Khâu nhục là món gì? Chế biến khâu nhục tại nhà bằng cách làm đơn giản
Khâu nhục là món gì? Chế biến khâu nhục tại nhà bằng cách làm đơn giản
Một trong những món ăn truyền thống thường xuất hiện trong các lễ cưới hỏi, dịp đặc biệt của đồng bào dân tộc người Tày, Nùng là món khâu nhục. Chỉ từ những nguyên liệu đơn giản, dễ dàng tìm kiếm, chúng ta đã có thể chế biến là một món ăn thơm ngon hấp dẫn. Với những người đã từng ăn món này, hẳn sẽ nhớ mãi không quên hương vị của khâu nhục. Vậy khâu nhục là món gì? Để hiểu hơn về món khâu nhục, cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!
MỤC LỤC
Một món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc và được người dân chúng ta biến tấu thành một món ăn gọi là khâu nhục. Vậy khâu nhục là món gì?
Khâu nhục là một món ăn được xuất phát từ tiếng Hoa, hay còn gọi là nằm khâu và được người Việt chúng ta đánh vần lại tên gọi. Trong đó, khâu có nghĩa là mềm rục, tan trong miệng, còn nhục là thịt, ghép lại có nghĩa là một món ăn được làm từ thịt heo chín nhừ được làm từ nhiều công đoạn khác nhau.
Khâu nhục là một món thịt kho truyền thống của người Việt Nam ta, thường xuất hiện trong các dip cưới, hỏi, lễ Tết. Món ăn được tẩm ướp nhiều loại gia vị khác nhau và được chế biến khá cầu kỳ, hấp hoặc chưng cách thủy trong một khoảng thời gian dài tới khi thịt chín mềm.
Sau khi từ Trung Quốc du nhập vào Việt Nam, khâu nhục đã trở thành món ăn được người Tày, Ngái, Nùng biến tấu trở thành một món ăn đặc sản hấp dẫn du khách, nổi tiếng đặc biệt tại Lạng Sơn và Tiên Yên, Quảng Ninh.
Như đã nói ở trên, khâu nhục là món ăn được du nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam, đây là món ăn bắt nguồn từ người Khách Gia và người Quảng Đông (Trung Quốc). Khâu nhục là từ phát âm trong tiếng Trung, chữ Hán nhục là thịt, còn khâu là hấp đến mềm rục, do đó khâu nhục có nghĩa là thịt được hấp tới mức mềm rục hay chín nhừ, ăn tan trong miệng.
Người Quảng Đông, Trung Quốc coi món ăn này là một món mang ý nghĩa rất lớn. Tuy cách chế biến dân dã, thế nhưng cách bài trí của món ăn trên đĩa có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, được bài trí theo hình dạng quả đồi nhỏ nhô cao lên thể hiện sức mạnh và ý chí con người, luôn vươn lên và vượt qua mọi thử thách.
Bởi vậy, đối với người dân tộc Tày, Nùng tại Việt Nam và người Hoa sinh sống ở nước ta, khâu nhục trở thành món ăn không thể thiếu, đặc biệt trong các ngày lễ hay cưới hỏi quan trọng.
Trước khi tiến hành làm món khâu nhục, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau đây:
- Thịt ba rọi ngon: 1kg.
- Chao đỏ: 2 viên.
- Khoai môn: 1 củ, tỏi tép: 1 củ.
- Ngũ vị hương: 2 thìa cà phê.
- Nước mơ muối: 2 muỗng canh, kèm theo 2 quả mơ muối.
- Nước lạnh: ½ chén.
- Gừng tươi: 1 củ.
- Hành tím: 4 củ.
- Dầu hào: 2 muỗng canh.
- Tương cà.
- Xốt mơ: 2 muỗng canh, hoặc nếu không có thì bạn thay thế bằng tương xí muội Lee Kum Kee.
Đầu tiên, khi bạn mua thịt heo về cần rửa sạch, sau đó chà xát với muối và rửa lại một lần nữa. Sau khi rửa xong, bạn để ráo nước và cắt thành từng miếng vuông lớn, để việc cắt thành từng miếng vuông dễ dàng hơn, bạn nên mua những tảng thịt to, có độ đàn hồi và không có mùi lạ nhé!
Bạn đun một nồi nước sôi, sau đó cho thịt lợn vừa thái xong vào nồi đun khoảng 5 phút đồng hồ, tiếp theo vớt vào nước đá lạnh và rửa sạch. Để miếng da heo có độ giòn và ngon nhất định, bạn dùng dĩa hoặc các que tăm đâm lên bề mặt da heo, sau đó chà xát một lớp muối nên nơi vừa đâm, để thịt khoảng 30 phút vào trong ngăn mát của tủ lạnh.
Khi đã đủ 30 phút đồng hồ, bạn vét sạch lớp muối trên da heo đi bằng cách dùng dao vét và phần muối còn lại dùng khăn hoặc giấy lau sạch.
Đến bước tiếp theo, bạn chiên thịt heo và cần phải thực hiện chiên 2 lần như sau:
- Chiên lần 1: Bắc chảo lên bếp, sau đó đổ dầu ăn vào chảo sao cho ngập 1 nửa miếng thịt hoặc toàn bộ phần da của miếng thịt. Khi dầu sôi, cho thịt vào chiên đến khi lớp da chuyển sang màu vàng, bạn vớt miếng thịt ra, ngâm với nước mát trong 10 phút, sau đó để khô.
- Chiên lần 2: Khi miếng thịt đã khô, bạn đưa miếng thịt vào chảo dầu vừa nãy, tiếp tục chiên lần 2 tới khi lớp da chuyển sang màu nâu cánh gián. Bạn vớt ra và ngâm miếng thịt vào nước lạnh, nếu phần da heo có hiện tượng cháy khét thì nên cạo nhẹ phần cháy đi.
Bắc một nồi nước lên bếp, sau khi sôi cho miếng thịt đã chiên ở bước 2 vào luộc trong 10 phút, khi chín thì bạn cắt thành những miếng mỏng vừa miệng. Trong thời gian đợi thịt chín, bạn có thể sơ chế các nguyên liệu còn lại.
Rửa sạch khoai môn, sau đó gọt vỏ và rửa sạch nhớt, thái lát mỏng, chiên vàng qua dầu chiên thịt và vớt ra để khô dầu. Gừng cạo vỏ, hành tím bóc vỏ và cả hai băm nhỏ, có thể để riêng; tỏi bạn bóc vỏ, băm nhuyễn; mơ muối bỏ hạt ra ngoài và dầm sao cho thật nhuyễn.
Bạn trộn đều các nguyên liệu gồm: Dầu hào, chao đỏ, mơ muối, xốt mơ, nước muối mơ và nửa chai tương cà vào bát hoặc tô. Tiếp đó, bắc chảo lên bếp, phi thơm tỏi, gừng, hành băm, sau đó đổ phần nước xốt mới pha vào chảo và đảo đều. Tiếp đến, cho phần ngũ vị hương vào đảo trong vòng 1 phút, cho thêm chút nước lạnh và nêm nêm gia vị.
Tuy phần nước sốt mới pha có thể hơi mặn, thế nhưng khi ướp với khoai môn và thịt sẽ đặc biệt vừa ăn. Nếu muốn ăn mặn hơn, bạn cho chao đỏ vào khuấy đều, còn nếu muốn ăn ngọt hơn thì cho thêm tương cà, xốt mơ vào phần xốt đảo đều.
Để tránh dính tay, bạn đeo găng tay nilon vào, sau đó phết lên miếng thịt một lớp mỏng nước sốt, phết lên cả khoai môn đã chiên trước đó. Xếp xen kẽ khoai môn và thịt vào những cái bát lớn, sau đó cho những cái chén này chưng cách thủy trong nồi trong khoang 3 tiếng, cho tới khi thịt và khoai chín mềm.
Thành phẩm đạt được cần đảm bảo khoai chín, thịt chín mềm, thế nhưng không nát, cả hai đều có mùi vị thơm ngon đặc trưng. Phần thịt cho vào miệng sẽ tan, ngon, phần da cần phải phồng lên và có màu nâu đỏ đẹp mắt. Những bát thịt vừa chưng cách thủy chưa dùng đến có thể cất ngăn mát tủ lạnh để bảo quản, khi nào ăn chỉ cần hấp lại và bảo quản trong ngăn mát trong vòng 1 tuần.
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được khâu nhục là món gì và cách chế biến món ăn thơm ngon, hấp dẫn này. Khâu nhục là một món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Hoa và có một vị ngon đặc trưng. Cách chế biến món ăn này khá cầu kỳ, đòi hỏi bạn cần có thời gian và nêm nếm gia vị đúng chuẩn, có như vậy mới tạo nên một món ăn thơm ngon và đặc sắc.
Với những người thường xuyên ăn hải sản tươi sống hay các món như Sushi, Sashimi thì hẳn không còn xa lạ với Wasabi. Với mùi vị cay nồng, khử tanh hiệu quả và giúp món ăn thơm ngon hơn, Wasabi được nhiều người ưa chuộng và có giá thành khá đắt đỏ. Vậy Wasabi là gì? Truy cập bài viết bên dưới để hiểu thêm về Wasabi nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023