Blog

Tổng hợp những điều cần biết về kế toán quản trị chi phí môi trường

24/03/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Ngày nay, môi trường đang trở thành vấn đề cấp thiết của toàn xã hội. Việc nghiên cứu và áp dụng kế toán quản trị trong môi trường ngày càng được các doanh nghiệp quan tâm tới. Để giải quyết các vấn đề môi trường hiệu quả, doanh nghiệp cần biết cách bố trí các cán bộ kế toán chuyên trách để giải quyết các vấn đề về lợi ích và chi phí cho môi trường, đảm bảo hệ sinh thái diễn ra hiệu quả. Vậy kế toán quản trị chi phí môi trường là gì? Trong bài viết ngày hôm nay, vieclam123.vn sẽ giúp bạn làm sáng tỏ những nội dung về kế toán quản trị chi phí trong môi trường nhé!

1. Tìm hiểu kế toán quản trị chi phí môi trường là gì?

Trong doanh nghiệp hoạt động về môi trường và các vấn đề liên quan tới môi trường, không thế thiếu công việc của một kế toán quản trị chi phí môi trường. Kế toán sẽ là người có nhiệm vụ tính toán, kiểm soát các chi phí liên quan tới những dự án của doanh nghiệp, qua đó doanh nghiệp sẽ đầu tư hiệu và đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện về vấn đề môi trường, kinh tế.

Khái niệm kế toán quản trị chi phí môi trường

Kế toán quản trị chi phí sẽ là người tính toán những công việc, hoạt động trong doanh nghiệp và đề xuất, đưa ra những ý kiến có lợi với môi trường, hoạt động trong doanh nghiệp.

2. Phân loại và nội dung của kế toán quản trị chi phí môi trường

Để có thể quản trị tốt chi phí môi trường, việc quan trọng nhất của một kế toán là nhận diện các chi phí môi trường (Environment cost) trong doanh nghiệp. Cụ thể, các chi phí môi trường sẽ bao gồm chi phí xử lý chất thải, khí thải; chi phí nguyên liệu, vật liệu không phải đầu ra của sản phẩm; chi phí phòng ngừa và quản lý môi trường; chi phí chế biến không tạo ra các sản phẩm.

2.1. Chi phí môi trường về xử lý chất thải và khí thải

Các kế toán quản trị cần nắm được những chi phí môi trường về xử lý khí thải, chất thải dưới đây.

2.1.1. Chi phí khấu hao

Chi phí khấu hao là những chi phí khấu hao của những thiết bị xử lý, đồng thời được kiểm soát chất thải như phương tiện thu gom, máy đầm rác, hệ thống thu hồi nhiệt thải, nhà máy xử lý nước thải, bộ lọc ô nhiễm không khí, đầu tư cho các hệ thống giảm tiếng ồn. Bên cạnh đó, chi phí khấu hao gồm những chi phí cho các khoản đầu tư khắc phục ô nhiễm môi trường, đầu tư cho việc cải thiện cảnh quan hay chi phí thuê bãi rác.

Chi phí khấu hao

2.1.2. Một số chi phí khác

Bên cạnh chi phí khấu hao, trong quá trình xử lý chất thải, khí thải còn có các chi phí như sau: Chi phí bảo trì và vật liệu hoạt động; các khoản thuế, lệ phí, phí; chi phí nhân viên; các khoản nộp phạt.

2.2. Chi phí về bảo hiểm trách nhiệm trong môi trường

Bảo hiểm môi trường là bảo hiểm mà doanh nghiệp cần thực hiện nếu gây thiệt hại tới sức khỏe con người và môi trường xung quanh. Những hoạt động cần chịu trách nhiệm pháp lý nghiêm ngặt là những hoạt động gây nguy hiểm tới con người, ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học, hỏng tài sản… Tùy theo ngành sản xuất mà bảo hiểm này sẽ là tự nguyện hoặc bắt buộc.

2.3. Dự phòng cho những chi phí xử lý, làm sạch, đền bù

Kế toán cần tính toán và dự phòng các khoản chi phí này để dự tính cho những hoạt động trong doanh nghiệp có thể phát sinh, liên quan tới môi trường. Đó có thể là các chi phí dự phòng cho trách nhiệm loại bỏ, tái chế chất thải; đáp ứng công nghệ hiện đại; khắc phục, dọn dẹp, sửa chữa ô nhiễm…

Dự phòng cho những chi phí xử lý và làm sạch

2.4. Chi phí cho quản lý và phòng ngừa môi trường

Các chi phí này phản ánh tới các chi phí hoạt động và chi phí phòng ngừa trong quản lý môi trường nói chung, gồm có: Chi phí mua ngoài cho quản lý ,môi trường; chi phí nghiên cứu và phát triển; chi phí nhân viên cho những hoạt động quản lý môi trường nói chung; chi phí quản lý môi trường khác; chi phí phát sinh thêm do sử dụng các công nghệ sản xuất an toàn và sạch hơn.

2.5. Chi phí về nguyên vật liệu đầu ra trong sản phẩm

Không phải các nguyên vật liệu trong doanh nghiệp đều tạo ra sản phẩm mà nó còn tạo ra chất thải, đây chính là dấu hiệu của việc hoạt động sản xuất không hiệu quả. Kế toán cần xác định các giá trị của nguyên vật liệu này không phải là thứ bắt buộc để có thể đánh giá chi phí môi trường.

Chi phí về nguyên vật liệu đầu ra trong sản phẩm

2.6. Chi phí chế biến tạo ra những đầu ra không phải là sản phẩm

Một số chi phí của đầu ra không phải sản phẩm cũng được ghi nhận là chi phí môi trường, gồm có chi phí sản xuất chung và chi phí lao động, cụ thể như: Chi phí vật liệu dùng chung cho nhu cầu của phân xưởng, các chi phí khấu hao máy móc, chi phí điện nước kèm theo các chi phí dịch vụ mua ngoài khác…

3. Các phương pháp xác định giúp kế toán quản trị chi phí môi trường

3.1. Phương pháp truyền thống

Trong kế toán quản trị truyền thống, các chi phí môi trường trực tiếp sẽ được tập hợp cho từng trung tâm chi phí và từng sản phẩm, còn chi phí môi trường gián tiếp sẽ được tập trung, sau đó mới thực hiện phân bổ cho từng trung tâm chi phí và sản phẩm.

Với những chi phí môi trường liên quan tới các chi phí nhân công trực tiếp, nguyên vật liệu trực tiếp và sản xuất chung tại các xưởng sản xuất nhưng không tạo nên sản phẩm thì tập hợp vào chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung.

Vào cuối kỳ, kế toán sẽ dựa vào các chi phí thực tế đã phát sinh để xác định các chi phí môi trường ẩn trong các chi phí sản xuất.

Phương pháp truyền thống

3.2. Phương pháp dựa theo hoạt động ABC

Phương pháp dựa trên chi phí hoạt động cần thực hiện 4 bước sau:

Bước 1: Xác định được những hoạt động có liên quan trong chi phí môi trường.

Bước 2: Phân loại các chi phí môi trường. 

Bước 3: Xác định thước đo hoạt động và nguồn lực cho các hoạt động/

Bước 4: Phân bổ các hoạt động và chi phí môi trường.

3.3. Phương pháp chi phí LLC

Phương pháp chi phí dựa theo chu kỳ sống của sản phẩm (viết tắt LLC) giúp doanh nghiệp có thể xác định được các chi phí không chỉ phát sinh trong quá trình hoạt động sản xuất mà còn có các giai đoạn trước, sau các quá trình này. Phương pháp này được sử dụng để xác định những chi phí gồm tập hợp đầy đủ các giai đoạn như thiết kế, sản xuất, sử dụng, bảo hành, xử lý bằng cách loại bỏ, tái chế hay tái sử dụng.

Để xác định chi phí môi trường theo phương pháp LLC, kế toán quản trị thực hị như sau:

Bước 1: Thiết lập các phạm vi và tính toán, xác định trong giai đoạn chu kỳ sống của sản phẩm xảy ra những vấn đề môi trường nào.

Bước 2: Chú trọng phân tích đặc điểm quy trình kỹ thuật của sản phẩm trong chu kỳ sống của sản phẩm.

Bước 3: Đánh giá các tác động trong chu kỳ sống của sản phẩm, thường do nhóm nội bộ có kinh nghiệm kiến thức trong giai đoạn chu kỳ hoặc được thực hiện bởi các chuyên gia để ước lượng và đánh giá tác động tới môi trường và đánh giá chi phí môi trường theo từng giai đoạn bên trong dòng đời của các sản phẩm.

Bước 4: Tiến hành đánh giá cải tiến, kế toán trong giai đoạn cuối cần đánh giá việc giảm tác động của môi trường trong quá trình hoặc sản phẩm và đánh giá, xem xét các thế mạnh của sản phẩm với các mối quan hệ bên trong môi trường. Để làm giảm tác động môi trường, cần có các cơ hội như giới thiệu hệ thống vòng đời của sản phẩm; giảm nguyên liệu và năng lượng tiêu hao; giảm thiểu chất thải; giảm thiểu các hoạt động tiêu cực ảnh hưởng tới môi trường.

 Phương pháp chi phí LLC

3.4. Phương pháp về dòng vật liệu (MFCA)

Để có thể thực hiện phương pháp MFCA hiệu quả, kế toán cần xác định được khối lượng của nguyên vật liệu tham gia vào các đầu vào trong sản xuất, tạo thành các sản phẩm tích cực và đầu ra không phải chất thải hay sản phẩm. Phương pháp này còn được gọi là sự cần bằng khối lượng vật liệu, là những định luật luôn được bảo toàn về vật chất, cụ thể các nguyên vật liệu đưa vào trong quá trình sản xuất sẽ tạo ra đầu ra là chất thải hoặc sản phẩm, do đó yếu tố đầu ra đầu vào cần được cân bằng.

Công thức tính khối lượng đầu vào như sau:

Khối lượng nguyên vật liệu đầu vào = Khối lượng của sản phẩm được tạo ra + Khối lượng các chất thải tạo thành

Xác định chi phí vật liệu của chất thải dựa vào đơn giá vật liệu và lượng chất thải tạo ra theo công thức như sau:

Chi phí vật liệu của chất thải = Khối lượng của các chất thải tạo thành * Giá của vật liệu sử dụng

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được các nội dung và phương pháp kế toán quản trị chi phí môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường, hạn chế chất thải được thải ra môi trường trong quá trình sản xuất, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái đang là vấn đề mật thiết cần được các doanh nghiệp quan tâm. Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn tới vấn đề hạch toán quản trị các chi phí trong môi trường để đảm bảo hoạt động kinh tế hiệu quả và góp phần bảo vệ môi trường.

Cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng

Bạn có biết lý do vì sao cần tính giá thành trong kế toán nhà hàng hay chưa? Tìm hiểu các phương pháp tính giá thành trong kế toán nhà hàng qua bài viết này nhé!

Cách tính giá thành trong kế toán nhà hàng

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023