Blog

Nội dung trong của hợp đồng ủy thác xuất khẩu là gì?

07/05/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu là hợp đồng được sử dụng khi các thương nhân muốn ủy thác cho các công ty xuất khẩu. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về mẫu hợp đồng này bạn đọc hãy đọc bài viết bên dưới đây tại vieclam123.vn để có thể tìm hiểu kỹ các thông tin về hợp đồng ủy thác này nhé!

1. Tìm hiểu thông tin về hợp đồng ủy thác xuất khẩu

1.1. Thế nào là hợp đồng ủy thác xuất khẩu?

Theo Điều 16 trong Nghị định số 187/2013/NĐ-CP về quy định thi hành luật thương mại đối với hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán và gia công, quá cảnh hàng hóa với nước ngoài thì thương nhân có thể ủy thác việc xuất khẩu, nhập khẩu cho thương nhân khác. Các thương nhân hoàn toàn có thể ủy thác xuất khẩu, nhập khẩu các loại hàng hóa trừ hàng hóa thuộc danh mục cấm hoặc tạm ngừng xuất khẩu, nhập khẩu.

Ủy thác xuất khẩu là việc thuê một đơn vị kinh doanh dịch vụ để có thể xuất khẩu và thực hiện các hoạt động xuất khẩu hàng hóa cho bên mua. Đây là một nghiệp vụ cần thiết khi chủ hàng muốn xuất khẩu hàng hóa  ra Việt Nam nhưng không tự tiến hành mà ủy thác cho công ty dịch vụ thực hiện việc xuất khẩu. Nói cách khác thì đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa qua các đơn vị trung gian.

Trong hợp đồng ủy thác xuất khẩu là sự thỏa thuận của các bên về những điều khoản quy định về thông tin về dịch vụ ủy thác xuất khẩu, quyền và trách nhiệm các bên,  mức phí và thông tin thanh toán mà bên ủy thác trả tiền cho bên nhận ủy thác.

Ủy thác cho công ty dịch vụ thực hiện xuất khẩu

Xem thêm: Hợp đồng gia công may mặc và những quy định cần ghi nhớ khi trình bày

1.2. Mục đích hợp đồng về ủy thác xuất khẩu

Những cá nhân không có tư cách pháp nhân sẽ không có chức năng xuất khẩu, các doanh nghiệp mới thành lập và chưa đàm phán người bán hàng nước ngoài, chưa nắm được quy trình và hình thức làm việc của hải quan và quy trình xuất khẩu hàng hóa hoặc doanh nghiệp có đầy đủ chức năng. Đây có thể là một mặt hàng mới mà doanh nghiệp chưa có đủ  kinh nghiệm xuất và cần tìm đến các nhà xuất khẩu. Hợp đồng này hoàn toàn có thể đáp ứng được các nhu cầu về bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Mục đích của bên bên ủy thác là xuất khẩu hàng hóa của mình ra nước ngoài và bên nhận ủy thác sẽ đáp ứng các nhu cầu từ việc nhận tiền từ ủy thác.

Hợp đồng ủy thác xuất khẩu sẽ là cơ sở pháp lý để ghi nhận những quyền và nghĩa vụ. Nó đảm bảo cho việc hai bên sẽ thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của mình và ghi nhận về những phương thức để có thể giải quyết được các tranh chấp xảy ra giữa hai bên nếu có.

Ghi nhận cơ sở pháp lý quyền và nghĩa vụ của việc xuất khẩu

1.3. Cách viết hợp đồng ủy thác xuất khẩu

1.3.1. Phần mở đầu hợp đồng

Trong phần mở đầu của hợp đồng ủy thác xuất khẩu cần phải có các thông tin về Quốc hiệu, tiêu ngữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”. Đây là nội dung được viết đầu tiên và được trình bày ở chính giữa. Tên Quốc hiệu được viết in hoa, tiêu ngữ chỉ viết hoa chữ cái đầu tiêu trong các cụm từ cách nhau bởi dấu gạch giữa. Bên dưới là “……, ngày….tháng…. năm….” viết hợp đồng. Cần phải trình bày rõ về địa điểm và ngày tháng năm viết hợp đồng cụ thể. 

Cuối cùng bạn sẽ ghi tên của hợp đồng “HỢP ĐỒNG ỦY THÁC XUẤT KHẨU”. Tên hợp đồng sẽ được viết in hoa và in đậm ở chính giữa lá đơn để làm nổi bật được nội dung của lá đơn muốn nói đến. Bên dưới tên hợp đồng có thể ghi thêm số hợp đồng “Số… /HĐKTXK”.

Ghi các nội dung trong phần mở đầu

1.3.2. Nội dung chính hợp đồng

Trong phần nội dung chính của hợp đồng bạ chỉ cần ghi các thông tin của bên ủy thác và bên nhận ủy thác. Các thông tin sẽ bao gồm về: Tên doanh nghiệp, Địa chỉ trụ sở chính, Số điện thoại, số Fax, số tài khoản ngân hàng, Người đại diện, Chức vụ, số Giấy ủy quyền (nếu có). Bên dưới là ngày, tháng, năm và người ký.

Sau khi trình bày các thông tin về hai bên sẽ trình bày đến những điều khoản cụ thể. Các nội dung trong hợp đồng sẽ được phân chia thành những điều khoản riêng biệt với nhau. Trong các nội dung đó bạn sẽ cần trình bày về: Nội dung công việc ủy thác, Quy cách phẩm chất hàng hóa, Vận chuyển,  Quyền sở hữu hàng xuất khẩu, Thanh toán tiền bán hàng, giao dịch xuất khẩu số hàng đã ủy thác, Giải quyết rủi ro, Trả chi phí ủy thác, Trách nhiệm của các bên trong thực hiện, Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng, Các thỏa thuận khác (nếu cần), Hiệu lực của hợp đồng.

Nội dung được thể hiện qua từng điều khoản

Đây là những nội dung mà bạn cần phải ghi theo từng điều (Điều 1, 2, 3,...). Trong từng điều sẽ quy định với những nội dung cụ thể mà bạn có thể tham khảo khi tải mẫu hợp đồng ủy thác xuất khẩu của vieclam123.vn ở bên dưới đây:

Tải hợp đồng ủy thác về xuất khẩu chuẩn

1.3.3. Phần kết hợp đồng

Trong phần kết của hợp đồng bạn cần phải trình bày tên và chữ ký của hai bên là bên ủy thác (Bên A) và bên nhận ủy thác (Bên B). Cần phải ghi rõ họ và tên cùng với chức vụ của người ký ở cả hai bên. Sau khi ký và ghi rõ họ tên xong cần phải đóng dấu để xác minh về những thông tin ở trên. Đây là nội dung bắt buộc phải có vừa là để đảm bảo được việc có đủ cấu trúc trong hợp đồng, vừa là để đảm bảo được tính pháp lý của hợp đồng.

Các thông tin trong phần kết của hợp đồng

Xem thêm: [CẬP NHẬT] Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa mới nhất hiện nay

2. Lưu ý về ký kết hợp đồng ủy thác xuất khẩu

Trên thực tế đã có nhiều trường hợp bên ủy thác và bên nhận ủy thác đã quen nhau từ trước nên khi thực hiện sẽ chỉ giao kết bằng miệng và không có giấy tờ văn bản pháp lý nào chứng minh thỏa thuận giữa hai bên. Như vậy, khi có vấn đề xảy ra thì sẽ không có ai chịu trách nhiệm và không khởi kiện để đòi lại quyền lợi được. Nhiều trường hợp đã xảy ra mà bạn không thể đoán trước được nên cần phải lưu ý về vấn đề giao kết hợp đồng bằng văn bản để tránh được những sai lầm.

Nếu hợp đồng ủy thác xuất khẩu không có hiệu lực thì việc ký kết hợp đồng cho dù đã ký kết hợp đồng với sự đồng thuận của các bên nhưng không được hợp pháp hóa vì hợp đồng có thể ký bởi người không có thẩm quyền quyết định quy định về luật pháp Việt Nam và Quốc tế. Các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu kỹ về các thông tin để có thể ký kết hợp đồng và tránh những rủi ro đáng tiếc khi pháp luật không thể can thiệp và giải quyết tranh chấp của các bên có liên quan.

Trong hợp đồng cần phải ghi đủ về trách nhiệm bồi thường hợp đồng và khắc phục những hậu quả có thể xảy ra hay cách thức bồi thường và thời gian bồi thường trong hợp đồng. Cần phải quy định rõ về những trách nhiệm khi có những rủi ro xảy ra và trách nhiệm cần phải chịu.

Trong quá trình lựa chọn đối tác hợp đồng thì bên ủy thác cần cân nhắc và lựa chọn kỹ những công ty xuất khẩu uy tín để có thể giảm thiểu những rủi ro khi hai bên gây ra những vấn đề về thủ tục hải quan.

Vấn đề quyền hạn và nghĩa vụ cần được lưu ý và thực hiện để các bên tham gia có thể giải quyết được những tranh chấp khi có các phát sinh liên quan đến hợp đồng và lựa chọn cơ quan giải quyết các tranh chấp.

Ghi đủ trách nhiệm bồi thường của hai bên tham gia

Trên đây là các thông tin về hợp đồng ủy thác cho việc xuất khẩu. Hy vọng với những thông tin trên bạn đọc sẽ biết được cách làm hợp đồng ủy thác xuất khẩu chuẩn nhất.

Nội dung trong hợp đồng gia công may mặc

Sử dụng hợp đồng gia công may mặc khi nào? Những nội dung cần thiết trong hợp đồng gia công may mặc gồm những gì? Đọc bài viết để biết cách làm hợp đồng gia công may mặc ngay bên dưới đây bạn nhé!

Hợp đồng gia công may mặc

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023