Blog

Header và Footer là gì? Hướng dẫn cách tạo Header và Footer trong Word

15/09/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Khi soạn thảo các tài liệu, văn bản trên Word như luận văn, sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo, mẫu đơn, đồ án… để người khác biết bạn chính là người soạn thảo hoặc giúp bạn tạo ra dấu ấn riêng của bản thân, bạn hoàn toàn có thể sử dụng tính năng Header và Footer trên Word. Vậy Header và Footer là gì? Làm thế nào để tạo Header và Footer đơn giản bằng hình ảnh, chữ viết? Cùng tìm hiểu bài viết bên dưới để tìm hiểu các thông tin thú vị về Header và Footer nhé!

Header và Footer là gì? Header là phần đầu trang và Footer chính là chân trang, là phần cuối cùng của trang trên Word. Bạn có thể tạo Header và Footer ở các file mà bạn mong muốn và đây là mục cố định.

Header và Footer là gì

Cụ thể hơn, Header cho phép bạn nhập hình ảnh hoặc văn bản trên cùng của bài viết, trang nào đó và thường sử dụng để gõ tên chương, phần hay tác phẩm. Footer là phần chân trang của văn bản, thường được dùng để đánh số trang hoặc đặt tên tác giả, công ty.

Như vậy, Header và Footer được dùng để chứa các thông tin mà bạn mong muốn như ngày tháng năm, số trang, tên tác giả, logo hoặc chú thích nào đó. Người đọc sẽ dựa vào Header và Footer mà bạn chèn vào tài liệu để biết thêm cấu trúc và thông tin của tài liệu.

Header và Footer giúp người dùng có thể đưa các thông tin cố định vào mỗi trang tài liệu một cách xuyên suốt, giúp bạn dễ dàng kiểm soát các trang làm việc trên Word và phân loại các trang dễ dàng. Bên cạnh đó, khi bạn sắp xếp các thông tin trên Header và Footer hợp lý, văn bản của bạn trở nên thu hút và đẹp mắt hơn.

Lợi ích khi tạo Header và Footer

Chẳng hạn, với một tài liệu bạn soạn thảo có đến hơn 100 trang hoặc 1000 trang thì việc bạn đánh số thứ tự cho văn bản giúp bạn và người xem dễ dàng theo dõi hơn.

Khi đã hiểu rõ Header và Footer là gì, nếu bạn muốn tạo điểm nhấn cho văn bản của mình, để giới thiệu thông tin tài liệu hay đánh số trang, hoặc đánh dấu bản quyền của mình thì có thể tạo Header và Footer trên Word… Cách này cũng giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp qua các trang của tài liệu, văn bản.

Mỗi một phiên bản Microsoft Word sẽ có cách tạo Header và Footer khác nhau, bạn có thể kiểm tra phiên bản Word của mình và thực hiện ngay nhé!

2.1.1. Đối với Word 2016

Để tạo Header và Footer trên Word 2016, bạn thực hiện các bước như sau:

Bước 1: Đầu tiên, bạn mở văn bản trên Word 2016, tiếp đó ấn vào mục “Tab Insert”, chọn “Header và Footer” và bạn có thể tạo đầu trang trước bằng cách chọn tiếp “Header”.

Tạo Header và Footer cho Word 2016 đơn giản

Bước 2: Trong mục này, bạn có thể chỉnh sửa nội dung, kiểu hiển thị cho đầu trang của mình, khi đã vào giao diện Header và Footer trong Word 2016, bạn có thể chọn các kiểu như Three Columns, Blank… và nhập nội dung bạn muốn tạo.

Bước 3: Bạn thực hiện các bước trong phần Footer tương tự. Như vậy, bạn đã tạo xong Header và Footer trong Word 2016, bạn có thể thoát khỏi mục chỉnh sửa để xem tổng thể toàn trang mà bạn vừa thực hiện.

Cách tạo Header và Footer trên Word 2007 thực hiện như sau:

Bước 1: Ấn vào file Word mà bạn muốn thêm Header và Footer, sau đó chọn “Insert”, chọn “Header” trước.

Bước 2: Bạn có thể chọn những mẫu Header đã có sẵn, sau đó chỉ cần thêm nội dung mà bạn muốn thêm vào đầu trang. Thực hiện tương tự với Footer, đồng thời các phiên bản MS Word khác như Word 2013, 2010 thì bạn thực hiện tương tự.

2.1.3. Đối với Word 2003

Để tạo Header và Footer trên Word 2003, bạn thực hiện như sau:

Bước 1: Mở file Word bạn muốn thêm Header và Footer, sau đó ấn vào “View”, ấn tiếp “Header và Footer”.

Bước 2: Vùng chỉnh sửa trang Header sẽ xuất hiện và gồm cả những thanh công cụ Header và Footer.

Để thêm nội dung trên tài liệu mà bạn muốn, bạn chỉ cần nhập vào và khi hoàn tất, ấn vào nút Close trên thanh Header và Footer.

Ngoài việc thực hiện Header và Footer trên các trang giống như nhau, bạn có thể thay đổi để mỗi trang hiển thị nội dung khác nhau, ví dụ như số trang khác nhau hay số chương, phần khác nhau, tạo nên sự sinh động cho tài liệu của bạn.

Bước 1: Để tạo Header và Footer trong Word khác nhau, bạn hãy đặt con trỏ chuột vào phần cuối của nội dung mà mình muốn tạo.

Hướng dẫn tạo Header và Footer trên các trang khác nhau

Bước 2: Để có thể tiến hành chia thành các Section, bạn hãy chọn “Page Layout”, ấn tiếp “Breaks”. Lúc này, bạn sẽ nhìn thấy có 4 lựa chọn chia section khác nhau như: Next page (ngắt nội dung sang trang mới), Odd Page (ngắt trang lẻ), Even page (ngắt trang chẵn), Continuous (ngắt nội dung ở ngay vị trí mà con trỏ chuột đang chỉ).

Bước 3: Sau đó, bạn tạo nội dung đầu và cuối trang cho từng section như sau: Trong phần section 1, bạn nhấn vào phần phía trên cùng của trang bất kỳ; sau đó giao diện hiện “Design của Header & Footer Tools”, trong “Options”, đánh dấu tích vào “Different First Page”. Sau đó, bạn có thể nhập nội dung theo ý muốn cho phần section 1.

Bước 4: Để chuyển sang Header của section 2, bạn ấn “Next”.

Bước 5: Để mục Header của section 2 không giống và liên quan với Header của section 1, bạn ấn vào “Link to Previous để Header”. Tiếp đó, bạn nhập nội dung Header 2 mà bạn mong muốn của section 2 và khi hoàn thanh, bạn chỉ cần nhấn đúp vào vị trí ngoài Header.

Tương tự, để tạo Footer cho nhiều trang, bạn thực hiện giống như hướng dẫn trên.

Ngoài các bước tạo chữ viết kể trên, bạn có thể chèn thêm hình ảnh như tên thương hiệu, logo… vào mục Header và Footer. Cách thực hiện như sau:

Bước  1: Mở tài liệu bạn muốn, ấn vào “Tab Insert”, chọn Header” trong mục này.

Tạo Header và Footer bằng hình ảnh

Bước 2: Bạn có thể trông thấy các kiểu Header xuất hiện và bạn chỉ cần chọn loại phù hợp với mình, sau đó Word sẽ đi chuyển sang “Tab Design”, để chèn logo hoặc hình ảnh, bạn ấn tiếp “Picture”.

Bước 3: Ấn vào ảnh hay logo bạn muốn chèn và chèn tài liệu bằng cách ấn “Insert”. Vậy là bạn đã chèn được phần ảnh vào tài liệu trong phần Header.

Trong trường hợp bạn muốn đổi ảnh sang khung viền khác thì chỉ cần ấn đúp chuột vào trong ảnh, Word sẽ chuyển tự động sang “Tab Fomat” và trong nhóm “Picture Style”, bạn lựa chọn khung viền phù hợp. Bạn cũng chỉnh sửa hình ảnh của bạn bằng cách ấn “Corrections” hoặc sửa màu sắc cho ảnh thì vào “Color”, hay nếu muốn sửa hiệu ứng thì ấn vào “Artistic Effect”.

Với Footer bạn thực hiện các bước tương tự.

Để xóa Header và Footer, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau:

- Xóa Header và Footer trực tiếp: Nếu bạn muốn xóa 2 phần này trực tiếp, bạn chỉ cần nhấn đúp chuột vào nội dung mà bạn muốn xóa. Tiếp đó trong phần Header và Footer, quét chọn các nội dung cần xóa và bấm phím Backspace hoặc Delete để xóa bỏ.

Xóa Header và Footer khi không sử dụng

- Dùng tính năng Remove: Để xóa Header và Footer, bạn cũng có thể chọn tính năng Remove trong Tab Insert. Ví dụ như bạn muốn xóa tất cả phần Header trong văn bản, chọn “Tab Insert”, ấn vào “Header”, ấn chọn “Remove Header”. Tương tự, để xóa Footer thì bạn làm các bước tương tự, phần tài liệu bạn muốn sẽ được xóa bỏ.

Trên đây là khái niệm Header và Footer là gì và một số cách tạo, cách xóa Header và Footer trên Word. Header và Footer thường dùng để thêm các nội dung như số trang, tên tác giả, tên chương, tên phần, logo, địa danh,... trong tài liệu bạn muốn, giúp bạn có thể khẳng định chủ quyền hoặc dễ dàng theo dõi nội dung tài liệu. Tuy nhiên, để tránh gây rối cho người đọc, bạn không nên tạo quá nhiều Header và Footer mà chỉ tạo những nội dung cần thiết.

Access Point là gì?

Access Point là một bộ phận dùng để thu phát tín hiệu wifi và chuyển từ mạng có dây sang mạng không dây. Vậy thì Access Point có giống với Modem và Router hay không? Để hiểu rõ Access Point là gì và các thông tin về Access Point thì hãy ấn vào đường link bên dưới nhé!

Access Point là gì?

 Điểm: 3.1  (16 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023