Trong những năm gần đây, HR đang là một sự lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ khi mới bắt đầu học hỏi và gây dựng sự nghiệp của mình. Khi mới bước chân vào nghề, chúng ta đều có mong muốn trở thành HR Specialist. Nhưng HR Specialist là gì? Bài viết này sẽ trả lời cho các bạn đang muốn trở thành nhà tuyển dụng nhân sự.
MỤC LỤC
Để có thể hiểu sâu hơn về chức vụ HR Specialist, chúng ta cần phải giải nghĩa thế nào được HR là gì?
HR có bắt nguồn từ cụm từ tiếng Anh Human Resourse, còn được gọi với cái tên nguồn nhân lực của một doanh nghiệp. HR được dùng để chỉ những người làm công việc tuyển dụng nhân sự, quản lý nhân sự của một tổ chức hay doanh nghiệp.
HR cũng chính là một cái tên để phòng ban của một tổ chức hay doanh nghiệp. Người làm HR sẽ cần phải có trách nhiệm tuyển dụng nhân sự mới, tổ chức đào tạo con người, phát triển nguồn nhân sự và phải luôn đảm bảo từng nhân viên, từng con người trong công ty luôn được hưởng đầy đủ các quyền lợi và nghĩa vụ của một doanh nghiệp.
Mỗi nhân viên của phòng ban HR luôn có một nhiệm vụ và trách nhiệm trong việc quản lý con người.
Đối với mọi nhân viên làm trong phòng nhân sự, vị trí cũng như công việc được nhiều người yêu thích nhất chính là vị trí HR Specialist.
HR Specialist chính là chuyên viên nhân sự. Nói một cách dễ hiểu, đây chính là những người có nhiệm vụ tìm kiếm những ứng viên phù hợp với vị trí trong công ty.
Đây là một vị trí được ví như là cánh tay phải trợ lực cho trưởng phòng trong việc thực hiện tham vọng, sự phát triển của con người trong một công ty.
Tuy là một vị trí được rất nhiều các bạn trẻ yêu thích, nhưng để có thể trụ được ở vị trí này, chúng ta cần phải thực hiện rất nhiều công việc khó khăn, nhiều trách nhiệm. Nhưng công việc khó khăn đó là gì? Chúng ta sẽ tiếp tục đọc phần dưới bài viết.
Nhiệm vụ của một HR Specialist là cực kỳ khó khăn và phức tạp nhưng chính sự khó khăn ấy đã tạo ra niềm hứng thú đối với các bạn. Những nhiệm vụ khó khăn ấy bao gồm các công việc sau:
Mỗi khi nhận được yêu cầu tiếp nhận tuyển dụng vị trí nhân sự của các phòng ban, HR Specialist sẽ luôn luôn cần làm một kế hoạch chi tiết để tuyển dụng nhận sự. Bản kế hoạch này sẽ được trình cho lên cho trưởng phòng, phó phòng xem xét và chấp nhận kế hoạch.
Sau khi được các trưởng phòng chấp nhận tính khả thi của một bản kế hoach, chuyên viên nhân sự sẽ cần phải tìm kiếm và xác định những các web, mạng xã hội nào giúp cho tuyển dụng hiệu quả nhất.
Để là một việc không hề dễ dàng, để có thể làm được điều này, họ sẽ cần có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng tìm kiếm để có xác định trang web, tổ chức tuyển dụng phù hợp với tiêu chí của công ty.
Sau tìm được trang phù hợp với tiêu chí của mình, họ bắt đầu đăng tin tuyển dụng. Mỗi bài đăng tuyển dụng, họ sẽ phải liên tục, cập nhật, kiểm tra tính hiệu quả từng bài viết để có thể thu hút nhiều ứng viên nhất.
Khi một thông báo tuyển dụng hiệu quả sẽ có liên tục các hồ sơ của các ứng viên được gửi về. Họ sẽ phải liên tục sàng lọc, đọc những hồ sơ phù hợp với yêu cầu của công ty. Tất cả những tiêu chí đó đều đã được các trưởng phòng ban đặt ra yêu cầu và chuyên viên nhân sự cần bắt buộc phải làm theo.
Sau khi tìm được những hồ sơ phù hợp, họ sẽ bắt đầu tiến hành phỏng vấn nhân sự. Để quá trình phỏng vấn diễn ra thuận lợi, họ cần lên kế hoạch, đảm bảo chắc chắn các ứng viên có thể đến phỏng vấn. Trước khi diễn ra phỏng vấn, họ sẽ cần xây dựng bài kiểm tra, sàng lọc cho mỗi ứng viên.
Một đợt phỏng vấn thành công chính là có thể đạt được số lượng và chất lượng của mỗi ứng viên. Sau khi đạt được đủ số lượng hồ sơ, họ sẽ phải gửi số lượng hồ sơ trúng tuyển lên cấp trên và thông báo trúng tuyển cho cho từng ứng viên.
Để cả quá trình công việc diễn ra thuận lợi, ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, mỗi sinh viên cần rèn luyện các kỹ năng sau:
Đầu tiên chính là kỹ năng mềm giao tiếp. Ở bất kỳ ngành nghề nào, kỹ năng giao tiếp là cực kỳ quan trọng, đặc biệt đối với tuyển dụng. Họ cần phải truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu để mỗi ứng viên có thể nắm bắt đầy đủ các thông tin. Trên mỗi bài đăng, họ cần rèn luyện khả năng viết văn khiến ứng viên bị thu hút, dễ đọc, dễ tiếp thu.
Thứ hai chính là kỹ năng tổ chức. Trước khi mỗi đợt phỏng vấn diễn ra, chuyên viên nhân sự cần phải có một kế hoạch thật rõ ràng và chi tiết. Bản kế hoạch này chính là tiền đề để có thể tổ chức một buổi phỏng vấn hiệu quả. Khả năng tổ chức không chỉ áp dụng trong mỗi cuộc phỏng vấn, nó còn chuẩn bị cho mỗi đợt đào tạo nhân viên. Người chuyên viên cần luôn chú ý vấn đề này.
Thứ ba là xử lý dữ liệu. Mỗi một đợt phỏng vấn diễn ra sẽ có hàng tram lượt hồ sơ được gửi về. Chuyên viên nhân sự cần sắp xếp hồ sơ một cách khoa học và logic. Không những vậy, họ cần phân chia thời gian hợp lý để có thể xử lý hồ sơ một cách nhanh chóng.
Thứ tư là khả năng đánh giá. Trong suốt quá trình phỏng vấn diễn ra, chuyên viên nhân sự cần liên tục đặt câu hỏi để có thể kiểm tra mỗi ứng viên. Sau khi phỏng vấn kết thúc, họ sẽ dựa vào bài viết, những thứ mình đã nghe để đánh giá mỗi ứng viên có phù hợp, tiềm năng cho công việc. Sau khi có sự đánh giá cá nhân, họ cần phải có sự kết hợp với trưởng phòng ban để có tiêu chí chính xác nhất.
Với sự phát triển không ngừng của kinh tế nói chung và công ty nói riêng, việc thay đổi nhân sự là điều diễn ra liên tục và hiển nhiên, nếu nhân sự đó không còn phù hợp. Sau mỗi ứng viên mình đã kỳ công tìm kiếm, việc tiếc nuối là một cảm xúc rất bình thường của con người. Bạn cần làm phải làm quen với việc chia tay đồng nghiệp cũ và tiếp tục kết nối với đồng nghiệp mới.
Để có được kinh nghiệm, bạn đã phải trải qua nhiều khó khăn và vất vả. Những kinh nghiệm này, bạn có thể học hỏi từ người khác nhưng vẫn cần có sự trải nghiệm bản thân để nó trở nên phù hợp.
Khi làm HR Specialist, bạn sẽ phải thường xuyên trải qua nhiều cảm giác thất vọng, buồn vui rồi đến hạnh phúc. Những kinh nghiệm được đánh đổi bằng mồ hôi và nước mắt. Trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ nhiều lần bị ứng viên từ chối, những ứng viên nhảy việc giữa chừng hay đau buồn nhất, họ có những lời lẽ xúc phạm đối với công việc của mình.
Bạn cần phải làm quen, trau dồi để có những phản ứng phù hợp nhất trong từng tình huống xảy ra. Từ những trải nghiệm đó, bạn sẽ có bản lĩnh để tiếp tục trong phỏng vấn tiếp theo.
Để có được sự công nhân từ người khác, bạn luôn cần phải liên tục rèn luyện bản thân. Bạn cần phải cố gắng làm sao, các trưởng phòng/quản lý không có sự phàn nàn nhiều về bản thân mình. Bạn có thể có những non nớt, sự vội vã trong từng tình huống, tất cả đều sẽ có sự trả giá và mất mát. Điều bạn cần làm bây giờ là liên tục học hỏi, suy nghĩ và trau dồi từng tình huống đã xảy ra.
Để có thể trở thành một người chuyên nghiệp, bạn cần phải biết quản lý cảm xúc bản thân. Bạn nên liên tục tiếp thu ý kiến của người khác, sẵn sàng lắng nghe từ mọi người, dù đó là những ý kiến trái ngược với mình. Để làm được điều này, bạn cần phải trải nghiệm sự nhiều đau xót, sự ân hận và nỗi mất mát. Điều đó sẽ tru rèn cho bạn trở thành một con người trưởng thành và bản lĩnh hơn.
Bất cứ nghề nào cũng có sự bắt đầu từ sự non nớt, bạn cần phải luôn cố gắng hoàn thiện và trau dồi mỗi ngày để có thể trở thành một con người tốt hơn trong tương lai.
Trên đây chính là những lời chia sẻ mà chúng tôi về HR Specialist. Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu HR Specialist là gì. Những khó khăn, mất mát mà một người làm HR sẽ phải trải qua. Bạn hãy tiếp tục theo dõi để có nhiều thông tin bổ ích hơn nhé!
Khi nói về việc tìm kiếm và tuyển dụng nhân sự, chúng ta thường nhắc đến bộ phận HR. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cũng làm nhiệm vụ này đó là Headhunter. Vậy chính xác Headhunter là gì? Chúng ta hãy cùng nhau đọc bài viết sau.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023