Blog

Giải đáp IMC là gì? Những điều mà marketer cần bỏ túi cho mình về IMC

06/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Đối với quá trình truyền thông của một doanh nghiệp thì IMC giữ một vai trò không hề nhỏ để tạo nên sức hút của thương hiệu. Tuy nhiên, IMC là gì? Chắc hẳn có rất nhiều bạn vẫn chưa hề biết tới thuật ngữ này. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về IMC là gì cũng như vai trò và tác động của IMC tới hoạt động marketing hiện nay.

1. Những chia sẻ cơ bản về IMC 

1.1. Hiểu đúng về IMC là gì?

IMC là gì? Đây sẽ là thắc mắc của rất nhiều người khi nghe tới IMC lần đầu tiên. Thực tế thì IMC chính là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Integrated marketing Communication”. Hiểu theo tiếng Việt thì sẽ có ý nghĩa là “truyền thông marketing tích hợp”. Với việc áp dụng IMC, doanh nghiệp có thể truyền tải thông điệp một cách rõ ràng và cụ thể hơn tới khách hàng của mình. từ đó tạo nên những dấu ấn của thương hiệu trong tâm trí khách hàng. 

IMC là gì

Một cách dễ hiểu hơn về IMC thì đây chính là cách để bạn có thể tìm hiểu về sứ mệnh, thông điệp một cách đơn giản hơn. Ví dụ như bạn đang trong quá trình tìm hiểu về công ty, thế nhưng, đội Sales đưa ra một thông điệp, đội media lại có một thông điệp khác. Vậy, đâu mới chính là thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn thể hiện? Để làm rõ được điều này thì IMC sẽ là cách để tạo nên sự đồng nhất giữa các thông điệp được nêu ra và giảm tải được những mâu thuẫn trong quá trình truyền tải thông điệp tới khách hàng.

Về cơ bản thì IMC có thể được hình dung là những chuỗi các hoạt động truyền thông được tích hợp, gắn bó với nhau nhằm tạo nên sự nhất quán, rõ ràng trong thông điệp được truyền tải. Sẽ có rất nhiều cách hiểu hay định nghĩa khác nhau về IMC. Tuy nhiên, về bản chất thì IMC vẫn là sự hội tụ, cộng hưởng của nhiều yếu tố để tạo nên sự thống nhất và rõ ràng về thông điệp, kết quả đạt được.

1.2. IMC có vai trò như thế nào?

Truyền thông marketing tích hợp có vai trò gì? Hiện nay, có rất nhiều hình thức và kênh truyền thông khác nhau để doanh nghiệp có thể áp dụng. Chính vì thế mà IMC lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp.

Vai trò của IMC

1.2.1. Hỗ trợ doanh nghiệp nhất quán trong thông điệp truyền tải

Mỗi một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì cần có được dấu ấn trong nhận thức của khách hàng. Nếu như thông điệp mà mờ nhạt, không rõ ràng lại hay thay đổi thì rất khó để có thể khiến khách hàng ghi nhớ lâu được. Chính vì thế mà IMC sẽ giúp doanh nghiệp trong quá trình truyền tải thông điệp được nhất quán và hiệu quả hơn. 

1.2.2. Hỗ trợ tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp

Khi đã có được một thông điệp cụ thể, rõ ràng thì hình ảnh thương hiệu, doanh nghiệp sẽ là điều cần được chú ý tạo dựng. Do vậy mà logo, màu sắc, nội dung,... sẽ được chú ý hơn rất nhiều. Từ đó tạo nên một phong cách sắc nét hơn cho doanh nghiệp cũng như có được một góc nhìn riêng biệt hơn trên thị trường hoạt động của mình.

1.2.3. Nâng tầm thương hiệu của doanh nghiệp

IMC sẽ là công cụ hiệu quả để doanh nghiệp có cho mình một câu chuyện ý nghĩa với một “happy ending” nếu như biết vận dụng đúng cách. Khi có được một sự nhìn nhận, đánh giá chính xác hơn về thương hiệu từ phía khách hàng thì doanh nghiệp có thể lên một tầm cao mới với việc nhận được sự tin tưởng từ người dùng.

Cải thiện nhận thức về thương hiệu

1.3. Lợi ích và hạn chế khi sử dụng IMC

Việc áp dụng IMC trong hoạt động truyền thông marketing rõ ràng là có những lợi ích và ưu điểm nhất định. Tuy nhiên, cũng vẫn sẽ có những vấn đề còn tồn tại nhất định.

1.3.1. Lợi ích từ IMC

- Mang đến hiệu quả cao hơn với chi phí tiết kiệm hơn

Thực tế thì IMC sẽ giúp thương hiệu có độ phủ sóng cao hơn khi xuất hiện ở nhiều kênh truyền thông khác nhau. Từ đó sẽ tăng sự nhận diện của thương hiệu với khách hàng, giúp khách hàng có thể dễ dàng nhận biết và ghi nhớ thương hiệu. 

Cùng với đó, khi áp dụng nhiều hình thức truyền thông, quảng cáo thì chi phí của doanh nghiệp cũng được tiết kiệm hơn. Không tập trung cho 1 hay một số kênh quảng cáo nhất định, IMC giúp doanh nghiệp có sự áp dụng đa dạng từ miễn phí cho đến mất phí. Nhờ đó sẽ giúp doanh nghiệp tối ưu hơn về mặt chi phí cho hoạt động truyền thông.

- Tạo dựng mối quan hệ với khách hàng

Lợi ích từ IMC

Các chiến lược từ IMC đều là những chiến lược truyền thông tiếp thị dưới góc nhìn của khách hàng. Do đó mà thông điệp truyền tải cũng trở nên gần gũi và dễ tiếp cận hơn. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể tạo dựng được các mối quan hệ với khách hàng của mình.

- Xây dựng niềm tin và củng cố lòng trung thành

Mưa dầm thấm lâu chính là hiệu ứng mà IMC mang lại. Khi khách hàng nhìn, nghe quá nhiều về thông điệp của bạn thì họ cũng sẽ phần nào dần dần tin tưởng vào những điều đó. Và từ đó có thể đưa ra những quyết định trải nghiệm và củng cố thêm lòng tin của mình đối với thương hiệu khi có những trải nghiệm tích cực nhất.

- Tăng sự nhận thức về thương hiệu

Khi quá nhiều người, nhiều nơi đều nói về thương hiệu thì các thông tin mà khách hàng có được về thương hiệu cũng sẽ nhiều hơn. Từ đó, khách hàng cũng sẽ có sự nhận thức một cách chính xác hơn về thương hiệu.

1.3.2. Một số hạn chế từ IMC

- Sự bất đồng về quan điểm

Hạn chế từ IMC

Để tạo nên một chiến dịch IMC hoàn hảo sẽ là sự đóng góp và phối hợp của nhiều bộ phận khác nhau. Vì thế mà sự bất đồng trong quan điểm khi làm việc chung là điều rất dễ xảy ra. Và nếu không giải quyết, ứng xử một cách khéo léo thì rất dễ tạo ra những mâu thuẫn hay xung đột.

- Quá nhiều thông tin được cung cấp

Với bản chất là marketing tích hợp, vì thế mà những thông tin được đưa ra sẽ đến từ nhiều phía và nhiều góc độ với nhau. Do đó đã dẫn tới tình trạng quá tải thông tin và cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự bất đồng trong quan điểm.

- Không là cách thức cho mọi doanh nghiệp

Với IMC, doanh nghiệp sẽ xây dựng chiến dịch truyền thông trên nhiều kênh và phương thức khác nhau. Vì thế mà doanh nghiệp nếu không đủ nguồn lực về con người, về chi phí thì sẽ khó để có thể ứng dụng IMC cho mình.

2. Những điều cần biết khi xây dựng chiến dịch IMC

2.1. Các công cụ chính trong IMC

Khi thực hiện truyền thông marketing tích hợp thì sẽ có 5 công cụ mà các bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp mình.

Công cụ chính trong IMC

- Direct marketing

Là hình thức marketing trực tiếp, doanh nghiệp sẽ chủ động trong việc tạo ra sự nhận thức về thương hiệu với khách hàng thông qua quá trình PR, quảng cáo. Tiếp đó sẽ vận dụng các chương trình ưu đãi, khuyến mãi để kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ. Với việc áp dụng các thức bán hàng trực tiếp không thông qua bất cứ trung gian nào như này thì Direct marketing chính là công cụ phổ biến trong IMC.

- Advertising

Quảng cáo là một hình thức truyền thông mất phí mà doanh nghiệp áp dụng sẽ cần bỏ chi phí ra để thực hiện. Mức phí sẽ tùy thuộc vào kênh quảng cáo tương ứng mà doanh nghiệp lựa chọn. Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các quy định của kênh quảng cáo mà mình áp dụng, triển khai. Do vậy mà đây sẽ là cách thức mà doanh nghiệp gặp khá nhiều vấn đề cũng như khó khăn khi áp dụng.

- Sales promotion

Chương trình khuyến mãi chính là hình thức tiêu biểu trong việc kích thích nhu cầu mua sắm, chi tiêu của khách hàng. Vì thế mà các chương trình khuyến mãi thương được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.

- Public Relation

Áp dụng một cách linh hoạt những công cụ này

Tổ chức các sự kiện, buổi họp báo,... chính là các hoạt động trong quan hệ công chúng nhằm giúp khách hàng có thể biết tới thương hiệu nhiều hơn. Cùng với đó chính là việc tạo dựng được các cầu nối từ doanh nghiệp tới khách hàng và ngược lại. 

- Personal selling

Bán hàng cá nhân là hình thức mà doanh nghiệp sẽ cắt cử những cá nhân nhất định để gọi điện và tư vấn cho khách hàng về sản phẩm, dịch vụ. Thông qua đó có thể thực hiện việc bán hàng ngay khi có thể.

2.2. Xây dựng kế hoạch cho IMC như thế nào?

Các bước lập kế hoạch cho IMC sẽ được thực hiện như sau:

2.2.1. Xác định mục tiêu chính

Mỗi một chiến dịch được tạo dựng và áp dụng sẽ cần có một mục tiêu nhất định, cụ thể và rõ ràng. Khi đã xác định được mục tiêu thì có thể xác định được tiêu chí đánh giá, khả năng thành công và những kinh nghiệm được rút ra là gì.

Việc có cho mình mục tiêu cụ thể sẽ giúp cho chiến dịch IMC được xây dựng một cách rõ ràng hơn, sắc nét hơn.

Xây dựng kế hoạch IMC

Và để doanh nghiệp có thể xác định mục tiêu chính xác hơn thì mô hình SMART có thể được áp dụng để tiến hành cụ thể hóa về những mục tiêu đề ra. 

2.2.2. Tìm ra được khách hàng mục tiêu

 Khi doanh nghiệp biết được khách hàng mục tiêu của mình là gì thì việc tìm hiểu insight, tâm lý của khách hàng trở nên đơn giản hơn. Từ đó ẽ hỗ trợ tối đa cho đội ngũ nhân lực khi xây dựng những kế hoạch truyền thông, quảng cáo sao cho khớp và phù hợp tốt với đối tượng hướng đến.

Cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn sao cho hiệu quả để đảm bảo được về tệp khách hàng mục tiêu của mình.

2.2.3. Xây dựng ý tưởng lớn

Ý tưởng lớn hay big idea chính là ý tưởng cốt lõi của doanh nghiệp khi xây dựng kế hoạch truyền thông IMC. Idea này cần xuất phát từ chính customer insight và có sự phù hợp về mặt nhân lực, chi phí cũng như các nguồn lực khác nữa như tính khả thi,....

Dựa trên big idea, doanh nghiệp sẽ có hướng đi đúng đắn và chính xác hơn về kế hoạch truyền thông marketing tích hợp của mình.

2.2.4. Thực hiện kế hoạch

Khi đã có được lượng thông tin phù hợp thì doanh nghiệp sẽ bắt tay vào quá trình thực hiện chiến dịch của mình theo như kế hoạch đã đề ra. 

Đảm bảo sự phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp

Và sau một khoảng thời gian nhất định được áp dụng thực hiện thì việc đánh giá kết quả là rất quan trọng. Từ thực tiễn này, doanh nghiệp sẽ rút ra cho mình được những bài học quý báu hơn/

Có thể nhận thấy rằng IMC mang đến những lợi ích thiết thực nhưng cũng vẫn sẽ có tồn tại nhất định. Vì thế, khi thực hiện hay triển khai IMC trong chiến dịch truyền thông của mình thì doanh nghiệp cần có sự rõ ràng, thống nhất để đảm bảo các phòng ban có sự phối hợp ăn ý hơn.

Và trên đây chính là những chia sẻ về IMC. Hy vọng rằng, qua bài viết này, các bạn đã hiểu được IMC là gì cũng như một số thông tin xoay quanh về IMC mà các marketer nên biết cho mình.

Barista là gì? Khám phá chi tiết về công việc của một Barista

Barista là gì? Barista làm những công việc gì? Trở thành một barista có khó không? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về barista qua bài viết dưới đây nhé!

Barista là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023