Hợp đồng gia công may mặc và những quy định cần ghi nhớ khi trình bày
Hợp đồng gia công may mặc và những quy định cần ghi nhớ khi trình bày
Nhu cầu may mặc là rất lớn song không phải đơn vị nào cũng có đủ điều kiện để mở xưởng sản xuất. Trong những trường hợp muốn có sản phẩm nhưng không có xưởng thì buộc phải tìm kiếm một bên gia công hàng may mặc để đáp ứng nhu cầu của mình, vậy bạn có biết hợp đồng gia công may mặc được thực hiện như thế nào?
MỤC LỤC
Hợp đồng gia công may mặc chính là một trong những văn bản không thể thiếu trong những phi vụ hợp tác làm ăn giữa chủ xưởng gia công với bên đặt may. Trong đó nội dung chủ yếu sẽ hướng tới những thoả thuận về quyền lợi cũng như trách nhiệm của cả 2 bên khi tham gia giao dịch.
Mẫu hợp đồng gia công hàng may mặc cần thể hiện thông tin chính xác, ngắn gọn song vẫn phải chuẩn. Không chỉ là thông tin để các bên nhìn vào theo dõi mà hơn thế, mẫu giấy tờ này còn là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh tại Toà án.
Xem thêm: Tổng hợp thông tin liên quan mẫu hợp đồng giao khoán chuẩn nhất
Có thể nói, thị trường may mặc luôn diễn ra trong không khí sôi động và náo nhiệt. Rất nhiều đối tượng có nhu cầu đặt xưởng gia công để sở hữu cho mình một lượng hàng như mong muốn. Bất kể giao dịch nào liên quan tới gia công may mặc đều được thể hiện bằng hợp đồng cụ thể.
Vậy bạn đã nắm rõ mẫu hợp đồng này sẽ xuất hiện khi nào hay chưa? Theo dõi ngay những trường hợp mà tôi chia sẻ dưới đây nhé:
- Khách hàng cá nhân muốn kinh doanh online nhưng không có điều kiện mở xưởng, phải tìm đến đơn vị chuyên gia công hàng may mặc để nhờ họ tạo ra sản phẩm theo ý của mình.
- Nhiều nhóm, tổ chức hay đơn vị chuyên về thiết kế, ra mẫu nhưng không trực tiếp gia công, họ cũng thuê đơn vị khác chuyên gia công cho các sản phẩm mới của mình.
Nhìn chung, tất cả những trường hợp có sự hợp tác của chủ xưởng gia công và bên phía khách hàng thì đều phải có hợp đồng thoả thuận giữa 2 bên. Vậy mẫu hợp đồng này có nội dung như thế nào? Cùng vieclam123 theo dõi thông tin bên dưới để hiểu rõ bạn nhé.
Tất cả nội dung xuất hiện bên trong hợp đồng gia công hàng may mặc gồm có:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ: Trình bày theo quy định trong văn bản hành chính, cụ thể là căn giữa và tách thành 2 dòng khác biệt.
- Thông tin về các bên tham gia giao dịch phải được kê khai rõ ràng trong hợp đồng, cụ thể: Họ tên, Ngày tháng năm sinh, Số chứng minh nhân dân, Quê quán,...
Trường hợp là doanh nghiệp hay tổ chức thì cần kê khai rõ thông tin về Tên doanh nghiệp, Địa chỉ theo đăng ký kinh doanh, Mã số thuế và Thông tin người đại diện ký hợp đồng,...
- Các đối tượng của hợp đồng phải được kê khai rõ ràng bao gồm các thông tin như Số lượng, Tính chất, Thông số kỹ thuật, Đơn giá,...
- Ghi rõ nội dung công việc mà 2 bên cần thực hiện: Bên gia công sẽ phụ trách việc gia công sản phẩm may mặc theo yêu cầu của bên khách hàng, Thời gian thực hiện do khách hàng yêu cầu hoặc có thể thỏa thuận, Thông tin về tiền công cho mỗi sản phẩm được gia công và tổng cộng chi phí khách hàng phải trả,...
- Thông tin về giải quyết tranh chấp nếu có phát sinh
Xem thêm: Nội dung trong của hợp đồng ủy thác xuất khẩu là gì?
Hiện nay, các bộ luật như Thương mại hay Dân sự đều có những điều chỉnh khác nhau về nội dung hợp đồng gia công. Tuy nhiên dù là áp dụng theo luật nào thì mẫu hợp đồng gia công may mặc cũng không thể thiếu được những điều khoản hay quy định sau đây:
- Với Tên và Số lượng thành phẩm gia công: Phải ghi rõ ràng, đầy đủ và chi tiết để tránh trường hợp nhầm lẫn với những hàng hoá khác của doanh nghiệp. Nếu hàng gia công quá nhiều loại thì mỗi loại cần phải được ghi rõ tên và số lượng.
- Quy cách đóng gói của sản phẩm gia công: Đây là vấn đề quan trọng cần có sự thoả thuận của 2 bên để đảm bảo sản phẩm sau khi gia công và vận chuyển sẽ không xảy ra bất cứ hư hỏng hay thiệt hại nào.
- Quy định về nguyên vật liệu: Bao gồm cả nguyên vật liệu chính và nguyên vật liệu phụ dùng trong sản xuất, gia công. Các bên phải quy định rõ Tên từng loại nguyên vật liệu sử dụng, kèm theo Phẩm chất thật chi tiết và cụ thể. Bên cạnh đó, hãy làm rõ Thời gian và Phương thức giao hàng của bên gia công đối với bên đặt gia công.
- Quy định về thù lao gia công và Phương thức thanh toán: Bên gia công sẽ nhận một khoản thù lao tương ứng với số lượng sản phẩm mà khách yêu cầu, thù lao và phương thức thanh toán như thế nào thì sẽ do 2 bên tự thoả thuận, miễn sao phù hợp và cả 2 đều đồng thuận.
- Quy định về hình thức giao hàng: Các bên tự thoả thuận với nhau làm sao việc vận chuyển hay nhận hàng không làm ảnh hưởng tới những hoạt động kinh doanh khác của 2 bên.
- Các điều khoản khi một trong 2 bên vi phạm hợp đồng: Mức phạt vi phạm hợp đồng là do 2 bên tự thoả thuận với nhau, đương nhiên việc thỏa thuận này phải được diễn ra ngay từ trước khi thành lập hợp đồng gia công may mặc.
- Hình thức giải quyết tranh chấp: Trong quá trình hợp tác, chắc chắn sẽ có nhiều vấn đề xảy ra, nếu có tình trạng mâu thuẫn không thể giải quyết, tranh chấp liên quan tới hợp đồng thì sẽ giải quyết như thế nào. Đây chính là nội dung quan trọng cần xuất hiện trong hợp đồng gia công hàng may mặc.
Theo quy định pháp luật ban hành, trong trường hợp mẫu hợp đồng gia công may mặc được xác định là loại giao dịch dân sự thì nó không nhất thiết phải thể hiện bằng văn bản. Thay vào đó cả 2 có thể tự thỏa thuận bằng lời nói dựa trên sự uy tín của nhau, thể hiện bằng hành vi cụ thể,...
Những trường hợp còn lại đều phải được thể hiện bằng văn bản, cụ thể là mẫu hợp đồng gia công may mặc đúng nghĩa với các thông tin nêu ở trên. Các chủ thể tham gia giao dịch hãy xác định rõ ràng xem giao dịch của mình thuộc loại giao dịch gì, từ đó xác định hình thức trình bày mẫu hợp đồng cho chuẩn xác.
Mẫu hợp đồng gia công hàng may mặc sau khi đã có đủ thông tin chi tiết và cần thiết, bạn có thể kết thúc bằng phần chữ ký của các bên liên quan, trong đó có Bên nhận gia công và Bên đặt gia công may mặc.
Thực chất mẫu hợp đồng gia công may mặc không quá khó, chỉ là bạn chưa tìm thấy bài hướng dẫn phù hợp để thực hiện nó một cách nhanh chóng và hoàn hảo. Mong rằng những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống, nếu thường xuyên phải tiến hành những giao dịch về gia công thì đừng quên áp dụng theo gợi ý này nhé.
Dưới đây là mẫu hợp đồng gia công hàng may mặc chi tiết và cụ thể, bạn có thể tham khảo để hình dung rõ hơn về nội dung cũng như cách trình bày khi có nhu cầu sử dụng:
Mẫu hợp đồng cung cấp dịch vụ ăn uống có điều gì khác biệt so với mẫu hợp đồng gia công may mặc? Muốn biết rõ điều đó, hãy cùng vieclam123.vn tham khảo những thông tin chi tiết có trong bài viết dưới đây bạn nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023