Blog

IT là gì? Công việc của IT là gì? Mô tả công việc của IT chi tiết

22/03/2021

CHIA SẺ BÀI VIẾT

IT (Information Technology) là một thuật ngữ không còn xa lạ tại Việt Nam nói riêng, quốc tế nói chung, song không phải ai cũng có hiểu biết về nó. Vậy IT là gì? IT có những công việc cụ thể nào? Hãy cùng Vieclam123.vn tiếp cận về nội hàm của thuật ngữ này qua 3 góc độ dưới đây: Khái niệm IT Những hành trang cần chuẩn bị khi hoạt động trong ngành IT (trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để giỏi IT?”) Công việc của IT là gì, làm gì?

​​​​​​1. IT là gì? Làm thế nào để giỏi IT?

Đầu tiên chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem IT là gì? và cách để bạn có thể trở thành một nhân viên IT giỏi.

Nghề IT là gì?

1.1. Khái niệm IT là gì?

IT là từ viết tắt của một thuật ngữ tiếng Anh: “Information Technology”, dịch ra có nghĩa là Công nghệ thông tin (CNTT).

Do vậy, những người làm IT về cơ bản sẽ được hiểu như một lập trình viên hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phụ trách các công việc chung và riêng liên quan đến máy tính (phần mềm máy tính, phần cứng máy tính), ngôn ngữ lập trình, mạng (internet) và viễn thông nhằm nghiên cứu, thu thập, chuyển đổi, bảo vệ và xử lý tất cả các dữ liệu thông tin. Cụ thể là:

  • Lĩnh vực hoạt động chính của IT (Công nghệ thông tin): Là toàn bộ quá trình thu nhận, lưu trữ, bảo vệ và xử lý hệ thống hình ảnh, âm thanh, văn bản và các thông tin số nhờ các vi điện tử và dựa trên sự kết hợp của 2 yếu tố căn cốt là máy tính và truyền thông. Tất nhiên trong phạm vi 2 yếu tố này lại có những mạch chức năng đảm nhận các vị trí công việc không giống nhau. 

  • Lĩnh vực hoạt động tiềm năng của IT: Ngoài quá trình đó, ngành IT hiện nay còn phổ biến và bao phủ những lĩnh vực hiện đại như khoa học máy tính, sinh tin học, các tiêu chuẩn website, điện toán đám mây và hệ thống thông tin toàn cầu.

Tham khảo thêm: Danh sách các mẫu cv IT chuẩn, chuyên nghiệp, sáng tạo được ưa dùng nhất hiện nay.

1.2. Làm thế nào để giỏi IT?

“Làm thế nào để giỏi IT?” có lẽ là câu hỏi được quan tâm nhất, không chỉ trong hệ thống giáo dục chuyên ngành (tại các trường Cao đẳng, đại học) mà còn đối với những người đã, đang và sẽ hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Trong thực tế, IT là nhóm ngành khoa học kỹ thuật có tính ứng dụng cao, xuất phát từ những kiến thức công nghệ và thông tin căn bản nhất để thiết kế, lập trình và đưa vào thực tiễn những ứng dụng nhất định nhằm thay đổi cơ bản đời sống hiện đại, phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sử dụng của người dùng, ví dụ: Thiết kế và ứng dụng các trang website thông tin, các ứng dụng trò chơi toàn cầu, ứng dụng di động, giao diện người dùng, …

Do vậy, để giỏi IT, trước hết phải nắm được những kiến thức nền tảng:

  • Thuật toán

  • Kiến thức dạng khái niệm

  • Kiến thức kinh nghiệm

Kiến thức nền tảng đầu tiên, quan trọng nhất trong ngành IT là thuật toán. Đây được xem là loại tri thức gốc rễ có giá trị sinh sôi cao nhất, học 1 lần dùng cả đời và ứng dụng phổ biến ở mọi lĩnh vực hoạt động Công nghệ thông tin.

Định nghĩa thuật toán cơ bản nghe có vẻ trừu tượng, song khi giản nghĩa thì  thuật toán khá đơn giản, chính là những “thuật” - phương pháp, cách thức người ta yêu cầu mình tuân thủ làm đúng theo một quy trình nhất định nào đó để cho ra được kết quả tối ưu nhất. 

Nhiều người cho rằng, đối với một lập trình viên IT thì việc không biết sử dụng thuật toán vẫn có thể làm tốt và trở thành một lập trình viên giỏi. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng, mối liên hệ giữa thuật toán và máy tính, công nghệ cũng như IT nói chung là không thể tách rời. Sử dụng thuật toán tốt cho phép người dùng biết được nhiều phương pháp hay hơn. Hay nói đơn giản chính là biết nhiều con đường ngắn hơn và tối ưu hóa những chi phí cơ hội để đi đến cái đích cuối cùng. Nhất là trong một lĩnh vực có cấu trúc dữ liệu đồ sộ như công nghệ thông tin hiện nay.

Như vậy có thể tóm gọn ý nghĩa của thuật toán đối với một lập trình viên IT là:

  • Thông minh

  • Tính phương pháp giải quyết vấn đề tối ưu

  • Thao tác nhanh

  • Tiết kiệm thời gian, rút ngắn con đường mà vẫn cho ra một kết quả chính xác

Tóm lại, trong IT, thuật toán cùng với những tri thức về mạng, máy tính, opp, hệ điều hành … cho phép lập trình viên có thể tiếp cận, thu nhận và sử dụng thông tin một cách hiệu quả, có tính mục đích nhất trong một hệ thống dữ liệu thông tin khổng lồ.

Cùng với thuật toán, lập trình viên muốn giỏi phải nắm chắc chắn những kiến thức dạng khái niệm, đó là: Design pattern, Testing, ToC, Software Architecture, System design, … và kiến thức kinh nghiệm là: Solid, Clean code, CI/ CD, và Best Practice.

Có một điều rất đáng nói mà bất cứ ai hành nghề trong lĩnh vực công nghệ thông tin cũng có thể nhận thấy đó là những kiến thức nền tảng trên (thuật toán, kiến thức dạng khái niệm và kinh nghiệm) là những tri thức có thể tái sử dụng.

Điều này có nghĩa là dù bạn làm chương trình A thì sang chương trình B, chương trình C, …. chương trình n, bạn vẫn cần dùng đến nó.

Ví dụ: Khi lập trình, dù người dùng có nhảy từ C# qua JavaScript thì vẫn cần phải biết Solid hoặc viết Clean Code.

Cách để trở thành một IT giỏi

Ngoài những kiến thức nền tảng như vậy, một loại tri thức nữa cũng được xem là loại tri thức có khả năng “đẻ” ra giá trị mới và có thể tái sử dụng nhiều lần  đó chính là kỹ năng mềm. Vậy kỹ năng mềm trong IT là những kỹ năng nào?

Để giỏi IT, bạn bắt buộc phải có được 2 kỹ năng mềm tối thiểu: 

  • Kỹ năng viết document

  • Kỹ năng làm việc nhóm.

Giỏi thuật toán hay tri thức khái niệm đến đâu mà không biết cách vận dụng vào thực tế thì đó cũng chỉ là những tri thức chết đứng. Muốn vận dụng và đem lại hiệu quả, bước đầu tiên cho lập trình viên là phải viết tốt document.

Viết document IT chỉ khó với những người không được tiếp xúc với ngành. Còn những người trong ngành hoặc đã làm việc IT thì viết thuật toán được xem là yếu tố căn bản nhất nhận biết 1 người đang hoạt động IT. Tuy nhiên viết được, viết đúng không phải là viết tốt. Để viết tốt document, lập trình viên cần nắm được một số tips hay kỹ năng viết cơ bản như:

  • Kỹ năng chọn lọc và sử dụng công cụ viết document

Đây là kỹ năng, đồng thời cũng là kiến thức vì thực ra khi viết document quen, bạn sẽ biết những tool nào dễ viết và tối ưu hiệu quả nhất. Theo đó, lập trình viên có thể sử dụng 3 tool hiệu quả trong viết document IT là: Microsoft word, Google document và Markdown text + Subversion. Ngoài ra, nên hạn chế hoặc tránh sử dụng những tool chứa slide rời rạc, khó chỉnh sửa như: Microsoft Powerpoint và Microsoft Excel

  • Kỹ năng viết câu ngắn trong document IT

Câu ngắn hiệu quả trong document là những ngắn mang nghĩa rõ ràng, mạch lạc.

Điều tối kỵ nhất trong cách tạo câu của document IT là những câu quá dài, mơ hồ, không rõ nghĩa hoặc chứa đến 2 nghĩa mà đối tượng tiếp nhận thông tin có thể hiểu. Nếu rơi vào những câu như vậy thì bạn có thể cắt và thay thế bằng câu khác.

Đối với những câu dài có nghĩa xác định, dễ hiểu thì để đạt hiệu quả tốt nhất cho document IT bạn có thể áp dụng phương pháp bóc tách câu dài thành những câu ngắn mang nghĩa cố định (1 nghĩa).

  • Kỹ năng tạo và phân bổ tiêu đề, đầu mục

Theo kinh nghiệm viết document trong IT, 1 bài document chất lượng khi lập trình viên có khả năng tạo tiêu đề, đầu mục lên đến 80%, đảm bảo người đọc khi nhìn vào có thể tiếp nhận một cấu trúc dễ nhìn nhất, mạch lạc nhất và khoa học nhất.

  • Kỹ năng hành văn trong document IT

Có thể tạm gọi phạm vi này là văn phong người viết. Trong viết document IT, lập trình viên không nhất thiết phải cứng nhắc để hoàn chỉnh một document khoa học, mà hoàn toàn có thể pha trộn yếu tố vui vẻ, tích cực, cá nhân vào. Tuy nhiên để tạo được điều này đòi hỏi người viết phải có những kỹ năng bổ trợ nhất định như xác định đối tượng tiếp nhận, tính chất, lĩnh vực mà document đang hướng đến cũng như định hướng mục tiêu của dự án IT. Nếu không thể xác định được những đầu kỹ năng này thì tốt nhất người viết có thể lựa chọn cách tạo document cơ bản để tránh tạo những dự án có tính cá nhân, lạc đề.

  • Không tạo document template

Thế nào là document template? 

Document plate thực chất là document dạng mẫu, tức là đã được tạo cấu trúc cơ bản và người viết chỉ cần chỉnh sửa, cắt ghép thông tin theo hướng tiếp cận mà mình mong muốn.

Trong thực tế, rất nhiều doanh nghiệp hiện nay thường tạo document template với mục đích có thể sử dụng đi sử dụng lại. Điều này cho phép tiến độ viết document thường nhanh chóng hơn, tuy nhiên kết quả lại không có tính khả thi cao. Vì vậy, tốt nhất khi viết document, lập trình viên nên tự tạo document dựa trên những kiến thức và kỹ năng viết mình có được, không nên viết document theo dạng template như vậy.

Bước thứ 2 để lập trình viên có thể đưa những tri thức khái niệm, kinh nghiệm thuần túy từ document IT vào thực tế là phải thiết kế, xây dựng, chỉnh sửa và hoàn thiện dự án thông qua làm việc nhóm, hay còn gọi là kỹ năng làm việc nhóm trong IT.

Trong kỹ năng làm việc nhóm, nhân viên IT cần biết được những kỹ năng trực thuộc là:

  • Kỹ năng giao tiếp

  • Kỹ năng thuyết trình

  • Kỹ năng thuyết phục

  • Kỹ năng quan sát và thu nhận thông tin

  • Kỹ năng lắng nghe

  • Kỹ năng xử lý tình huống

  • Kỹ năng xử lý sự cố

  • Kỹ năng quản lý thời gian và có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.

Cùng với đó, lập trình viên cũng cần sử dụng tốt những kỹ năng này trong mối liên hệ với kỹ năng làm việc độc lập, nhất là kỹ năng tự nghiên cứu.

Ngoài ra, nhân viên IT cũng phải có kỹ năng sử dụng tiếng Anh

Đây là kỹ năng tối thiểu đối với nhân viên IT, trong đó có sự phân bậc thành 2 cấp độ:

  • Kỹ năng cơ bản: Là khả năng tìm hiểu, dịch thuật những thuật ngữ IT chuyên ngành bắt buộc

  • Kỹ năng thành thạo: Có khả năng đọc hiểu, giao tiếp tiếng Anh thành thạo, cho phép nhân viên IT có thể tiếp cận tối ưu nguồn tri thức, dữ liệu chất lượng cao (nước ngoài).

Thành thạo tiếng Anh còn giúp bạn có cơ hội thuận lợi hơn những người cùng xuất phát điểm về kiến thức nền tảng trong việc có thể tiếp cận với những dự án IT là những công trình chất lượng cao, dự án nước ngoài hay dự án hợp tác với người nước ngoài.

Trong thực tế việc làm ngành IT, những người sử dụng tốt tiếng Anh sẽ có mức thu nhập cao hơn rất nhiều so với những người không có tiếng, thậm chí bạn còn có cơ hội nhận học bổng, trao đổi nghiên cứu sinh quốc tế, sinh sống, học tập và làm việc ngành IT tại nước ngoài với mức thu nhập tối đa.

>> Xem thêm: Cẩm nang 4 kỹ năng quan trọng nhất để làm IT giỏi

2. Công việc của IT là gì?

Công việc của IT là gì?

Công việc của IT là các công việc liên quan đến máy tính là chủ yếu.

Đối với phần mềm máy tính, công việc của IT chủ yếu liên quan đến việc nghiên cứu, thu nhận, bảo vệ và xử lý dữ liệu, thông qua đó giúp các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp có thể dễ dàng quản lý và sử dụng dữ liệu nội bộ.

Trong phạm vi này, nhân viên IT còn được gọi là các lập trình viên, trong đó chủ yếu chịu trách nhiệm thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình phần mềm máy tính thông qua việc thao tác ngôn ngữ lập trình (thực chất là các đoạn mã, lập trình web java) trên công cụ lập trình.

Kết quả của lập trình viên tạo ra có thể là một chương trình lập trình mới hoặc một chương trình cũ được nâng cấp, khắc phục lỗi, sửa đổi để tăng tính hiệu quả khi sử dụng máy tính. Chính vì vậy, lập trình viên còn được ví là những người thợ “coding”.

Vậy các bước để một lập trình viên thao tác và tạo ra một phần mềm là gì?

Về cơ bản, công việc của một lập trình viên không quá phức tạp. Trong đó để tạo ra 1 chương trình hay phần mềm mới có thể trải qua 2 bước chính là:

Bước 1: Tạo bản thiết kế framework, trong đó mỗi lập trình viên sẽ thực hiện một bộ phận công việc chức năng của bản thiết kế đó

Bước 2: Kết nối các bộ phận chức năng để tạo ra một chương trình mới

Đối với phần cứng, công việc IT chủ yếu là tìm và khắc phục lỗi phần cứng. Ngoài ra, nhân viên IT ở vị trí này cũng chịu trách nhiệm kiểm tra, check lỗi trước khi giao sản phẩm của đơn vị đến các công ty, doanh nghiệp.

Ngoài ra, nếu phân công việc của IT thành những phân ngành chức năng thì công việc IT bao gồm:

  • IT phát triển website động

  • IT phát triển game

  • IT thiết kế và phát triển các ứng dụng (bao gồm 2 loại cơ bản là ứng dụng di động và ứng dụng Desktop) 

  • Lập trình nhúng

  • Trí tuệ nhân tạo

  • Bảo mật dữ liệu và an ninh mạng

  • Bộ phận kỹ thuật phát hiện và khắc phục lỗi kỹ thuật

Vậy là Vieclam123.vn đã giới thiệu đến bạn đọc những tri thức cơ bản về khái niệm IT là gì, hành trang cần chuẩn bị khi hoạt động trong ngành IT cũng như công việc cụ thể của những người làm IT. Hy vọng hướng tiếp cận của chúng tôi sẽ hữu ích với bạn. Truy cập website: https://vieclam123.vn để cập nhật những thông tin mới nhất về các cơ hội việc làm hấp dẫn nhất hiện nay nhé. Chúc các bạn thành công.

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023