Blog

Hosting là gì? Tất tần tật những thông tin cần biết về Hosting

16/06/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Để website được nhiều người dùng biết tới, bạn cần đẩy mạnh các dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ Hosting. Đây là một yếu tố mang lại lợi ích cho người dùng và là một dịch vụ phát triển ngày càng mạnh, giúp website phát triển tốt hơn. Vậy Hosting là gì? Hosting hoạt động thế nào? Có mấy loại Hosting? Để hiểu hơn về Hosting, cùng khám phá bài viết dưới đây nhé!

1. Hosting là gì? Cách thức hoạt động của Hosting

1.1. Hosting là gì?

Hosting có thể coi là mảnh đất chứa một ngôi nhà và website của bạn chính là ngôi nhà đó, còn địa chỉ là tên miền của website. Bởi vậy, khi xây dựng website, Hosting và tên miền là 2 yếu tố cần phải có.

Tìm hiểu Hosting là gì

Hosting là dịch vụ chia sẻ dữ liệu trực tuyến và lưu trữ dữ liệu, có cài đặt các dịch vụ internet trên không gian máy chủ giúp bạn lưu trữ dữ liệu hay nội dung trang web trên không gian đó, như truyền file (FTP), World Wide Web (www), mail…

Hosting còn được gọi là web Hosting, đây là một không gian lưu trữ được chia nhỏ từ các server (máy chủ) giúp bạn ứng dụng, xuất bản website hay đăng tải các dữ liệu trên internet và bạn có thể đặt máy chủ ở các tệp dữ liệu cần thiết khi sử dụng hệ thống Hosting thì ứng dụng online hay website của bạn sẽ chạy được.

Các bên cung cấp Hosting có trách nhiệm luôn giữ cho các máy chủ hoạt động liên tục và đảm bảo quá trình cung cấp Hosting luôn diễn ra, chống việc xâm nhập máy chủ và xử lý dữ liệu qua Hosting tới người dùng như nội dung, hình ảnh, văn bản hay files.

1.2. Hosting hoạt động ra sao?

Các loại Hosting luôn có nguyên lý hoạt động cơ bản từ phía nhà cung cấp và phía người dùng.

1.2.1. Từ phía nhà cung cấp

Những nhà cung cấp dịch vụ Hosting sẽ chuẩn bị cho người sử dụng Hosting các server lưu trữ, qua việc chia sẻ các tài nguyên từ server thành các không gian lưu trữ nhỏ hơn (gọi là Hosting). 

Nhà cung cấp Hosting dựa theo gói cước mà người dùng đăng ký

Nhà cung cấp Hosting sẽ dựa theo gói cước do người dùng đăng ký để cung cấp cấu hình cho người sử dụng, nhà cung cấp sẽ điều chỉnh các thông số trong gói Hosting khi người dùng có nhu cầu thu nhỏ hay mở rộng gói này.

1.2.2. Từ phía người dùng

Với người dùng, bạn chỉ cần mua gói Hosting, sau đó upload các files lên và tính toán cấu hình hoạt động của chúng. Thông qua việc gửi request tới địa chỉ IP hoặc domain name (tên miền) của Hosting, người dùng có thể dễ dàng truy cập từ các thiết bị có kết nối internet.

Với các yêu cầu tương ứng của người dùng, Hosting sẽ trả về các tập tin phù hợp và nếu người dùng muốn mở rộng gói Hosting thì cần phải liên lạc với phía cung cấp dịch vụ này.

1.3. Vì sao nên mua Hosting?

Trang web của bạn chỉ có thể hoạt động trên máy tính nếu bạn không mua Hosting và chỉ mình bạn có thể sử dụng, nhìn thấy website này. Khi mua Hosting, ai cũng có thể truy cập, tìm kiếm vào trang web của bạn nếu có địa chỉ IP hay tên miền chính xác.

Hosting đóng vai trò đặc biệt quan trọng

2. Hosting có tác động tới SEO khi nhà cung cấp Hosting kém chất lượng?

Để chia sẻ trang web của bạn trên internet thì bạn cần sử dụng Hosting và biết được Hosting là gì, người dùng sẽ dễ dàng nhập địa chỉ tên miền, trang web vào trình duyệt khi có nhu cầu muốn xem trang web của bạn. Lúc này, trang web của bạn sẽ chuyển đến người dùng qua trình duyệt khi máy tính của họ kết nối với server của bạn.

Google xem xét website nào sẽ hiển thị truy vấn tìm kiếm khi người dùng tìm kiếm từ khóa và Hosting là một trong những yếu tố có liên quan.

2.1. Tốc độ của trang web

Trang web của bạn sẽ load khá chậm nếu bạn lựa chọn gói Hosting kém chất lượng và khiến khách hàng cảm thấy trải nghiệm website kém, thậm chí có thể khiến thứ hạng của trang trong kết quả tìm kiếm của Google bị tải xuống do bị công cụ tìm kiếm trừng phạt.

2.2. Website luôn hoạt động

Các dịch vụ Hosting luôn hoạt động 24/4 nên luôn đảm bảo trang web của bạn hoạt động mạnh mẽ nếu lựa chọn dịch vụ Hosting chất lượng. Bạn có khả năng sẽ bị mất lượng khách hàng tiềm năng cùng với Traffic nếu do sự cố Hosting và trang web của bạn bị chuyển sang chế độ ngoại tuyến. Khi việc này thường xuyên xảy ra, trang web của bạn sẽ bị Google gắn cờ và website của bạn có nguy cơ bị loại ra khỏi kết quả tìm kiếm thứ hạng.

Website cần phải luôn hoạt động mạnh mẽ và liên tục

2.3. Bảo mật

Khi sử dụng dịch vụ Hosting kém chất lượng, chế độ bảo mật của website cũng sẽ không được tốt khiến khách hàng bị mất niềm tin vào trang web và khiến trang web dễ bị nhiễm phần mềm độc hại hay bị tấn công bởi virus. Đồng thời, việc này cũng có thể khiến website của bạn bị Google cho vào danh sách đen và khiến SEO bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

2.4. Nhà cung cấp cần có sự hiểu biết về SEO

Nếu nhà cung cấp Hosting không có kiến thức về SEO sẽ khiến quá trình SEO của trang web bị ảnh hưởng. Do đó, nếu nhà cung cấp không thực sự hiểu biết có thể xóa nhầm file quản lý nào đó khiến cho cấu hình website bị ảnh hưởng.

3. Khám phá những loại Hosting phổ biến hiện nay

Hiện nay, có 5 loại Hosting phổ biến là Shared Hosting, VPS Hosting (Virtual Private Server), Shared Hosting, WordPress Hosting, Dedicated Hosting và Cloud Hosting.

3.1. Shared Hosting

Shared Hosting là một dịch vụ được chia nhỏ cho các website khác nhau và toàn bộ hệ điều hành, database, source code, web platform của website sẽ được đặt trên một server vật lý. Nhờ bộ tài nguyên trên máy chủ vật lý, ta có thể chia sẻ tài nguyên và Shared Hosting được chia từ các gói Reseller Hosting. Trong các loại Shared Hosting, đây là hình thức rẻ nhất, tuy nhiên hiệu năng hệ thống cũng thấp nhất.

Shared Hosting có giá rẻ và hiệu năng kém nhất

Khi sử dụng Shared Hosting, bạn chỉ cần đưa dữ liệu lên website sử dụng và bạn không cần lo tới việc quản trị website với một mức phí nhất định. Tuy vậy, vì bạn không có quyền quản trị nên website có thể bị người khác chiếm dụng tài nguyên chưa sử dụng đến. Bởi vậy, bạn chỉ nên sử dụng Shared Hosting khi có nhu cầu quảng cáo hình ảnh mới cho website hoặc là các landing page.

3.2. Dedicated Hosting

Với Dedicated Hosting, doanh nghiệp sẽ thuê riêng một server vật lý và nhà cung cấp dịch vụ này sẽ mang tới mô hình máy chủ gồm có đường truyền, server, cơ sở vật chất giúp máy chủ dễ dàng vận hành và nếu Hosting gặp vấn đề thì có thể hỗ trợ nhanh chóng.

Các doanh nghiệp sẽ được quyền sử dụng toàn bộ máy chủ này như cơ sở dữ liệu, cài đặt hệ điều hành, cấu hình phần cứng, ứng dụng tùy chọn, tối ưu các hiệu năng hệ thống và họ sẽ biết được nơi đặt Hosting của mình. Trong các loại dịch vụ Hosting, đây là loại xa xỉ và đắt nhất vì cần kỹ thuật viên có kiến thức chuyên sâu thực hiện lập hệ thống qua nhiều bước và nhiều công đoạn.

3.3. VPS Hosting (Virtual Private Server)

VPS Hosting (Virtual Private Server) kết hợp giữa Dedicated Hosting và Shared Hosting, tạo ra nhiều server ảo nhờ một server vật lý được cài đặt ứng dụng ảo hóa. Giống như Dedicated Hosting nhưng lại có giá thấp hơn, người dùng có thể sử dụng các server ảo toàn quyền dễ dàng.

3.4. Cloud Hosting

Dịch vụ Hosting tiếp theo là Cloud Hosting, đây là dịch vụ vận hành trên nền tảng điện toán đám mây và cho phép doanh nghiệp đặt website của mình lên một vùng đám mây (cloud), điều này tượng trưng cho các máy chủ thực hiện trách nhiệm xử lý website hoạt động.

Cloud Hosting vận hành trên nền tảng điện toán đám mây

Cloud Hosting sẽ hơi khác với các Hosting truyền thống khi cho phép sử dụng công nghệ ảo hóa của VPS Hosting để gộp tài nguyên của nhiều server vật lý.

Bởi vậy so với VPS Hosting, đây được xem là giải pháp tân tiến hơn giúp doanh nghiệp được sử dụng tài nguyên cho website gần như vô hạn. Chỉ cần vài phút hỗ trợ từ nhà cung cấp Cloud Hosting, lượng tài nguyên của Hosting đã được tùy chỉnh nhanh chóng và dễ dàng.

3.5. WordPress Hosting

WordPress Hosting là một dịch vụ Hosting khi công cụ trên website của bạn đã có sẵn WordPress và bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ này, sau đó bắt đầu xây dựng hệ thống website của mình. 

Người dùng có thể chọn WordPress theo 1 trong 4 phương pháp lưu trữ bên trên nhưng WordPress Hosting hiện nay thường được xây dựng trên Cloud Hosting, đồng thời bạn luôn được cập nhật các Plugin và Theme trong WordPress nhanh chóng.

Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết được Hosting là gì cùng với các thông tin thú vị khác về Hosting. Có thể thấy, Hosting đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xây dựng, khởi chạy và vận hành một trang web. Tuy nhiên, các doanh nghiệp nên lựa chọn các gói Hosting phù hợp với trang web của mình, đảm bảo trang web có thể hoạt động hiệu quả nhất. Nhà cung cấp dịch vụ Hosting sẽ ngăn chặn các mã độc, chịu trách nhiệm cho việc hoạt động của server và chuyển các nội dung từ website của bạn tới người dùng dễ dàng.

WWW là gì?

World Wide Web hay WWW là một thành phần quan trọng, tuy vậy bạn đã biết được WWW là gì và nó hoạt động thế nào hay chưa? Truy cập bài viết dưới đây để biết được các thông tin chi tiết về WWW nhé!

WWW là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023