Blog

Kế toán công chứng là gì? Dịch vụ cung cấp bởi kế toán công chứng

27/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Kế toán công chứng là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ các nghiệp vụ kế toán được thực hiện thông qua việc cung cấp dịch vụ cho các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Vậy cụ thể hơn thì kế toán công chứng bao gồm những dịch vụ gì và lợi ích của kế toán công chứng ra sao? Hãy cùng theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn về kế toán công chứng nhé!

1. Thông tin chung về kế toán công chứng

1.1. Khái niệm kế toán công chứng là gì?

Kế toán công chứng theo tiếng Anh là “public accounting”. Đây là một thuật ngữ chỉ các hoạt động nghề nghiệp kế toán được cung cấp cho khách hàng là cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thông qua hình thức cung cấp dịch vụ. Đối tượng cung cấp dịch vụ có thể là công ty hành nghề kế toán hoặc các kế toán viên công chứng.

Kế toán công chứng là gì

Theo khái niệm trên, kế toán công chứng sẽ được thực hiện bởi kế toán viên công chứng (CPA), những người đã trải qua quá trình đào tạo và vượt qua kỳ thi sát hạch để nhận được chứng chỉ hành nghề tương ứng. Trong tiếng Anh, kế toán viên công chứng là Certified Public Accountant, viết tắt là CPA. Những kế toán viên công chứng này có thể hoạt động một cách độc lập hoặc tham gia vào một công ty cung cấp dịch vụ tương ứng để thực hiện kế toán công chứng và thu phí dịch vụ.

1.2. Sự ra đời của kế toán công chứng

Nói về nguồn gốc ra đời của kế toán công chứng thì đó là vào năm 1887, Hiệp hội Kế toán công Hoa Kỳ (APPA) đã được thành lập bởi 31 kế toán viên. Mục đích chính là xác định những tiêu chuẩn trong ngành kế toán, kiểm toán Hòa Kỳ cho các cơ quan địa phương, tiểu bang, liên bang, các công ty tư nhân, các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động trong nước. 

Sau khi đổi tên nhiều lần thì đến năm 1957, APPA được biết đến với tên gọi là Viện kế toán công chứng Hoa Kỳ (AICPA). Đây cũng chính là đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức kỳ thi lấy chứng chỉ CPA tương ứng. Và kế toán viên công chứng đầu tiên nhận được chứng chỉ là vào năm 1896.

Sự ra đời của kế toán công chứng

Đến năm 1934, khi Ủy ban chứng khoán và giao dịch đưa ra yêu cầu các công ty giao dịch công khai đều phải nộp báo cáo tài chính định kỳ được xác nhận bởi các kế toán viên thì AICPA chính là đơn vị đã thực hiện việc thiết lập các tiêu chuẩn về kế toán này. Cho đến khi Hội đồng tiêu chuẩn Kế toán tài chính được thành lập vào năm 1973 đã thay thế AICPA và thiết lập các tiêu chuẩn kế toán chung cho các doanh nghiệp tư nhân.

Cuối những năm 1990 ghi dấu sự phát triển cực kỳ mạnh mẽ của ngành kế toán cũng như AICPA. Khi ấy, các công ty kế toán bắt đầu mở rộng quy mô cũng như dịch vụ cung cấp. Tuy nhiên, vào năm 2001, kế toán đã có những sự thay đổi rất lớn do các công ty kế toán gặp nhiều vụ bê bối liên quan. Vì thế, đến năm 2002, các kế toán viên cũng như kế toán viên công chứng phải tuân thủ nhiều quy định có phần khắt khe hơn so với trước đây trong quá trình thực hiện và cung cấp dịch vụ liên quan.

1.3. Lợi ích của kế toán công chứng

1.3.1. Mang đến các dịch vụ kế toán tiện lợi

Với việc sử dụng kế toán công chứng, các doanh nghiệp tư nhân sẽ được hỗ trợ về các nghiệp vụ kế toán mà không cần chi trả phí định kỳ cho các kế toán viên. Thay vào đó, họ sử dụng kế toán công chứng trong từng thời điểm bắt buộc để đảm bảo nghĩa vụ của mình với cơ quan có thẩm quyền. Điều này cực kỳ có lợi cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ khi sẽ tiết kiệm được một khoản phí lớn cho vị trí kế toán cố định tại doanh nghiệp.

Lợi ích của kế toán công chứng

1.3.2. Các dịch vụ cung cấp đa dạng

Những dịch vụ mà kế toán công chứng cung cấp rất đa dạng. Từ kiểm toán, thuế cho tới tư vấn quản lý. Chính vì vậy mà các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu đều có thể sử dụng kế toán công chứng vô cùng thuận tiện và dễ dàng.

1.3.3. Được hỗ trợ bởi kế toán viên công chứng chuyên nghiệp

Hầu hết, những người thực hiện kế toán công chứng đều là các kế toán viên công chứng chuyên nghiệp. Họ đều đã được đào tạo bài bản và vượt qua được kỳ thi sát hạch để có được chứng chỉ hành nghề CPA cho mình. Vì thế mà năng lực thực hiện nghiệp vụ kế toán vô cùng đảm bảo và đem đến sự hài lòng cho khách hàng. Nhất là khi hiện nay, các kế toán viên đều phải tuân thủ các quy định cũng như chuẩn mực đạo đức vô cùng nghiêm ngặt. 

2. Những dịch vụ được cung cấp bởi kế toán công chứng?

Với việc lựa chọn kế toán công chứng, các dịch vụ mà khách hàng có thể được cung cấp hay nhận được bao gồm:

Các dịch vụ cung cấp

2.1. Dịch vụ kiểm toán

Kiểm toán là dịch vụ cơ bản của kế toán công chứng. Theo đó, kế toán viên công chứng sẽ tiến hành việc đánh giá một cách độc lập về các báo cáo tài chính của đơn vị. 

Sự độc lập ở đây chính là bộ phận kiểm toán báo cáo tài chính không phải là người của doanh nghiệp mà là kiểm toán viên/kế toán viên công chứng bên ngoài, được thuê để thực hiện đánh giá báo cáo. Vì thế mà quá trình kiểm tra sẽ khách quan hơn, đảm bảo tính chính xác, hợp lý của báo cáo tài chính được kiểm toán.

Khi quá trình kiểm toán được thực hiện xong, thì kiểm toán/kế toán viên công chứng cần lập báo cáo kiểm toán. Nội dung cần trình bày rõ quan điểm của mình về tính chính xác, hợp lý của báo cáo tài chính mà đơn vị thành lập và kiểm toán.

2.2. Dịch vụ thuế và đại lý thuế

Dịch vụ tiếp theo mà kế toán công chứng cung cấp là các dịch vụ về thuế như lập kế hoạch thuế hay các báo cáo thuế theo quy định. Các cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng sẽ được hỗ trợ tối đa với các nghiệp vụ liên quan được thực hiện.

Dựa trên kinh nghiệm, kiến thức và sự hiểu biết của kế toán viên công chứng, khách hàng sẽ được tư vấn để hài hòa giữa việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình và giảm thiểu được khoản phí đóng thuế một cách tối ưu nhất.

Dịch vụ về thuế

Hiện nay, vấn đề về thuế luôn là điều mà các doanh nghiệp quan tâm trong quá trình hoạt động của mình. Bởi nếu không chú ý và tuân thủ thì sẽ rất dễ xảy ra các trường hợp bị cơ quan thuế nhắc nhở, “hỏi thăm”. Do đó mà lựa chọn dịch vụ kế toán công chứng với các nghiệp vụ về thuế là một phương pháp tối ưu để doanh nghiệp làm tròn nghĩa vụ đóng thuế của mình.

2.3. Dịch vụ tư vấn quản lý

Có thể nói rằng, tư vấn quản lý chính là dịch vụ giúp cho các công ty cũng như cá nhân hành nghề kế toán viên công chứng thu được doanh thu cực kỳ dồi dào. Điều này chính là bởi sự phát triển của kinh tế và xã hội, kéo theo đó là số lượng các công ty, doanh nghiệp tư nhân mở ra ngày càng nhiều. Từ đó, nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn về tài chính, kế toán tăng cao. Đây chính là thị trường cực kỳ màu mỡ của kế toán công chứng.

Với việc lựa chọn dịch vụ này, khách hàng có thể được hỗ trợ trong việc lập kế hoạch tài chính doanh nghiệp, nghiên cứu và quản lý chi phí, ngân sách, triển khai và ứng dụng các hệ thống lưu trữ, xử lý dữ liệu, quản lý rủi ro, hướng dẫn đầu tư,... Sự đa dạng trong các nghiệp vụ cung cấp chính là ưu điểm của dịch vụ tư vấn quản lý. Điều này đã đáp ứng được tối đa các nhu cầu của khách hàng về kế toán công chứng.

Dịch vụ tư vấn quản lý

Trên đây là toàn bộ thông tin về kế toán công chứng. Hy vọng rằng, qua đây, các bạn đã hiểu được kế toán công chứng là gì cũng như các dịch vụ trọng tâm của kế toán công chứng.

Journal trong Kế toán là gì và các kiến thức cần nắm bắt dành cho bạn

Journal trong kế toán là gì? Tìm hiểu thông tin chi tiết về journal trong kế toán để ứng dụng chính xác hơn qua bài viết sau đây nhé!

Journal trong kế toán là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023