Kế toán là gì? Thông tin về nghề kế toán và cơ hội việc làm tại Hà Nội
Kế toán là gì? Thông tin về nghề kế toán và cơ hội việc làm tại Hà Nội
Mặc dù được cho là nghề nghiệp đau đầu với những con số tỷ lệ thuận với những áp lực và nhàm chán, song kế toán vẫn chưa bao giờ đánh mất tầm quan trọng của mình để trở thành ngành nghề quan trọng thiết yếu trong các công ty, doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. Vậy kế toán là gì? Kế toán có thực sự nhàm chán? Cơ hội việc làm kế toán tại Hà Nội hiện nay?
Tìm hiểu thông tin về ngành kế toán
Thuật ngữ “kế toán” đã được định nghĩa trong Luật kế toán (2003) như sau: “kế toán là việc thu nhập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”.
Như vậy, trong phạm vi này kế toán có thể hiểu là một công việc tính toán chuyên dụng và có mục đích sử dụng trong doanh nghiệp (đơn vị kinh doanh).
Ngoài ra, khi hiểu với nghĩa thông thường nhất người ta cũng có thể định nghĩa kế toán là những người phụ trách chính trong các công việc liên quan đến số liệu, sổ sách, hóa đơn, chứng từ. Họ sẽ thu nhận, xử lý, báo cáo thông tin và cũng có nhiệm vụ quan trọng trong việc giúp cho những nhà quản lý, đầu tư hay ban điều hành có thể nắm bắt nguồn lực của doanh nghiệp, từ đó có sự phân bổ nguồn lực vật chất một cách hợp lý nhất.
Xem thêm: Phần mềm tạo mẫu cv kế toán đơn giản và nhanh chóng nhất.
Vai trò quan trọng nhất của kế toán chính là nắm bắt và kiểm soát tình hình tài chính của đơn vị kinh doanh.
Trong thực tế, ngay cả khi bạn không kinh doanh thì việc có thể nắm bắt và kiểm soát được tài chính của mình cũng là cần thiết, giúp cân bằng tốt nhất chi tiêu cũng như phân bổ nguồn lực vật chất cho cuộc sống. Muốn làm được điều đó thì bạn phải có kế toán, có hoạch định.
Cụ thể là:
Trước hết, kế toán giữ vai trò quan trọng trong việc ghi chép và lưu trữ thông tin.
Trong xã hội hiện đại, những thao tác ghi chép có thể được hiểu là ghi chép tay hoặc ghi chép online qua phần mềm máy tính, chương trình tin học, … đại loại là vận dụng tốt nhất mọi phương pháp để hình thành sổ thông tin hoặc trên phần mềm quản lý kế toán. Trong doanh nghiệp, những thông tin này được lưu trữ lại giúp xử lý và kiểm soát tốt nhất những hoạt động tài chính, là những thông tin về: thu chi, trao đổi mua bán, xây dựng, thuế, đầu tư, lương, thưởng nhân viên, …
Thứ 2, kế toán cũng giúp các tổ chức, doanh nghiệp có thể lên kế hoạch và kiểm soát tài chính.
Thông qua sổ ghi chép, mỗi doanh nghiệp có thể đối chiếu, so sánh, nhận biết được tình hình tài chính thực tế của mình. Trên cơ sở đó, ban điều hành, trưởng phòng kế toán và những người quản lý cấp cao có thể định hình xây dựng kế hoạch kiểm soát tài chính giúp giảm thiểu nhất sai số cũng như thiếu hụt ngân sách.
Bên cạnh đó, kế toán cũng là cơ sở quan trọng nhất phản ánh hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
Mỗi hoạt động kế toán nhỏ sẽ được tổng hợp và tích hợp lại trong sổ kế toán, phần mềm quản lý, các báo cáo chi tiết, … để cuối cùng đi đến kết quả là báo cáo tài chính. Báo cáo này cho phép chủ sở hữu có thể nhận biết và đánh giá tốt nhất hiệu suất làm việc của nhân viên, của hệ thống vận hành chung cũng như trong mối tương quan với thị trường kinh doanh. Trên cơ sở đó có những định hướng, giữ vững hoặc thay đổi sao cho phù hợp về hoạt động kinh doanh, mua bán, trao đổi, hợp tác, đầu tư để đạt lợi nhuận tối ưu.
Ngoài ra, cũng nhờ kế toán mà mọi hoạt động trong doanh nghiệp có thể đảm bảo được tính hợp pháp lý.
>> Xem thêm: 5 điều nhất định phải biết khi tìm việc kế toán tại Hà Nội
Hiện nay, kế toán có thể được phân thành các loại cơ bản như sau:
Kế toán tài chính
Kế toán tài chính là bộ phận rất quan trọng trong kế toán, trong đó thực hiện các công việc thu thập thông tin tài chính, tổng hợp các giao dịch kế toán, chuyển đổi thông tin và lập báo cáo tài chính.
Kế toán thuế
Công việc của kế toán thuế nhìn chung không quá phức tạp nhưng đòi hỏi đến tính chính xác và nắm bắt kịp thời luật hiện hành.
Công việc chính của kế toán thuế trong doanh nghiệp là:
Phổ biến quy chế (quy định) thuế đến các bộ phận kế toán phần hành cũng như các bộ phận chức năng liên quan trong doanh nghiệp
Hỗ trợ các công ty, doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh kê khai thông tin thuế
Xây dựng các kế hoạch thuế cụ thể
Đề xuất loại bỏ các khoản thuế không phù hợp
Làm báo cáo thuế, đảm bảo thống nhất giữa các số liệu kế toán
Nói tóm lại, kế toán thuế sẽ chịu trách nhiệm đảm bảo rằng những quy định về thuế hiện hành đã được doanh nghiệp tuân thủ đúng.
Các ngành nghề kế toán chính hiện nay
Kế toán quản trị
Kế toán quản trị là bộ phận kế toán hay những người thực hiện công việc kiểm tra kết quả tài chính là chủ yếu, họ sẽ dựa vào kết quả tài chính để xây dựng các chính sách nhằm đảm bảo tính ổn định tài chính hoặc nâng cao kết quả tài chính của doanh nghiệp. Kế toán quản trị đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp những nhà quản lý, nhà đầu tư hay chủ doanh nghiệp có thể nắm bắt và phân bổ hợp lý các nguồn lực nội tại.
Kế toán nội bộ
Tùy từng quy mô kinh doanh, kế toán nội bộ có thể được phân bổ thành những kế toán phần hành nhỏ (đối với công ty, doanh nghiệp lớn) hoặc kế toán nội bộ tổng hợp (đối với đơn vị kinh doanh nhỏ).
Công việc chính của kế toán nội bộ xoay quanh việc kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động kế toán, tài chính, tài sản nội bộ của doanh nghiệp. Họ cũng là người giữ vai trò quan trọng nhất trong việc phát hiện ra những gian lận, sai sót, lãng phí trong tổ chức. Nhờ kế toán nội bộ, các nhà quản lý, chủ sở hữu, các nhà đầu tư có thể giảm tối đa những lãng phí, chi tiêu quá mức, thất thoát tài chính, thua lỗ.
>> Xem thêm: Kế toán nội bộ là làm gì? Tìm việc kế toán nội bộ tại Hà Nội có khó không?
Kế toán dự án
Phạm vi hoạt động của kế toán dự án thường nhỏ hơn các hình thức kế toán khác.
Trong hoạt động kinh doanh, dự án có thể hiểu đơn giản như các dự án xây dựng, thi công, ra mắt sản phẩm, mở rộng thương hiệu, hợp tác đầu tư, … và kế toán dự án sẽ đóng vai trò chính trong việc sử dụng hệ thống kế toán để theo dõi thực trạng, tiến độ tài chính của dự án thông qua báo cáo chi tiết.
Kế toán pháp y
Kế toán pháp y giữ vai trò quan trọng trong mối quan hệ giữa hoạt động kế toán, tài chính với pháp luật hiện hành.
Trong công ty, nhân viên kế toán pháp y sẽ chịu trách nhiệm trong những kiện tụng, tranh chấp, gian lận tài chính dựa trên những kỹ thuật kế toán, kiểm toán và điều tra.
Quyền hạn của kế toán pháp y trong các kiện tụng, tranh chấp tài chính là:
Nhân chứng chuyên gia tại các tòa án pháp luật trong tranh chấp, kiện tụng
Yêu cầu bảo hiểm
Yêu cầu bồi thường
Khiếu nại về những bất thường trong tình hình tài chính
Đòi hỏi đánh giá về hiệu quả tài chính
Kế toán công
Kế toán công là phạm vi công việc hay những người làm việc trong các tổ chức, cơ quan, công ty, doanh nghiệp chịu sự quản lý của Nhà nước Việt Nam.
So với các hình thức kế toán vừa kể trên, kế toán công dường như có sự khác biệt rõ nhất trong phạm vi hoạt động, phân tách cơ bản thành kế toán Nhà nước và kế toán tư nhân, song chức năng cũng như nhiệm vụ của kế toán công vẫn đảm bảo tính cơ bản của 1 nhân viên kế toán bình thường, đó là nắm bắt, kiểm soát thông tin tài chính và hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
Tại các doanh nghiệp nhỏ, kế toán công được hiểu như một kế toán tổng hợp.
Là thị trường rộng lớn cho phép kinh doanh đa lĩnh vực, đa ngành, đa nghề, Hà Nội đưa lại cơ hội việc làm kế toán rất rộng mở cho người lao động hiện đại. Trong phạm vi bài viết, Vieclam123.vn sẽ xem xét tính cơ hội này ở 3 khía cạnh nổi bật nhất là: vị trí nghề nghiệp đa dạng, cơ hội thu nhập tốt và tính chất tiềm năng của nghề nghiệp.
Tìm hiểu cơ hội việc làm kế toán hiện nay
Cơ hội cho những chuyên viên cấp cao, người lao động có chuyên môn, lành nghề với các vị trí là:
Giám đốc tài chính (CFO)
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Quản lý, giám sát kế toán
Thủ kho
Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành kế toán mới ra trường, người chưa có nhiều kinh nghiệm:
Kế toán viên
Kiểm toán viên
Kế toán kho
Kế toán thuế
Người giữ sổ sách
… (nhìn chung là những bộ phận kế toán phần hành)
Mặc dù là công việc tương đối vất vả, phải tính toán nhiều, song nghề kế toán cũng là nhóm ngành nghề đưa lại cơ hội thu nhập rất tốt cho người lao động hiện đại, nhất là lực lượng lao động chuyên môn cao trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tại những quy mô kinh doanh kiểu như vậy, nhân viên kế toán thậm chí có cơ hội nhận được mức thu nhập từ 50 - 80 triệu/ tháng.
Tại các doanh nghiệp tư nhân nội địa, mức thu nhập của nhân viên kế toán tùy từng vị trí, có thể dao động từ 8 triệu (kế toán viên) - 20 triệu (kế toán trưởng).
Trong phạm vi doanh nghiệp Nhà nước, thu nhập của nhân viên kế toán nhìn chung là ổn định, có cơ hội thăng tiến và chế độ đãi ngộ tốt, dao động từ 5 triệu - 15 triệu (tùy từng cấp bậc).
Từ rất lâu, kế toán vẫn là nhóm nghề có tỷ lệ cạnh tranh gay gắt. Ngay cả khi cơ hội việc làm được cung ứng với số lượng lớn thì gần như tỷ lệ cạnh tranh này vẫn chưa có xu hướng giảm đi, nhất là ở những vị trí việc làm cấp cao như kế toán trường, CFO.
Tuy nhiên xét về mặt tính chất công việc, kế toán luôn lọt top nghề nghiệp bền vững và có tiềm năng vì bất kỳ doanh nghiệp Nhà nước hay tư nhân nào cũng cần có nhân viên kế toán, bộ phận kế toán. Riêng đối với kế toán, năng lực chính là yếu tố tiên quyết. Năng lực càng tốt thì bạn càng có cơ hội nhận được những vị trí việc làm tốt, môi trường làm việc có chế độ đãi ngộ chuyên nghiệp và dễ có cơ hội thăng tiến.
Lộ trình thăng tiến của kế toán thường sẽ đi từ: kế toán viên => kế toán tổng hợp => kế toán trưởng => CFO hay giám đốc tài chính
Trên đây là những giới thiệu tổng quan nhất về việc làm kế toán tại Hà Nội, hy vọng sẽ hữu ích với bạn đọc, nhất là những người đã, đang và sẽ có ý định theo nghề kế toán. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay góp ý nào, bạn đọc vui lòng truy cập vào trang thông tin chính thức của Vieclam123.vn nhé.
Địa chỉ truy cập: https://vieclam123.vn/
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023