghe ứng viên để buổi phỏng vấn là một cuộc trao đổi chứ không phải buổi tranh luận hay giáo huấn đạo lí. 

2.3. Đưa ra quyết định vội vàng, cảm tính, từ chối ứng viên thẳng thừng, thiếu tế nhị

Nhà tuyển dụng nên xây dựng hệ thống đánh giá ứng viên dựa trên những tiêu chí nhất định để đảm bảo kết quả tuyển chọn khách quan, công bằng nhất. Không nên chỉ vì thích, yêu, ghét cách thể hiện của một ứng viên nào đó mà vội vàng đưa ra kết quả mà không suy xét đến những yếu tố khác như kỹ năng, kinh nghiệm.

Thông báo kết quả phỏng vấn cũng nên được gửi qua email hoặc xác nhận lại qua cuộc gọi trực tiếp thay vì đưa ra lời từ chối thẳng thừng ngay khi kết thúc buổi phỏng vấn. Những lời từ chối thiếu tế nhị có thể gây tổn thương cho người khác và khiến ứng viên không có thiện cảm với bạn cũng như công ty, doanh nghiệp của bạn.

Nếu đưa ra lời từ chối, hãy giải thích để ứng viên biết được lí do và gửi lời cảm ơn tới họ đã dành thời gian tham gia phỏng vấn. Nhà tuyển dụng có thể hẹn ứng viên vào những đợt tuyển dụng những vị trí khác phù hợp hơn. Đây chính là cách để nhà tuyển dụng nâng cao sự chuyên nghiệp của mình cũng như gia tăng cơ hội có thể tuyển dụng được nhân sự phù hợp trong tương lai.

Như vậy, qua bài viết trên đây, bạn đã biết khi phỏng vấn cần lưu ý những gì để chọn lựa được ứng viên phù hợp cũng như xây dựng hình ảnh bản thân thật chuyên nghiệp rồi chứ. Chúc các nhà tuyển dụng sẽ luôn có những buổi phỏng vấn thành công trong tương lai!

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023