Blog

Gió là gì? Tìm hiểu vai trò và ảnh hưởng của gió với Trái đất

06/04/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Gió là một trong những biểu hiện của thời tiết, mặc dù ai cũng có thể nhận biết khi chúng xuất hiện nhưng để hiểu rõ bản chất của gió thì có mấy người? Gió là gì? Gió có những loại nào, nó được phân loại ra sao? Đó là những thông tin mà vieclam123.vn muốn chia sẻ đến bạn trong bài viết này, cùng theo dõi nhé.

1. Khái quát về gió

1.1. Gió là gì?

Mặc dù xuất hiện khá nhiều và thường xuyên thế nhưng rất ít người có thể định nghĩa khái niệm gió là gì?

Gió là gì?

Thực ra, gió chính là kết quả của những chuyển động trong không khí, được dồn từ khu khí áp cao về khu khí áp thấp. Gió bao gồm khối lượng lớn không khí chuyển động trên bề mặt Trái đất.

Trong không gian, gió Mặt trời chính là các chất khí hoặc các hạt mang điện từ Mặt trời chuyển động. Còn gió hành tinh sẽ là sự thoát khí của các nguyên tố hóa học nhẹ, chúng chuyển động từ bầu khí quyển hành tinh vào không gian.

1.2. Vì sao gió lại được hình thành?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sự hình thành của gió, tuy nhiên chủ yếu vẫn là sự chênh lệch trong áp suất của khí quyển.

Sự chênh lệch của áp suất khí quyển sẽ khiến cho không khí di chuyển từ nơi có áp suất cao xuống những nơi có áp suất thấp. Đây cũng chính là lý do mà các cơn gió được tạo ra với độ mạnh yếu khác nhau.

Vì sao gió lại được hình thành?

Việc hình thành gió còn có sự đóng góp của hiệu ứng Coriolis (trừ đường xích đạo), lúc này không khí cũng có sự chệch hướng, từ đó sinh ra gió.

Mức độ gió mạnh là do sự khác biệt về nhiệt độ ở vùng xích đạo với các cực, khi gặp Trái Đất, do có sự ma sát của bề mặt Trái đất nên tốc gió giảm dần.

2. Vai trò của gió trên Trái đất

Gió luôn được hình thành và xuất hiện xung quanh con người và mọi sinh vật khác trên Trái Đất. Chúng thực sự có vai trò quan trọng ảnh hưởng tới đời sống con người cũng như bản chất thời tiết của mỗi vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng của gió mùa nhiệt đới và gió phơn Tây Nam cho nên thời tiết thường có mưa lớn, đây cũng là lợi thế để ngành nông nghiệp lúa nước phát triển mạnh mẽ.

Vai trò của gió trên Trái đất

Ngoài ra, gió còn có vai trò vô cùng quan trọng tới các ngành công nghiệp, cụ thể nó tạo ra năng lượng để ứng dụng vào nhiều lĩnh vực như công nghiệp điện,...

3. Gió bao gồm những loại nào?

Mặc dù kiến thức này đã được xuất hiện trong môn địa lý thế nhưng chức hẳn ít ai còn nhớ tên và phân biệt các loại gió chính phổ biến tại Việt Nam. Vậy thì hãy cùng vieclam123.vn ôn lại một chút kiến thức cũ, có thể chúng sẽ hữu ích tới công việc hiện tại của bạn.

3.1. Gió Tây ôn đới

Việt Nam sở hữu loại gió chính là gió Tây ôn đới, đây là loại gió được sinh ra và thổi từ khu áp cao cận nhiệt đới tới những khu áp thấp của vùng ôn đới.

Gió Tây ôn đới chủ yếu được thổi theo hướng từ Tây sang Đông, khi ở Bán cầu Bắc thì gọi là Tây Nam, còn ở Bán cầu Nam thì gọi là Tây Bắc.

Loại gió này có tần suất hoạt động quanh năm, tuy nhiên thể hiện rõ rất vào mùa Đông, lý do lúc này áp suất ở các cực là thấp hơn. Tương tự, đến mùa hè áp suất ở các cực cao hơn nên gió Tây ôn đới hoạt động với cường độ yếu hơn.

Gió Tây ôn đới thường kéo theo độ ẩm và lượng mưa lớn, đây cũng là kiểu thời tiết chủ yếu của Việt Nam.

3.2. Gió mùa

Dựa vào tên gọi, gió mùa chính là loại gió được thổi theo mùa. Loại gió này được hình thành khi có sự chênh lệch giữa khí áp, nhiệt độ của lục địa với đại dương theo các mùa khác nhau. Đôi khi cũng là sự chênh lệch giữa nhiệt độ, khí áp của Bán cầu Bắc và Bán cầu Năm.

Gió mùa được thổi theo hướng đa dạng, có khi là từ Tây sang Đông nhưng cũng có thể là từ Đông sang Tây, sự đa dạng này là tùy thuộc vào từng mùa cụ thể.

Gió mùa

Nhìn vào đó, ta thấy sự trái ngược của 2 mùa, thường thì gió Đông Nam và Đông Bắc sẽ xuất hiện vào mùa Đông, còn lại gió Tây Bắc hay Tây Nam thì chỉ xuất hiện vào mùa hè.

Loại gió mùa hoạt động quanh năm thường chỉ xuất hiện ở đới nóng như Đông Nam Á, Nam Á, Đông Bắc Oxtraylia, Đông Phi và một số quốc gia, vùng lãnh thổ thuộc vĩ độ trung bình.

Đặc điểm của gió mùa chính là mang theo nhiều hơi ẩm, gây ra mưa nhiều vào mùa hạ và thời tiết lạnh khô vào mùa đông.

Một số loại gió mùa hoạt động quanh năm tại Việt Nam bao gồm:

- Gió mùa Tây Nam: Thời gian hoạt động từ tháng 5 đến tháng 10, loại gió này đem đến thời tiết khá khó chịu, thường gây mưa to, thời tiết nóng ẩm, có khi giông bão trên cả nước. Ngoài ra, gió Tây còn kèm theo mưa ngâu và bão ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống, sinh hoạt của con người.

- Gió mùa Đông Bắc: Thời gian hoạt động chủ yếu từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, loại gió này mang đặc điểm làm thời tiết lạnh giá, xuất hiện mưa phùn ở khu vực miền Bắc, đồng thời gây khô nóng ở khu vực miền Nam.

3.3. Gió Mậu dịch

Gió Mậu dịch hay còn được gọi là gió Tín Phong, loại gió này được thổi từ các miền cận xích đạo, cụ thể từ khu áp cao cận nhiệt đới về vùng xích đạo.

Gió Tín Phong được thổi theo hướng Đông, cụ thể là Đông Bắc - Tây Nam ở khu vực Bán cầu Bắc, hướng Đông Nam sang Tây Bắc ở những khu vực Bán cầu Nam.

Dù là hoạt động quanh năm nhưng gió Mậu dịch vẫn hoạt động mạnh nhất vào mùa hè, loại gió này tạo nên dạng thời tiết hanh khô và ít mưa.

3.4. Gió địa phương

Mặc dù có nhiều loại gió khác nhau thổi từ nhiều vùng khác nhau, tuy nhiên khi vào Việt Nam, chúng có thể chịu tác động bởi yếu tố địa hình gây ra sự biến đổi về tính chất. Những loại gió này người ta gọi là gió địa phương.

Gió địa phương được phân thành 2 loại chính là gió biển/gió đất và gió phơn. Đặc điểm của những loại gió này là gì, mời bạn tham khảo và tìm hiểu ở nội dung bên dưới.

3.4.1. Gió phơn

Gió địa phương - Gió Phơn

Bản chất của gió phơn là mang hơi ẩm, tuy nhiên khi đi qua những dãy núi cao thì bị chặn lại, từ đó biến đổi thành khô và nóng. Đây là loại gió thường xuất hiện nhiều và hoạt động thường xuyên ở những vùng có dãy núi đón gió.

Tại Việt Nam, Bắc Trung Bộ được xem là vùng có gió phơn hoạt động mạnh nhất. Do khu vực này có dãy núi Trường Sơn, khi gió thổi qua sẽ bị chặn lại. Hiện tượng thời tiết ở đây cũng có sự khác biệt giữa 2 dãy núi, cụ thể bên sườn đón gió thì thường xuất hiện mưa lớn, mát mẻ; ngược lại bên sườn khuất gió thì lại có thời tiết khô và nóng.

3.4.2. Gió đất hay gió biển

Gió đất hay còn gọi là gió biển là loại gió được hình thành chủ yếu ở các vùng ven biển, loại gió này được hình thành do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của biển, đất liền hay đại dương.

Loại gió này không có hướng cố định, ban ngày thì thổi từ biển vào đất liền nhưng đến ban đêm thì lại thổi từ đất liền ra biển.

Những cơn gió được thổi từ biển vào đất liền thì gọi là gió biển, chúng thường đem theo độ ẩm rất lớn. Còn lại, những cơn gió thổi từ đất liền ra biển còn gọi là gió đất, đặc điểm của những cơn gió này chính là hanh, khô.

4. Ưu và nhược điểm của gió

Gió là gì bạn đã hiểu rõ, tuy nhiên những ưu và nhược điểm của nó thì chưa hẳn. Cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về ứng dụng cũng như những tác hại mà gió gây nên nhé.

4.1. Ứng dụng của gió trong đời sống con người

Ứng dụng của gió trong đời sống con người

Gió là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, người ta đã tận dụng năng lượng của gió để ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực thực tiễn. Cụ thể:

- Con người dựa vào những di chuyển của gió mà cho ra dự báo thời tiết mỗi ngày, điều này sẽ làm tăng hiệu quả thực hiện công việc hoặc đạt giá trị cao hơn trong các kế hoạch đã được sắp xếp từ trước.

- Gió chính là nguyên nhân khiến cho các cánh quạt của cối xay gió quay, từ đó tạo ra những nguồn năng lượng mới

- Con người còn tận dụng sức mạnh của gió để phục vụ cho việc lưu thông trên biển, cụ thể là gió có thể giúp các thuyền buồm di chuyển trên biển một cách dễ dàng

Ngoài những ứng dụng tuyệt vời nêu trên, gió còn là nguồn năng lượng sạch, nó không gây ô nhiễm diện rộng, hơn thế nó còn có thể tái tạo. Đây chính là ứng dụng tuyệt vời trong công tác bảo vệ môi trường.

4.2. Những ảnh hưởng xấu mà gió đem lại

Bên cạnh những lợi ích tuyệt vời mà gió đem lại thì con người cũng phải chịu những ảnh hưởng khôn lường từ nguồn năng lượng này. Cụ thể:

- Khi có bão, cường độ gió rất mạnh, năng lượng này có thể quật ngã cây cối trong tự nhiên, làm đổ các cột đèn, bay mái nhà khiến cho tầm nhìn xa của con người bị che khuất, điều này ảnh hưởng tới việc di chuyển ngoài đường.

- Bên cạnh đó, gió mạnh có thể gây ra những tổn thất về cơ sở vật chất của các cơ sở như trường học, bệnh viện hay những tòa nhà cao tầng khác.

- Đặc biệt, khi gió đạt từ cấp độ 9 trở lên thì có thể gây ra tình trạng lốc xoáy hay giông bão, nguồn năng lượng gió lúc này có thể gây thiệt hại nặng nề tới tài sản và gây nguy hại tới tính mạng con người.

Những ảnh hưởng xấu mà gió đem lại

Vậy nên việc đưa ra các dự báo chính xác về hướng cũng như tốc độ gió là cực kỳ quan trọng, nó có thể giúp con người phòng tránh được những hậu quả đáng tiếc khôn lường, đồng thời cũng giúp các tàu thuyền ra khơi có phương án phòng tránh bão kịp thời.

Ngoài việc làm rõ khái niệm gió là gì, bài viết trên đây còn cung cấp đến bạn đọc một số thông tin hữu ích khác như vai trò, ứng dụng và những tác hại của gió tới đời sống con người. Mong rằng việc tham khảo những thông tin này sẽ hữu ích đến cuộc sống của bạn, đừng quên theo dõi các bài viết của vieclam123.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức hay ho khác nhé.

Dòng biển là gì?

Bạn hiểu gì về dòng biển? Đây là một trong những kiến thức địa lý không phải ai cũng biết. Để làm rõ dòng biển là gì và những nội dung xoay quanh nó, hãy theo dõi bài viết dưới đây bạn nhé.

Dòng biển là gì?

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023