Nếu như là một người đam mê dịch chuyển và yêu thích sự khám phá thì Hà Giang là một trong những điểm đến thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh sức hút đến từ con người, cảnh vật non sông hùng vĩ thì hoa tam giác mạch chính là điều đã thôi thúc rất nhiều đôi chân đến với mảnh đất cao nguyên đầy khắc nghiệt này. Vậy, hoa tam giác mạch là gì? Loài hoa này có ý nghĩa ra sao? Tại sao người ta lại yêu thích loài hoa này đến vậy? Nếu như bạn đang có những thắc mắc này thì đừng bỏ lỡ những chia sẻ về hoa tam giác mạch trong bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Nếu như đã từng đặt chân tới vùng Tây Bắc, đặc biệt là Hà Giang trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 thì bạn sẽ bị choáng ngợp bởi sự bùng nổ của những bông hoa tam giác mạch phớt tím, phớt hồng cả một khoảng trời. Chính khung cảnh ấy đã trở nên cực kỳ hấp dẫn của những con người vùng xuôi với mong muốn được tận mắt chứng kiến loài hoa dân dã mà xinh đẹp này.
Hoa tam giác mạch hay còn được gọi với tên là kiều mạch, mạch ba góc hay lúa mạch đen. Hoa sẽ mọc theo từng chùm ở phía ngọn hoặc nách của cây tam giác mạch. Khi nở, hoa sẽ có màu trắng, sau đó chuyển dần sang phớt hồng, rồi phớt tím. Nếu trồng trên một diện tích lớn thì sẽ tạo nên một khoảng trời hoa tam giác mạch cực kỳ ấn tượng và khung cảnh này sẽ cho ra rất nhiều các shoot hình với những bức ảnh đắt giá .
Là biểu tượng của vùng núi Tây Bắc, đặc biệt là mảnh đất Hà Giang, hoa tam giác mạch được trồng rất nhiều trên các thung lũng, vách núi. Sau mỗi mùa gặt thì người dân lại trồng cây tam giác mạch để chúng kịp nở hoa vào đúng mùa là từ tháng 9 cho đến tháng 12.
Những bức ảnh đặc sắc về hoa tam giác mạch được rất nhiều lượt yêu thích và chia sẻ. Chính vì thế mà loài hoa này nhận được rất nhiều sự tò mò với câu hỏi hoa tam giác mạch là gì. Và để có được cho mình câu trả lời chuẩn nhất thì rất nhiều bạn đã xách balo và đi tới Hà Giang để tận mắt chứng kiến loài hoa đặc trưng này. Còn nếu bạn chưa có dịp thì bài viết này sẽ giúp bạn cảm nhận rõ ràng nhất về hoa tam giác mạch.
Nói đến sự xuất hiện của hoa tam giác mạch thì người dân Tây Bắc vẫn truyền tai nhau về câu chuyện nàng tiên ngô và nàng tiên gạo. Dựa theo sự tích thì nàng tiên ngô và nàng tiên gạo đã xuống hạ giới để gieo mầm những hạt giống đầu tiên trên Trái Đất, sau khi gieo trồng xong hạt giống ngô và gạo thì còn lại những đầu trấu của các hạt giống này. Chính vì thế mà mà 2 nàng tiên đã trút bỏ vào trong khe núi.
Người dân sau khi thu hoạch xong ngô và gạo thì chẳng mấy chốc đã ăn hết số lương thực đó, vì thế mà nạn đói xuất hiện, đòi hỏi con người cần có sự tìm kiếm thức ăn thay thế ngay lập tức. Vì vậy mà con người đã quyết định vào rừng để tìm kiếm thức ăn trong tự nhiên. Và khi đi đến khe núi mà các nàng tiên đổ đầu tấm của ngô và lúa thì họ thấy mọc lên một loại cây nhỏ nhắn với những bông hoa vô cùng xinh đẹp. Điều đặc biệt là loại cây này cho ra hạt có hình tam giác với kích thước nhỏ nhắn. Khi ăn mang lại cảm giác bùi bùi ngọt ngọt rất giống như ngô và gạo. Chính vì vậy mà loại cây này đã được mang về và gieo trồng ở rất nhiều nơi khác nhau.
Tên gọi tam giác mạch cũng được bắt nguồn từ câu chuyện này. Bởi vì hạt tam giác mạch ăn bùi bùi, ngọt ngọt như mạch cộng với có hình tam giác nên được gọi là cây tam giác mạch. Hoa nở ra từ cây sẽ được gọi là hoa tam giác mạch.
Là loài hoa đặc trưng của vùng Tây Bắc, liệu hoa tam giác mạch có phải chỉ có ở Hà Giang không?
Thực chất thì đáp án chắc chắn sẽ là không. Tam giác mạch là loài hoa của vùng cao Tây Bắc khi loài hoa này vốn nhỏ bé nhưng vẫn có thể vươn mình và bung tỏa sắc hương ở một nơi có điều kiện khắc nghiệt như vậy. Vì thế mà hoa tam giác mạch trở nên nổi tiếng hơn và hiện đã có mặt ở khá nhiều địa điểm khác nhau.
Những nơi có sự xuất hiện của hoa tam giác mạch gồm có: Hà Giang, Cao Bằng, Đà Lạt, Mộc Châu, Ninh Bình, Lào Cai, Cần Thơ,... Từ miền ngược cho tới miền xuôi, hoa tam giác mạch đều được đón nhận và gieo trồng để việc ngắm hoa trở nên đơn giản, dễ dàng và thuận tiện hơn.
Hoa tam giác mạch thực chất là được con người gieo trồng chứ không hoàn toàn là cây dại mọc tự nhiên Vì thế mà loài hoa này cũng ẩn chứa ý nghĩa vô cùng đặc biệt như những loài hoa khác.
Ý nghĩa đầu tiên của hoa tam giác mạch chính là sự tượng trưng cho tình yêu của đôi lứa. Loài hoa này biểu hiện cho tình cảm trong sáng, thủy chung son sắt của người con gái và người con trai vùng cao.
Không những vậy, hoa tam giác mạch còn tượng trưng cho sự vươn lên khỏi nghịch cảnh, sức sống mãnh liệt của con người. Khi được trồng tại nơi có điều kiện khắc nghiệt như cao nguyên đá này, thế nhưng, hoa tam giác mạch vẫn vươn mình để bung tỏa hương sắc. Chính điều này đã cho thấy được một sức sống và một sự nghị lực rất lớn của những con người vùng cao nơi đây.
Hoa tam giác mạch đối với người dân vùng Tây Bắc không chỉ là một loại hoa thông thường mà đây còn là một loại cây lương thực khi có thể được sử dụng và chế biến ra các món ăn ngon như bánh tam giác mạch, cháo tam giác mạch hay rượu được ngâm từ tam giác mạch,...
Hoa tam giác mạch không chỉ được trồng để trưng bày mà loại cây này mang đến rất nhiều công dụng khác nhau. Và những công dụng cụ thể được kể đến như:
Trước khi cây tam giác mạch trổ ra những bông hoa xinh đẹp thì người dân vùng Tây Bắc đã sử dụng các cây tam giác mạch non như một loại thực phẩm. rau tam giác mạch khi ăn sẽ có mùi vị ngai ngái, hơi đăng đắng. Tuy nhiên, khi đã nuốt xuống dưới họng thì sẽ đọng lại dư vị vô cùng ngọt ngào. Và nếu ai đã từng thưởng thức thức loại rau này thì sẽ có thể nhớ mãi khi nó cực kỳ khó quên.
Ngoài rau tam giác mạch thì hạt tam giác mạch cũng được sử dụng làm nguyên liệu nấu ăn. Phổ biến nhất chính là bánh tam giác mạch làm từ hạt với màu nâu vô cùng đặc trưng. Khi ăn sẽ có vị bùi bùi, ngọt ngọt rất lạ miệng. Nếu bạn ghé Hà Giang thì đây sẽ là một trong những món ăn rất đáng để thử.
Bên cạnh đó thì rượu từ hạt tam giác mạch cũng là một đặc sản của vùng Tây Bắc. người ta sẽ trộn hạt tam giác mạch và ngô theo tỷ lệ 1:2 và mang 2 loại hạt này đem ủ với men rượu để cho ra rượu tam giác mạch. Khi uống thì rượu sẽ rất êm, không hề bị cay nồng giống như rượu gạo. Tuy nhiên nó sẽ không ngọt như rượu cần, hay nói cách khác thì rượu tam giác mạch chính là sự hòa trộn giữa rượu gạo và rượu cần. Do đó mà khi đã thưởng thức loại rượu này thì sẽ rất dễ bị hấp dẫn.
Bên cạnh vai trò làm cây lương thực thì tam giác mạch còn là một vị thuốc chữa bệnh để chữa một số bệnh về đường tiêu hóa như đi ngoài, đầy hơi, táo bón, đau dạ dày,...
Bộ phận chính của hoa tam giác mạch được sử dụng để điều chế thuốc chính là thân và lá cây. Khi chúng được sơ chế và sắc lên thì sẽ đóng góp không nhỏ cho quá trình chữa bệnh theo phương pháp dân gian. Các bệnh về mỡ máu, huyết áp cũng sẽ được sử dụng phương thuốc có chứa tam giác mạch vô cùng hiệu quả.
Đây là một trong những công dụng khá mới mẻ của cây hoa tam giác mạch. Người ta sẽ xay nhuyễn hạt tam giác mạch cùng với sữa chua hoặc sữa tươi không đường để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Hỗn hợp này sẽ được sử dụng để làm mặt nạ dưỡng da cực kỳ hiệu quả khi giúp làn da trắng sáng và mềm mịn hơn rất nhiều.
Tam giác mạch mặc dù chỉ là một loài hoa cực kỳ nhỏ bé, thế nhưng lại chứa đựng ý nghĩa rất sâu sắc và mang đến rất nhiều công dụng hữu ích cho con người. Hy vọng rằng , bài viết đã giúp bạn làm rõ về hoa tam giác mạch là gì cũng như các thông tin chi tiết xoay quanh loài hoa xinh đẹp này.
Nước whey là gì? Nước whey có công dụng ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng? Cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây nhé!
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023