Kế toán doanh nghiệp là gì? Bật mí thông tin về kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là gì? Bật mí thông tin về kế toán doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là gì? Đây là người có đóng góp không nhỏ trong quá trình tạo ra doanh thu đối với doanh nghiệp đối với các hoạt động kinh doanh. Để có thể hiểu hơn về công việc của kế toán doanh nghiệp bạn hãy đọc bài viết dưới đây mà vieclam123.vn cung cấp để có thể hiểu hơn về công việc này nhé!
MỤC LỤC
Kế toán doanh nghiệp là gì? Đây được xem như là một khâu quan trọng của quá trình kinh doanh và sản xuất của doanh nghiệp. Khi làm công việc này, kế toán viên sẽ được cung cấp những công cụ hỗ trợ đáng tin cậy để công việc trở nên có hiệu quả và tin cậy hơn. Kế toán doanh nghiệp sẽ thực hiện các công việc liên quan đến việc thu thập, xử lý thông tin, kiểm tra và phân tích thông tin tài chính với hình thức giá trị và hiện vật cùng với thời gian lao động tại doanh nghiệp.
Trong đó kế toán doanh nghiệp sẽ được chia thành 2 bộ phận đó là kế toán thuế và kế toán nội bộ:
Kế toán nội bộ được xem là một bộ phận không thể thiếu được trong doanh nghiệp. Công việc của bộ phận kế toán nội bộ chủ yếu là thu thập và xử lý thông tin và phân tích cung cấp các thông tin trong lĩnh vực kinh tế và tài chính ở nội bộ đơn vị kế toán. Các nhà quản trị và lãnh đạo trong doanh nghiệp sẽ có vai trò ghi nhận một cách chi tiết và chính xác bản báo cáo.
Kế toán thuế cũng được coi như là một bộ phận có vai trò quan trọng đối với việc hệ thống kế toán doanh nghiệp. Bộ phận kế toán thuế sẽ có vai trò đó là thu thập thông tin, xử lý thông tin, sau đó kiểm tra và phân tích, cung cấp các công việc liên quan đến kinh tế, tài chính bằng việc báo cáo tài chính với đối tượng sử dụng thông tin tại đơn vị kế toán. Nói một cách chính xác là cơ quan thuế của doanh nghiệp, ngân hàng sẽ được coi là đối tượng quan trọng mà một nhân viên kế toán nên để tâm.
Tìm hiểu thông tin kế toán doanh nghiệp là gì và những công việc của kế toán doanh nghiệp. Công việc cơ bản mà một nhân viên kế toán cần phải hoàn thành đó là thu thập những chứng từ phát sinh đối với việc thực hiện các hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Từ đó sẽ tiến hành việc kiểm tra về sự hợp lý để có thể làm cơ sở đối với việc xử lý, tính toán và đối chiếu cùng với việc ghi nhận hạch toán những bút toán của kế toán. Sau đó sẽ chi trả và thu hồi tiền của doanh nghiệp.
Cần phải sắp xếp và lưu trữ các chứng từ kế toán một cách cẩn thận để có thể thực hiện việc kiểm tra, hạch toán và in ấn để có thể tuân thủ theo nguyên tắc kế toán và những quy định của cơ quan Thuế. Ngoài ra thì một kế toán doanh nghiệp sẽ thực hiện công việc liên quan đến việc lập báo cáo quản trị và báo cáo tài chính định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp. Việc này sẽ giúp cho quá trình về việc lên kế hoạch và đưa ra những quyết định để thực hiện theo dõi và giám sát những hoạt động của doanh nghiệp. Thực hiện nộp ngân sách đúng với thời gian quy định theo định kỳ tháng, quý, năm. Thực hiện kê khai để lập báo cáo thuế, báo cáo kế toán và nộp cho cơ quan thuế.
Đây được xem như là bước đầu tiên và cũng là bước quan trọng nhất của quy trình làm việc của kế toán doanh nghiệp. Mục đích của công việc này là tập hợp đầy đủ những phát sinh có liên quan đến chi phí phát sinh, doanh thu của báo cáo tại đơn vị. Tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ đồng thời cũng được kiểm tra trước khi muốn đưa vào hạch toán.
Chứng từ gốc được lập trực tiếp nếu xảy ra các phát sinh hay vừa hoàn thành. Nó sẽ bao gồm tất cả các loại hóa đơn, lệnh thu chi tiền mặt và phiếu xuất nhập vật tư,... Khi thực hiện công tác này sẽ dựa trên các chứng từ đã được tổng hợp để có thể xây dựng được một bộ hồ sơ kế toán một cách hoàn chỉnh nhất.
Dựa vào các chứng từ gốc đối với việc kiểm tra và đối chiếu thì kế toán sẽ tiến hành việc hạch toán với những bút toán đã được hạch toán theo nguyên tắc kế toán và quy định hiện hành. Đây được gọi là sổ ghi kế toán và công tác này ngày nay đã được hỗ trợ rất nhiều đối việc sự xuất hiện và ra đời của phần mềm kế toán.
Khi đến cuối kỳ thì trách nhiệm của kế toán đó là thực hiện việc kiểm tra và rà soát tất cả các số liệu đã được hạch toán để có thể điều chỉnh nếu như gặp bất cứ sai sót nào. Những số liệu hoàn chỉnh sau cùng phải được kết chuyển giống với nguyên tắc của kế toán hiện hành. Nó có ảnh hưởng lớn đến các số liệu có trong báo cáo về sau nên được xem như là một công tác quan trọng.
Kế toán doanh nghiệp là gì? Lập bảng như thế nào? Bảng cân đối số phát sinh là một tài liệu có tầm quan trọng rất lớn. Đây được xem như là báo cáo để thực hiện việc tổng hợp về số dư đầu kỳ, cuối kỳ và số dư phát sinh của tất cả những tài khoản của kỳ kế toán của một doanh nghiệp.
Qua việc cân đối số phát sinh sẽ thấy được về tình hình tăng và giảm hiện có của tài sản và nguồn vốn của kỳ báo cáo của doanh nghiệp một cách tổng quát. Kế toán sẽ dựa trên việc thực hiện và ghi nhận những số liệu đã được ghi trong kỳ để có thể lập ra bảng cân đối cho việc phát sinh các mẫu F01-DNN được ban hành vào ngày 26/08/2016 theo thông tư 133/2016/TT-BTC hoặc thông tư 200/2014/TT-BTC mẫu S06-DN ngày 21/12/2014. Việc này sẽ phụ thuộc vào chế độ kế toán của doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan chức năng.
Lập bộ báo cáo tài chính và quyết toán thuế theo mẫu đã được ban hành và có hiệu lực cung cấp các số liệu kế toán. Theo quy định của các cơ quan Thuế hay yêu cầu của lãnh đạo và kế toán có trách nhiệm lập tờ khai, quyết toán thuế và báo cáo tài chính theo mẫu được ban hành. Tất cả các giấy tờ trên đều có hiệu lực và được cung cấp những số liệu để phục vụ cho việc cơ quan Thuế thực hiện quản lý. Đồng thời đưa ra nhu cầu lập kế hoạch và đưa ra quyết định của lãnh đạo trong doanh nghiệp.
Trong một tổ chức, doanh nghiệp sẽ không thể nào thiếu đi được bộ phận kế toán. Đây là một ngành nghề quan trọng và có nhu cầu rất cao trong mỗi doanh nghiệp. Bởi ở đâu cũng cần có kế toán, đảm nhiệm các vị trí từ nhân viên cho đến kiểm toán hay kiểm toán cấp cao. Nếu bạn theo học ngành nghề này thì bạn có thể làm việc tại nhiều nơi vì nó có thể ứng dụng tại rất nhiều các phòng ban khác nhau.
Chẳng cần phải nói đâu xa, tại Việt Nam mỗi năm có đến hàng ngàn công ty được thành lập và các công ty đó rất cần đến kế toán. Không cần phải nói đến các công ty lớn, các công ty nhỏ cũng cần đến 2 - 3 kế toán. Vậy nên cơ hội làm việc dành cho kế toán doanh nghiệp là gì? Nó có một cơ hội rất lớn và rất rộng mở cả về hiện tại và cả về tương lai sắp tới. Đây được xem như là một mắt xích quan trọng và không thể thiếu trong công tác hoạt động ở tất cả các đơn vị tổ chức. Nếu như sinh viên theo ngành này thì sẽ có cơ hội việc làm rất lớn.
Ngoài những kiến thức cad kỹ năng về kế toán đã được trang bị trong quá trình học tập ra thì kinh nghiệm đóng một vai trò quan trọng để mỗi ứng viên có thể có những hành trang quý giá để được làm việc tại những vị trí quan trọng của bộ máy tổ chức doanh nghiệp.
Khi tốt nghiệp chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thì sinh viên có thể có cơ hội làm việc tại các doanh nghiệp, quỹ đầu tư, dịch vụ kế toán, công ty chứng khoán, công ty kinh doanh bất động sản, làm việc tại các ngân hàng,... đảm nhiệm các vị trí như sau: Nhân viên kế toán tổng hợp, kế toán quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đảm nhiệm công việc kế toán phụ trách các vấn đề về tài sản cố định, vật tư, lương, thanh toán, thuế và công nợ. Trở thành Chuyên viên Phân tích báo cáo tài chính hay Chuyên viên Quản trị tài chính của các doanh nghiệp.
Trên đây là các thông tin về kế toán doanh nghiệp là gì. Hy vọng với các thông tin mà vieclam123.vn vừa cung cấp có thể giúp bạn hoàn thành được các công việc của kế toán trong doanh nghiệp một cách tốt nhất. Đồng thời có thể đưa ra được định hướng cho bản thân và những người thân của mình về việc lựa chọn và theo học ngành kế toán doanh nghiệp.
Tìm hiểu các thông tin về quy trình kiểm toán báo cáo tài chính gồm có những bước nào? Việc lập quy trình kiểm toán báo cáo tài chính đem lại những ý như như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết về quy trình này nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023