Blog

HANU là trường gì? Tất cả thông tin bạn cần biết về trường HANU

09/07/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

HANU là tên viết tắt của trường Đại học Hà Nội, một trong những trường top đầu về đào tạo ngôn ngữ trên cả nước. Nếu các sĩ tử vẫn đang băn khoăn, thắc mắc HANU là trường gì thì hãy đọc thật kỹ những thông tin dưới đây để có thể cân nhắc thêm về lựa chọn thi Đại học của mình nhé.

1. HANU là trường gì? Thông tin chung 

HANU là viết tắt của Trường Đại học Hà Nội

Tên tiếng Anh: Hanoi University

Tên viết tắt: HANU

Mã tuyển sinh: NHF

Địa chỉ trường: Km 9, Đường Nguyễn Trãi, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Địa chỉ trang web: www.hanu.edu.vn

Email: tuyensinh@hanu.edu.vn

Facebook: @hanutuyensinh.

HANU là trường gì? HANU là tên viết tắt của trường Đại học Hà Nội, một trong những ngôi trường đào tạo ngoại ngữ tốt nhất trên cả nước. Được thành lập năm 1959 với tiền thân là Trường Bổ Túc Ngoại Ngữ, năm 1967 đổi thành trường Đại học Ngoại Ngữ Hà Nội. Mới đây, năm 2019, trường đã tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập, khẳng định vị trí đứng của mình trong lĩnh vực giảng dạy. 

Ban đầu, trường chỉ chuyên sâu vào việc đào tạo các thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Hàn, tiếng Trung, tiếng Đức, Nhật, Pháp, Nga, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý. Thêm vào đó, trường còn có thêm các chuyên ngành giảng dạy tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam cho người nước ngoài.

Trong vòng 20 năm trở lại đây, trường đã mở rộng thêm một chuyên ngành khác về kinh tế, khoa học hiện đại giảng dạy bằng tiếng Anh như: ngành Quản trị dịch vụ Du lịch và Lữ hành, ngành Quản trị Kinh doanh, ngành Tài chính-ngân hàng, Kế toán, ngành Công nghệ thông tin, ngành Quốc tế học. Trường còn có thêm ngành chuyên ngành truyền thông doanh nghiệp đào tạo bằng tiếng Pháp.

Nhìn chung, Đại học Hà Nội là ngôi trường chú trọng đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên. Vì vậy, cũng không có gì ngạc nhiên khi những sinh viên theo học tại trường có nền tảng ngoại ngữ tốt hơn mặt bằng chung của sinh viên ở những trường Đại học khác. Đây cũng là ngôi trường duy nhất trên địa bàn Hà Nội có đào tạo 11 ngôn ngữ khác nhau, cùng với 9 chuyên ngành giảng dạy bằng ngôn ngữ Anh và 1 chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp.

2. Các chương trình đào tạo tại HANU

Chương trình đào tạo tại trường Đại học Hà Nội, cụ thể mà bạn có thể tham khảo như sau:

- Các ngành đào tạo ngoại ngữ chính quy: Trường hiện nay đang đào tạo 10 ngôn ngữ phổ biến như: tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Đức, tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và tiếng Ý. Các ngành này đều được đào tạo theo hệ cử nhân, với chương trình học trong 4 năm.

- Các chuyên ngành giảng dạy bằng tiếng Anh hệ chính quy: Các chuyên ngành này bao gồm: ngành Quản trị Kinh doanh, ngành Du lịch, ngành Quốc tế học, Khoa học máy tính, Tài chính-ngân hàng, Kế toán. Khi học các chuyên ngành này, bạn vừa có thể học được phần nội dung chuyên sâu của từng chuyên ngành mình yêu thích, vừa có thể trau dồi khả năng ngoại ngữ của mình.

- Các ngành đào tạo không chính quy: Bên cạnh những chuyên ngành chính quy, trường Đại học Hà Nội còn có các ngành đào tạo không chính quy dành cho sinh viên khác trường hoặc người đi làm muốn học thêm. Cụ thể:

  • Đại học tại chức: Dành cho các ngôn ngữ Anh, Trung, Nhật. Thời gian học là 4 năm. Sau khi kết thúc, người học sẽ được cấp bằng cử nhân hệ tại chức.

  • Bằng đại học thứ hai: dành cho những bạn đã có bằng đại học ngoại ngữ hệ chính quy, muốn có bằng cử nhân hệ chính quy.

  • Chuyên tu đại học: Dành cho những bạn đã có bằng Cao đẳng và muốn có bằng Đại học. Trường sẽ cấp bằng Đại học tất cả những ngành có trong hệ đào tạo chính quy.

  • Đào tạo sau đại học: Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ sau Đại học. Đào tạo Thạc sĩ đối với ngành ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nga, và ngôn ngữ Trung Quốc. Đào tạo Tiến sĩ đối với đối tượng đã có bằng Thạc sĩ ngôn ngữ Nga.

  • Việt Nam học: Đào tạo trình độ Đại học, Thạc sĩ, có thể cấp chứng chỉ với mọi trình độ.

  • Các lớp ngoại ngữ: Đào tạo 18 ngoại ngữ, bao gồm: Anh, Ả rập, Pháp, Nga, Trung, Đức, Nhật, Hàn, Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Rumani, Bungari, Hungary, Séc, Slovakia, Ba Lan, Thái. Cấp chứng chỉ A, B, C cho mọi đối tượng.

- Các chương trình đào tạo liên kết với nước ngoài: Một số chương trình đào tạo mà trường có sự liên kết với các trường Đại học ở nước ngoài:

  • Liên kết đào tạo với trường Đại học ở Trung Quốc: Sinh viên học 2 năm học ở trường Đại học Hà Nội, 2 năm học ở trường Đại học Trung Quốc, được cấp bằng Đại học ở Trung Quốc.

  • Liên kết với Đại học Oxford Brookes (Anh) với chương trình Cử nhân kế toán ứng dụng.

  • Liên kết với Đại học La Trobe (Úc) với chương trình đào tạo cử nhân và Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.

  • Liên kết với Đại học Victoria (Úc) với chương trình đào tạo Thạc sĩ lý luận và phương pháp giảng dạy tiếng Anh

3. Tại sao nên chọn HANU để theo học?

Sau khi đã tìm hiểu kĩ càng về ngôi trường này, bạn sẽ thấy đây chính là ngôi trường thích hợp để nuôi dưỡng ước mơ học ngoại ngữ của mình. 

- Chất lượng giảng dạy: Trường Đại học Hà Nội có đội ngũ giáo viên giỏi, chuyên môn vững vàng, 90% giảng viên được đào tạo chính quy và từng giảng dạy trên nhiều trường Đại học danh tiếng thế giới. Trường Đại học Hà Nội luôn tự hào về đội ngũ giảng viên trình độ cao. Bởi có chuyên môn và phương pháp giảng dạy hiện đại mà ngôi trường này đã đào tạo biết bao thế hệ sinh viên giỏi, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cho thị trường lao động trong nước và quốc tế.

Tất cả chương trình học tại Đại học Hà Nội đều được đào tạo bằng ngoại ngữ, bởi vậy bên cạnh những kiến thức và kỹ năng cần thiết trong công việc, sinh viên sẽ có thêm khả năng sử dụng thành thạo ngôn ngữ, từ đó mở rộng cơ hội tìm việc hơn so với chương trình đào tạo bằng tiếng Việt. Chương trình học tại trường cũng được thiết kế theo chương trình học tiên tiến của nước ngoài có cập nhật theo thực tế ở Việt Nam.

- Môi trường học tập tốt: Khi học tập tại trường Đại học Hà Nội, bạn sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi văn hóa với nhiều bạn bè quốc tế cũng như thầy cô, giảng viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Trường đón nhận hàng nghìn sinh viên đến từ 22 quốc gia, hàng năm đều chào đón hàng trăm lượt giáo sư, giảng viên, chuyên gia quốc tế đến thăm và trao đổi kinh nghiệm giảng dạy cũng như kinh nghiệm học tập cho giảng viên và sinh viên tại trường.  

Việc gặp gỡ sinh viên nước ngoài trở nên quen thuộc và là một phần trong cuộc sống thường nhật của sinh viên trường Đại học Hà Nội. Chính bởi sự kết hợp của nhiều nền văn hóa khác nhau trong một môi trường học tập đã đem đến những sắc màu đa dạng cho trường Đại học Hà Nội.

Môi trường dạy-học ở trường Đại học Hà Nội vô cùng nghiêm túc, đặc biệt không có tiêu cực, học thật-thi thật để rèn luyện cho sinh viên phẩm chất trung thực, độc lập, và tự chịu trách nhiệm cho kết quả học tập của mình. Sinh viên trong suốt quá trình học cũng được rèn luyện nhiều thói quen tốt như đưa ra quyết định, kỹ năng lãnh đạo, làm việc nhóm, tổ chức thời gian, thuyết trình, lập dự án,...

- Năng động: Điều nổi bật nhất của sinh viên trường Đại học Hà Nội không chỉ là giỏi ngoại ngữ mà còn là sự tự tin, khả năng hội nhập nhanh chóng, năng động, nhiệt huyết. Sinh viên trong trường luôn sôi nổi trong học tập, tham gia nhiều hoạt động tình nguyện của Đoàn hội, câu lạc bộ, cũng như nhiều cuộc thi danh giá trên thế giới.

-Cơ sở vật chất hiện đại: Hệ thống cơ sở vật chất của trường ngày càng được nâng cấp, hoàn thiện và đổi mới, đảm bảo mang đến cho sinh viên không gian học tập tốt nhất. Tại trường có đến 20 phòng máy dạy, học ngoại ngữ, phòng dịch cabin chuyên nghiệp, phòng dạy học từ xa bậc nhất so với các trường ngoại ngữ ở Việt Nam.

Ngoài ra, các phòng học khác của trường cũng được trang bị đầy đủ máy tính có kết nối mạng, mạng quản lý điện từ nội bộ với hơn 500 máy tính văn phòng, đảm bảo thời gian học tập được chủ động và linh hoạt. Thư viện ở trường khang trang, sạch đẹp, cung cấp hơn 50.000 đầu sách liên quan đến các chuyên ngành, hơn 2.000 bằng đĩa CD, 200 máy tính kết nối mạng để phục vụ nhu cầu học tập của sinh viên.

Trường có nhà ăn sinh viên rộng rãi, thoáng mát, sạch sẽ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, cung cấp đồ ăn ngon cho hàng ngàn sinh viên trong trường. Bên cạnh đó, trường còn có sân vận động, đáp ứng nhu cầu thể dục thể thao với nhiều môn học bổ ích như bóng chuyền, bóng rổ, đá bóng, chạy bền, nhảy xa,...

-Có nhiều học bổng: Để khuyến khích sinh viên học tập tốt, đạt thành tích cao cũng như giúp đỡ những học sinh thuộc diện khó khăn, nhà trường luôn có những đợt xét tuyển học bổng theo từng kỳ. Thêm vào đó, do liên kết với nhiều trường Đại học, Đối tác nước ngoài nên trường thường xuyên nhận được nhiều suất học bổng khác của tổ chức, doanh nghiệp trong nước và quốc tế.

-Được học cùng lúc hai chương trình học: Sinh viên có thể học cùng lúc hai chương trình học chính quy. Việc này vừa tiết kiệm thời gian học, vừa giúp sinh viên có được tấm bằng như mong muốn.

-Cơ hội đi trao đổi ở nước ngoài: trường Đại học Hà Nội có nhiều chương trình liên kết với nước ngoài, nên sinh viên có nhiều cơ hội đi du học tại các trường Đại học của Anh, Úc, Áo, Italia và được cấp bằng chính quy đối với các ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính, Marketing, Kế toán ứng dụng, Du lịch, Kinh tế Doanh nghiệp, Bảo hiểm, Thống kê.

4. Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp tại HANU

Với chất lượng đào tạo tốt, trường Đại học Hà Nội đã đào tạo nguồn nhân lực được thị trường lao động săn đón. Sau khi tốt nghiệp tại trường, sinh viên có thể được tuyển dụng và làm việc ở nhiều vị trí. Một số ví dụ tiêu biểu như:

4.1. Sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ

Sau khi tốt nghiệp cử nhân các ngành ngôn ngữ, các bạn sinh viên có thể có nhiều cơ hội làm việc trong các vị trí như:

-Phiên dịch: Sinh viên các ngành ngôn ngữ có thể làm phiên dịch cho các cuộc họp, trao đổi công việc, tài liệu kỹ thuật, sản xuất.

-Biên dịch, dịch thuật: Dịch các tài liệu sách, báo, phim ảnh từ nước ngoài sang tiếng Việt đòi hỏi độ chính xác cao. 

-Giảng dạy ngoại ngữ: Các trung tâm ngoại ngữ hiện nay phát triển rất mạnh trên cả nước. Vì vậy, với sự thành thạo ngôn ngữ ở cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết có thể làm giảng viên, trợ giảng ở những trung tâm này.

-Nhân viên Sale, Chăm sóc khách hàng:Trong một số công ty có nhiều sản phẩm, dịch vụ hướng đến đối tượng là người nước ngoài, thì cần những vị trí Sale, chăm sóc khách hàng để có thể giao tiếp, trao đổi, bán sản phẩm và phục vụ khách hàng ở nhiều quốc gia khác nhau.

4.2. Ngành Công nghệ thông tin

Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhu cầu về nguồn nhân lực trong ngành này luôn luôn cao, vì vậy sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường có thể làm việc trong các vị trí như:

- Cán bộ kỹ thuật, quản lý, điều hành trong lĩnh vực công nghệ thông tin tại các tổ chức doanh nghiệp trong nước và nước ngoài. Người học sẽ có lợi thế trong môi trường làm việc quốc tế, đòi hỏi kỹ năng về ngoại ngữ, trao đổi, học hỏi thông tin với các đối tác nước ngoài.

- Chuyên viên tư vấn, kỹ sư cầu nối, chuyên viên chăm sóc khách hàng cho các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhật Bản, hoặc liên kết với các doanh nghiệp bên Nhật Bản.

- Lập trình viên, các nhà quản trị hệ thống, quản trị bảo mật hệ thống công nghệ thông tin cho các doanh nghiệp.

- Tham gia vào các dự án với vai trò là người quản trị dự án về công nghệ thông tin trong và ngoài nước. Cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy về công nghệ thông tin tại các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở đào tạo trên cả nước.

4.3. Ngành Quản trị Du lịch và Lữ hành

Sinh viên tốt nghiệp chương trình Quản trị Du lịch & Lữ Hành tại trường Đại học Hà Nội đáp ứng được những yêu cầu mới của thị trường lao động. Nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, có năng lực ngoại ngữ và kiến thức liên ngành, chuyên sâu về du lịch và lữ hành. Bởi vậy, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm, học tập nâng cao trình độ và phát triển bản thân. Sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc tại các vị trí công việc sau: 

- Các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, các đơn vị lễ tân của Nhà nước và doanh nghiệp, lễ tân trong các nhà hàng, khách sạn lớn, tiếp xúc nhiều với khách du lịch trong và ngoài nước.

- Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch; các công ty truyền thông, tiếp thị và bán hàng, Các công ty tổ chức sự kiện lớn;

- Các tập đoàn, công ty kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà hàng, khu tham quan và vui chơi giải trí, khu nghỉ dưỡng, trung tâm thể thao giải trí;

- Sinh viên có thể tự khởi nghiệp và quản lý điều hành các cơ sở qui mô nhỏ kinh doanh dịch vụ du lịch – lữ hành - tiếp thị và bán hàng – tổ chức sự kiện;

- Các cơ quan đơn vị giảng dạy, nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch, làm các dự án nghiên cứu về đề tài phát triển điểm du lịch trong cả nước.

- Tiếp tục học ở bậc cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ, từ đó tích lũy kinh nghiệm để trở thành nhà lãnh đạo, chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực du lịch.

4.4. Quốc tế học

 Sinh viên sau khi tốt nghiệp có nhiều cơ hội nghề nghiệp, làm việc trong các cơ quan, tổ chức như:

- Làm trợ lý dự án, cán bộ dự án/chương trình, cán bộ truyền thông - đối ngoại, cán bộ gây quỹ, điều phối viên trong các cơ quan, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước.

- Làm việc ở nhiều vị trí như cán bộ nghiên cứu, cán bộ lập kế hoạch và phát triển thị trường, cán bộ phụ trách trách nhiệm xã hội (CSR); cán bộ quan hệ công chúng/cộng đồng; cán bộ kinh doanh/marketing; cán bộ hành chính trong các doanh nghiệp nước ngoài và trong nước, các doanh nghiệp liên doanh; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; các tập đoàn đa quốc gia; công ty nhà nước, công ty tư nhân; doanh nghiệp xã hội; dự án khởi nghiệp.

- Làm việc ở các vị trí như cán bộ nghiên cứu, chuyên gia phân tích, giảng viên giảng dạy các bộ môn thuộc Nghiên cứu phát triển trong các cơ quan nghiên cứu-giảng dạy quốc tế và trong nước như các trường đại học, các viện nghiên cứu, trung tâm đào tạo, các tổ chức giáo dục trong lĩnh vực khoa học xã hội và nghiên cứu phát triển…

-  Làm việc như cán bộ nghiên cứu chiến lược và chính sách phát triển, cán bộ quan hệ công chúng, cán bộ đối ngoại, chuyên viên, phóng viên, biên tập viên, nhà báo trong các cơ quan hành chính nhà nước như các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan an ninh, quốc phòng, các cơ quan truyền thông, báo chí

=> Ngoài những vị trí tiêu biểu trên đây, sinh viên trường Đại học Hà Nội sau khi tốt nghiệp còn có thể xin được công việc ở nhiều vị trí khác nhau. Các kỹ năng được trau dồi trong suốt quá trình học rất có ích cho sinh viên, khiến các bạn có thể tự tin ứng tuyển nhiều vị trí khác nhau. Bởi vậy, khi tuyển dụng thấy được bạn đã từng là sinh viên trường Đại học Hà Nội, sẽ đánh giá bạn cao hơn, cũng có nghĩa là cơ hội nghề nghiệp của bạn được mở rộng hơn rất nhiều.

5. Thông tin tuyển sinh của HANU năm 2020

5.1. Điểm xét tuyển năm 2019

Nếu bạn đang có mục tiêu thi vào trường Đại học Hà Nội trong năm 2020 này thì việc biết được điểm xét tuyển của từng ngành trong năm trước (2019) là điều cần thiết để bạn có thể đặt ra mục tiêu phấn đấu cho bản thân mình. 

STT

Mã ngành

Tên ngành

Tổ hợp môn

Điểm chuẩn

1

7220201

Ngôn ngữ Anh

D01

33.23

2

7220202

Ngôn ngữ Nga

D01, D02

25.88

3

7220203

Ngôn ngữ Pháp

D01, D03

30.55

4

7220204

Ngôn ngữ Trung Quốc

D01, D04

32.97

5

7220204 CLC

Ngôn ngữ Trung Quốc – Chất lượng cao

D01, D04

21.7

6

7220205

Ngôn ngữ Đức

D01, D05

30.4

7

7220206

Ngôn ngữ Tây Ban Nha

D01

29.6

8

7220207

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

D01

20.03

9

7220208

Ngôn ngữ Italia

D01

27.85

10

7220208 CLC

Ngôn ngữ Italia – Chất lượng cao

D01

22.42

11

7220209

Ngôn ngữ Nhật

D01, D06

32.93

12

7220210

Ngôn ngữ Hàn Quốc

D01

33.85

13

7220210 CLC

Ngôn ngữ Hàn Quốc – Chất lượng cao

D01

32.15

14

7310601

Quốc tế học

D01

29.15

15

7320104

Truyền thông đa phương tiện

D01

22.8

16

7320109

Truyền thông doanh nghiệp

D01, D03

28.25

17

7340101

Quản trị kinh doanh

D01

31.1

18

7340115

Marketing

D01

31.4

19

7340201

Tài chính Ngân hàng

D01

28.98

20

7340301

Kế toán

D01

28.65

21

7480201

Công nghệ thông tin

A01, D01

22.15

22

7810103

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

D01

32.2

Đối tượng tuyển sinh

Đối tượng tuyển sinh của trường Đại học Hà Nội như sau:

  • Đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông

  • Có đủ sức khỏe để học tập. 

  • Đáp ứng đủ tiêu chí trong quy chế tuyển sinh hệ đại học

5.2. Chỉ tiêu tuyển sinh đại học hệ chính quy năm 2020

TT

Ngành đào tạo

Mã ngành

Tổ hợp môn xét tuyển

Chỉ tiêu

1    

Ngôn ngữ Anh

7220201

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

300

2    

Ngôn ngữ Nga

7220202

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG NGA (D02) hoặc TIẾNG ANH (D01)

125

3    

Ngôn ngữ Pháp

7220203

Toán, Ngữ văn, TIẾNG PHÁP (D03) hoặc TIẾNG ANH (D01)

100

4    

Ngôn ngữ Trung Quốc

7220204

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG TRUNG (D04) hoặc TIẾNG ANH (D01)

225

5    

Ngôn ngữ Trung Quốc CLC

7220204 CLC

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG TRUNG (D04) hoặc TIẾNG ANH (D01)

75

6    

Ngôn ngữ Đức

7220205

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ĐỨC (D05) hoặc TIẾNG ANH (D01)

125

7    

Ngôn ngữ Tây Ban Nha

7220206

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

75

8    

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

7220207

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

50

9    

Ngôn ngữ Italia

7220208

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

75

10  

Ngôn ngữ Italia CLC

7220208 CLC

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

50

11  

Ngôn ngữ Nhật

7220209

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG NHẬT (D06) hoặc TIẾNG ANH (D01)

175

12  

Ngôn ngữ Hàn Quốc

7220210

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

100

13  

Ngôn ngữ Hàn Quốc CLC

7220210 CLC

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

75

14  

Quốc tế học

(dạy bằng tiếng Anh)

7310601

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

125

15  

Nghiên cứu phát triển

(dạy bằng tiếng Anh)

7310111

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

50

16  

Truyền thông đa phương tiện (dạy bằng tiếng Anh)

7320104

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh (D01)

75

17  

Truyền thông doanh nghiệp

 

(dạy bằng tiếng Pháp)

7320109

Toán, Ngữ văn, TIẾNG PHÁP (D03) hoặc TIẾNG ANH (D01)

50

18  

Quản trị kinh doanh

 

(dạy bằng tiếng Anh)

7340101

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

100

19  

Marketing (dạy bằng tiếng Anh)

7340115

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

50

20  

Tài chính - Ngân hàng

 

(dạy bằng tiếng Anh)

7340201

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

100

21  

Kế toán (dạy bằng tiếng Anh)

7340301

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

100

22  

Công nghệ thông tin

 

(dạy bằng tiếng Anh)

7480201

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh (D01)

 

Toán, Vật lý, tiếng Anh (A01)

200

23  

Công nghệ thông tin

 

(dạy bằng tiếng Anh) CLC

7480201CLC

Toán, Ngữ Văn, tiếng Anh (D01)

 

Toán, Vật lý, tiếng Anh (A01)

50

24        

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh)

7810103

 

 

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

100

25        

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh) CLC

7810103 CLC

Toán, Ngữ Văn, TIẾNG ANH (D01)

50

Tổng

2600

26  

Tiếng Việt & Văn hóa

Việt Nam

7220101

Xét tuyển theo quy chế của Bộ GD&ĐT đối với người nước ngoài học tập tại Việt Nam.

300

5.3. Học phí HANU chi tiết

Học phí các ngành đào tạo ở HANU cũng là một trong những điều mà các bạn nên quan tâm, cân nhắc trước khi lựa chọn học ở một trường Đại học. Dưới đây là học phí được quy định đối với chương trình cử nhân hệ chính quy khóa 2020-2024:

Ngành học

Tổng số tín

Mức thu tín chỉ các môn cơ sở ngành, chuyên ngành, thực tập, khóa luận tốt nghiệp

Mức học phí 1 tín chỉ học lại

Tổng học phí toàn chương trình đào tạo

Ngôn ngữ Anh

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Pháp

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Đức

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Nga

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Trung Quốc

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Nhật Bản

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Hàn Quốc

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Italia

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Tây Ban Nha

151

480.000đ

72.480.000đ

Ngôn ngữ Bồ Đào Nha

151

480.000đ

72.480.000đ

Truyền thông doanh nghiệp (tiếng Pháp)

151

480.000đ

72.480.000đ

Quản trị Kinh doanh (tiếng Anh)

148

650.000đ

480.000đ

83.450.000đ

Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành (tiếng Anh)

151

650.000đ

480.000đ

84.890.000đ

Tài chính Ngân hàng (tiếng Anh)

148

650.000đ

480.000đ

83.450.000đ

Kế toán (tiếng Anh)

148

650.000đ

480.000đ

83.450.000đ

Marketing (tiếng Anh)

148

650.000đ

480.000đ

83.450.000đ

Quốc tế học (tiếng Anh)

147

650.000đ

480.000đ

83.820.000đ

Công nghệ thông tin (tiếng Anh)

148

650.000đ

480.000đ

83.450.000đ

Truyền thông đa phương tiện (tiếng Anh)

151

650.000đ

480.000đ

85.400.000đ

Nghiên cứu phát triển

147

650.000đ

480.000đ

83.310.000đ

Ngôn ngữ Trung Quốc chất lượng cao

163

940.000đ

480.000đ

127.460.000đ

Ngôn ngữ Hàn Quốc chất lượng cao

163

940.000đ

480.000đ

127.460.000đ

Ngôn ngữ Italia chất lượng cao

163

770.000đ

480.000đ

109.270.000đ

Quản trị dịch vụ và lữ hành chất lượng cao (tiếng Anh)

152

1300.000đ

480.000đ

132.820.000đ

Công nghệ thông tin chất lượng cao (tiếng Anh)

153

1300.000đ

480.000đ

133.300.000đ

Như vậy, qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã biết HANU là trường gì cũng như các thông tin xoay quanh ngôi trường Đại học Hà Nội-trường ngoại ngữ hàng đầu cả nước này rồi chứ. Hy vọng những thông tin trên đây đã mang đến cho các bạn nhiều hữu ích để có thể lựa chọn được ngôi trường phù hợp nhất.

>>> Xem thêm ngay:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022