Để đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan, khi thuê nhân viên bán hàng, các cơ sở hay doanh nghiệp kinh doanh đều phải làm hợp đồng ký kết. Vậy mẫu hợp đồng nhân viên bán hàng bao gồm những gì và cách trình bày nội dung ra sao? Đón đọc bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé.
MỤC LỤC
Hợp đồng nhân viên bán hàng là văn bản có chứa nội dung thỏa thuận giữa người làm bán hàng và các tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu thuê nhân viên bán hàng.
Hợp đồng thuê nhân viên bán hàng được thiết lập nhằm mục đích bảo vệ quyền và nghĩa vụ cho các bên tham gia. Trong đó có tất cả các điều khoản thỏa thuận kèm theo nghĩa vụ mà mỗi bên phải thực hiện.
Hiện nay, trong bất cứ giao dịch nào liên quan tới việc thuê nhân viên bán hàng thì đều phải thiết lập hợp đồng có chữ ký đầy đủ của những người liên quan. Cho nên, nếu ở vai trò doanh nghiệp, nhất là khi bạn lại trực tiếp soạn thảo hợp đồng mà chưa có kinh nghiệm thì đừng bỏ qua những chia sẻ dưới đây nhé.
Về cơ bản, hợp đồng nhân viên bán hàng có 3 phần khác nhau bao gồm phần mở, phần nội dung chính (các điều khoản) và phần kết. Cùng tìm hiểu xem mỗi phần bạn sẽ phải thể hiện nội dung gì nhé.
Mở đầu hợp đồng nhân viên bán hàng sẽ bao gồm một số thông tin quen thuộc chẳng hạn như Tên doanh nghiệp kèm theo số văn bản, Quốc hiệu và Tiêu ngữ, Tiêu đề hợp đồng, Các căn cứ thành lập hợp đồng và Thông tin về các bên tham gia hợp đồng. Trong đó:
- Tên doanh nghiệp và Quốc hiệu - Tiêu ngữ cần trình bày trên cùng 1 dòng trên cùng của văn bản. Sau đó ở bên dưới sẽ đề ngày tháng năm thiết lập bản hợp đồng này.
- Tên hợp đồng: Mục đích của mẫu hợp đồng này là thuê nhân viên bán hàng cho nên khi để tiêu đề bạn cũng để trùng khớp với mục đích của nó nhé.
- Các căn cứ có thể nêu ra bao gồm Bộ luật dân sự 2015, Bộ luật lao động 2012 và nhu cầu hợp tác của các bên.
- Thông tin của các bên tham gia: Hợp đồng nhân viên bán hàng thường sẽ có sự tham gia của bên sử dụng lao động (Gọi là bên A) và nhân viên bán hàng (Gọi là Bên B).
+) Thông tin Bên A bao gồm: Tên công ty, Địa chỉ, Mã số thuế doanh nghiệp, Số điện thoại, Số Fax, Tên người đại diện kèm theo Chức vụ.
+) Thông tin Bên B bao gồm: Họ tên người lao động (nhân viên bán hàng), Ngày tháng năm sinh, Giới tính, Số chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, Địa chỉ nơi ở, Địa chỉ tạm trú và Thông tin liên hệ.
Các điều khoản quy định về thỏa thuận giữa 2 bên sẽ được trình bày phần nội dung chính của hợp đồng nhân viên bán hàng. Nội dung cụ thể của các điều khoản như sau:
Nội dung hợp đồng nhân viên bán hàng là phần mà các bên cần thỏa thuận thật kỹ trước khi ký và hợp tác. Trong đó các nội dung cần chú ý như là loại hợp đồng, vị trí công việc, địa điểm làm việc, ghi rõ nội dung công việc mà nhân viên bán hàng cần làm.
Khi làm hợp đồng, phía doanh nghiệp cần làm rõ nội dung này theo những gợi ý nêu trên. Toàn bộ thông tin phải là đầy đủ và chi tiết nhất như vậy mới không dẫn đến những phát sinh về sau này.
Trong mục chế độ làm việc của người lao động, có 2 yếu tố mà bạn cần quan tâm đó là Thời gian làm việc và Mức lương kèm theo hình thức thanh toán. Cụ thể:
- Với Thời gian làm việc: Người lao động sẽ phải làm việc 8 giờ/ngày vào các ngày từ thứ 2 - thứ 6. Quy định rõ, buổi sáng giờ làm từ 8 - 12 giờ, buổi chiều làm việc từ 13 - 17 giờ. Tuy nhiên tất cả những con số này đều có thể được thay đổi tuỳ vào mỗi doanh nghiệp khác nhau.
- Về Mức lương và hình thức thanh toán: Phía doanh nghiệp sẽ đưa ra mức lương cụ thể cho nhân viên bán hàng (thường là 6 - 7 triệu đồng/tháng), sau đó ghi rõ hình thức trả lương bao gồm tiền mặt hoặc chuyển khoản. Nếu thanh toán bằng cách chuyển khoản thì có ghi rõ một số thông tin như sau:
+) Chủ tài khoản
+) Số tài khoản
+) Ngân hàng chuyển khoản
+) Chi nhánh
Ngoài ra, ở mục này doanh nghiệp có nhu cầu thuê nhân viên bán hàng cũng ghi rõ ngày trả lương chính thức hàng tháng để người lao động nắm rõ.
Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia sẽ do các đối tượng tự thoả thuận với nhau sau đó ghi trong hợp đồng. Nhưng về cơ bản thì phía Bên A sẽ có quyền yêu cầu Bên B thực hiện công việc và phải có nghĩa vụ trả lương đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Còn về Bên B, nghĩa vụ của họ là thực hiện tốt các công việc mà bên B giao phó, tuân thủ các quy định mà doanh nghiệp đề ra và được nhận lương xứng đáng với công sức mình bỏ ra.
Trong hợp đồng, thông tin kỷ luật lao động cũng phải được làm rõ. Nếu trong quá trình làm việc, nhân viên bán hàng có vi phạm nội quy hay các quy định mà công ty đề ra thì tùy theo tính chất nghiêm trọng mà sẽ bị xử lý theo các hình thức khác nhau.
Thường thì khi giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thì người ta thường ưu tiên giải quyết qua thương lượng, hòa giải. Tuy nhiên nếu cả 2 không tìm được tiếng nói chung, không chấp nhận lý lẽ của đối phương thì sẽ cùng nhau ra tòa để được giải quyết.
Hầu hết các mẫu hợp đồng đều ghi rõ mục chấm dứt hợp đồng khi hết thời hạn và tất nhiên hợp đồng nhân viên bán hàng cũng không phải ngoại lệ. Tuỳ vào từng doanh nghiệp mà họ sẽ đưa ra thời hạn là bao lâu, có doanh nghiệp ký hợp đồng thuê từng năm một, nhưng cũng có những doanh nghiệp ký thời hạn 2 năm sau đó nếu có nhu cầu sẽ tiếp tục ký.
Hợp đồng nhân viên bán hàng sẽ được chấm dứt khi gặp phải các trường hợp sau đây:
- Thứ nhất, khi hết thời hạn thỏa thuận giữa 2 bên từ ban đầu
- Thứ hai, một trong 2 bên đơn phương chấm dứt hợp đồng nhưng hợp pháp
- Thứ ba, cả 2 đều thoả thuận và mong muốn thời hạn kết thúc sớm hơn
Phần cuối cùng bản hợp đồng thuê nhân viên bán hàng sẽ trình bày những gì? Đây có lẽ là thông tin được nhiều quan tâm, bạn sẽ rõ ngay sau khi đọc được nội dung bên dưới.
Tất cả những gì mà bạn cần thể hiện ở phần cuối mẫu hợp đồng nhân viên bán hàng này đó là chữ ký của các bên tham gia. Trong đó có Chữ ký của Người lao động (nhân viên bán hàng) và Người sử dụng lao động. Cả 2 sẽ ký và ghi rõ họ tên của mình, riêng phía Người sử dụng lao động, sau khi ký và ghi rõ họ tên, đại diện cho doanh nghiệp sẽ phải đóng dấu của công ty để văn bản trở nên hợp lệ.
Toàn bộ bí quyết trình bày mẫu hợp đồng nhân viên bán hàng đều đã được chia sẻ ở trên. Tuy nhiên những kiến thức đó là chưa đủ bởi vì bạn còn phải tham khảo và lưu ý một số điều sau đây thì mẫu hợp đồng của bạn mới trở nên hoàn hảo.
Thứ nhất, tránh xa lỗi chính tả trong nội dung hợp đồng. Đây là văn bản có giá trị pháp lý cao, cho nên bất cứ sai sót nhỏ nào cũng có thể làm ảnh hưởng tới quyền lợi của các bên tham gia. Đặc biệt khi soạn thảo sai chính tả còn khiến doanh nghiệp bạn giảm đi sự chuyên nghiệp trong mắt người lao động.
Thứ hai, toàn bộ thông tin đưa ra đều phải đúng sự thật. Không thực hiện kê khai gian dối bất cứ thông tin nào để tránh làm ảnh hưởng tới quá trình thực hiện hợp đồng.
Như vậy, bạn đã nắm rõ nội dung cũng như cách soạn thảo hợp đồng nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Mong rằng với kiến thức này, bạn sẽ sớm áp dụng thành công và được cấp trên công nhận. Để biết thêm những thông tin hữu ích phục vụ cho công việc khác, hãy cập nhật các bài viết của vieclam123.vn thường xuyên bạn nhé.
Ngoài nhân viên chính thức, khi tuyển cộng tác viên doanh nghiệp cũng cần thiết lập hợp đồng lao động. Vậy bạn đã biết cách soạn thảo và trình bày nội dung bên trong mẫu hợp đồng cộng tác viên như thế nào? Cùng theo dõi bài viết và tìm hiểu ngay nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023