Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là gì? Là một kế toán, bạn đã sử dụng thành thạo các phương pháp kế toán tổng hợp nguyên vật liệu hay chưa? Hãy cùng các chuyên gia từ vieclam123.vn khám phá chi tiết về loại nghiệp vụ kế toán quan trọng này.
Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu là cách hạch toán tổng hợp đối với các vật liệu, là phương pháp ghi chép lại tất cả những biến động của các nguồn nguyên vật liệu về mặt giá trị vào trong sổ kế toán tổng hợp. Để tiến hành hạch toán cho nguyên vật liệu tuân thủ theo đúng các quy định đã được hệ thống kế toán đưa ra, người kế toán viên sẽ phải lưu ý xác định rõ và chính xác nguyên vật liệu được phân loại vào nhóm hàng tồn kho, việc hạch toán tổng hợp đối với chúng sẽ có thể sử dụng một trong hai phương pháp sau đây để triển khai, tiến hành.
- Phương pháp thứ nhất: kê khai thường xuyên
- Phương pháp thứ hai: Kiểm kê định kỳ
Kê khai thường xuyên kế toán tổng hợp nguyên vật liệu được hiểu ngắn gọn chính là một phương pháp thực hiện thao tác ghi chép lại để có thể phản ánh một cách liên tục, thường xuyên và có hệ thống về thực trạng của tình hình nhập, tình hình xuất và tồn kho của những loại vật liệu được ghi chép ở trên sổ kế toán tổng hộ và trên những tài khoản kế toán. Việc làm này dựa vào cơ sở thông tin của chứng từ nhập – xuất.
Như thế, có thể thấy được rằng, việc xác định các giá trị của vật liệu sử dụng được dựa trực tiếp trên chứng từ về xuất kho. Điều kiện thực hiện đó chính là sau khi kế toán viên đã tiến hành xong việc tập hợp, phân loại nguyên vật liệu trên cơ sở đối tượng để ghi chép lại theo từng tài khoản, theo sổ kế toán.
Phương pháp này có ưu điểm vượt trội như sau:
- Phản ánh được một cách chính xác và đầy đủ thông tin về những giá trị của vật liệu sau khi xuất. Đặc biệt, nó có thể phản ánh được vật liệu tồn kho có giá trị như thế nào ở trên 2 “địa chỉ” là sổ kế toán và trên tài khoản kế toán. Việc này được xác định bất cứ khi nào ở trong một kỳ kế toán.
Tuy nhiên, phương pháp kê khai thường xuyên cũng không tránh được những nhược điểm. Vậy nhược điểm của nó thể hiện ra sao? Nó khá phức tạp, phải ghi chép trên nhiều sổ sách lại gây mất rất nhiều thời gian.
Đối với phương pháp này, các chứng từ được sử dụng sẽ bao gồm những gì?
Tất cả những trường hợp tăng hay giảm nguồn nguyên liệu vật tư đều có đủ các chứng từ kế toán, chúng sẽ được lấy làm cơ sở pháp lý để thực hiện việc ghi chép kế toán. Vậy những chứng từ này bao gồm các giấy tờ nào?
- Phiếu nhập và xuất kho. Có thể gọi là hóa đơn và đồng thời đóng vai trò kiêm của phiếu xuất kho.
- Phiếu xuất kho và đồng thời kiêm luôn giấy tờ có giá trị cho hoạt động vận chuyển nội bộ
- Biên bản kiểm nghiệm, mẫu biên bản về việc kiểm kê vật tư.
- Mẫu phiếu báo các nguồn vật tư còn lại vào cuối kỳ.
Khi lập chứng từ, yêu cầu bắt buộc là cần được lập kịp thời những chứng từ mang tính bắt buộc, đúng với tất cả những quy định về chứng từ và được đảm bảo phải có đầy đủ tất cả mọi yếu tố, từ đó sẽ bảo đảm tốt nhất tính chất hợp pháp cho chứng từ để ghi chép vào trong sổ kế toán.
Về tài khoản sử dụng, việc làm kế toán tổng hợp nguồn nguyên vật liệu phải được xác định các tài khoản rõ ràng. Sự biến động của nguồn nguyên vật liệu sau khi đã được phản ánh ở trên chứng từ kế toán thì tiếp tục được phản ánh qua những tài khoản cấp 1 – 2 về vấn đề vật liệu. Tuy nhiên, đây chính là một phương pháp hiệu quả để phân loại và phản ánh lại cho cấp trên một cách liên tục, thường xuyên. Có nhiều tài khoản phản ánh, trong đó phải kể tới như tài khoản TK151, TK152, tk331, TK111, TK112, TK128, TK141, ...
Phương pháp kiểm kê theo định kỳ sẽ không cần phải theo dõi tình hình về nhập hay xuất hoặc tồn kho một cách thường xuyên đối với các loại vật liệu nữa mà thay vào đó, nó đơn giản hơn rất nhiều. Người kế toán chỉ việc phán ánh lại giá trị từ đầu kỳ và cuối kỳ ở loại vật liệu tồn kho dựa vào hoạt động kiểm kê khi đến cuối kỳ kế toán.
Xuất phát từ đây, nhiệm vụ tiếp theo của kế toán là xác định rõ số lượng thực tế tồn kho là bao nhiêu. Đồng thời cũng xác định rõ lượng vật liệu sẽ xuất ra phục vụ cho hoạt động kinh doanh sản xuất cũng như phục cho cho nhiều mục đích khác nhau trong một kỳ. Công thức xác định đã được xây dựng sẵn từ trước.
Đê có thể trở thành một nhân viên kế toán tổng hợp nguyên – vật liệu tốt thì bạn cần lưu ý thực hiện đầy đủ những nội dung sau đây:
Thứ nhất, theo dõi chi tiết, cụ thể để phản án cũng như tiến hành hạch toán một cách đầy đủ và kịp thời tất cả những sự biến động của nguồn nguyên vật liệu. Nghiệp vụ phát sinh nào thì cần được phản ánh đầy đủ ngay tại thời điểm trong ngày hôm đó. Đồng thời luôn phải tính đến các phương án tốt nhất để bảo quản nguồn nguyên vật liệu nhằm phục vụ hiệu quả nhất cho lĩnh vực sản xuất.
Ngoài nguyên vật liệu để ở trong khi ra thì người kế toán tổng hợp cần phải theo dõi một cách thường xuyên nguyên vật liệu hay hàng hóa mua về. Tiếp theo, cần thực hiện đầy đủ việc kiểm kê theo hai phương thức định kỳ - đột xuất tồn kho ở trong thực tế đối với nguồn vật tư cùng với các thành phần, các số liệu trong sổ sách. Việc này cần làm tốt và cẩn thận, thường xuyên để kịp thời giải quyết mọi vấn đề.
Một công việc vô cùng quan trọng khác mà kế toán tổng hợp nguồn nguyên vật liệu cũng cần nắm bắt được đó chính là phối hợp với người quản lý để tiến hành các khâu sản xuất, từ đó tiến hành kiểm kê đầy đủ sản phẩm, vật tư còn đang ở trạng thái dở dang trên hệ thống dây chuyền, từ đó sử dụng một cách hợp lý nhất.
Như vậy, với bài viết này, vieclam123.vn đã cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin hữu ích để hiểu biết rõ nhất về nghiệp vụ kế toán tổng hợp nguyên vật liệu. Cập nhật ngay để có thể nâng cao nghiệp vụ cho mình bạn nhé.
Nếu đang rèn giũa nghiệp vụ kế toán, bạn nhất định phải đọc bài viết dưới đây, vieclam123.vn đưa ra những thông tin đầy đủ và gợi ý đến bạn những bài tập kế toán dịch vụ nhà hàng hay nhất, có tính phổ cập với thực tế nhất.
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023