Blog

Giáo viên chủ nhiệm nên biết các cách tổng hòa nhiều yếu tố!

24/07/2019

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Mỗi thầy, cô đều là những tấm gương sáng cho học sinh noi theo, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm, yêu cầu về chuẩn mực được đặt ở mức độ cao hơn, toàn diện hơn. Giáo viên chủ nhiệm là người có năng lực được hiệu trưởng bổ nhiệm đứng ra quản lý lớp học, thực hiện những công việc các nhiệm vụ của nhà trường đề ra. Giáo viên chủ nhiệm là nhân vật chủ chốt, là linh hồn của lớp, là người tập hợp và dìu dắt các em học sinh trở thành những con ngoan trò giỏi. Giáo viên chủ nhiệm còn có khả năng xây dựng đoàn kết tập thể và vững mạnh.

1. Các yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm

1.1 Yêu cầu về phẩm chất

Giáo viên chủ nhiệm cần có cái nhìn sâu sắc về vị trí, vai trò, trách nhiệm của bản thân mình đối với công việc. Không chỉ trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cho giảng dạy mà giáo viên chủ nhiệm còn cần phải rèn luyện cho mình những phẩm chất đạo đức tốt đẹp, chuẩn mực xã hội để dựa trên cơ sở đó giáo viên chủ nhiệm có những biện pháp uốn nắn, nhắc nhở, điều chỉnh thái độ học tập, hành vi đạo đức đối với các em học sinh. Cần phải tự xem xét, điều chỉnh về hành vi, ngôn ngữ, cách cư xử, cách suy nghĩ, đánh giá sự việc trong cuộc sống, thói quen sinh hoạt của mình sao cho trở thành hình mẫu lý tưởng trong mắt học sinh. Đơn giản như là: khó có thể yêu cầu học sinh của mình ngăn nắp, gọn gàng nếu như chính bản thân giáo viên chủ nhiệm chưa là “hình mẫu” đối với các em học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm cần biết rằng, việc giáo dục là việc của cả một đời người và không bao giờ có điểm dừng, đó không phải là chuyện của ngày một ngày hai. Chính vì vậy, là một giáo viên chủ nhiệm gương mẫu thì sẽ không bao giờ chủ quan, nóng vội. Bạn nên để ý đến lời nói, hành vi và cách hành xử của mình, đừng khiến cho các em học sinh bị tổn thương về mặt tinh thần. Trước những lỗi lầm của học sinh, giáo viên chủ nhiệm cần nhẫn nại, bình tĩnh xem xét, giải quyết, xử lý vấn đề.

Đối với các em học sinh lười học, học sinh cá biệt... giáo viên nên biết rằng, học sinh sẽ không thể thay đổi thái độ học tập, tiến bộ ngay từ lần đầu tiên nhắc nhở, trách phạt. Ngay cả khi các bạn có trách phạt rồi thì các em vẫn tiếp tục lười, tiếp tục phạm lỗi thậm chí còn tái phạm thêm nhiều lần, mức độ nghiêm trọng hơn. Chính những lúc như vậy, giáo viên chủ nhiệm cần thể hiện rõ bản lĩnh, kĩ năng sư phạm của mình. Trước tiên, giáo viên chủ nhiệm cần phải biết cách chịu đựng, chịu đựng những hành vi cố tình, thách thức nông nổi của học sinh, sau đó tạo sự tôn trọng, gần gũi cho học sinh, quan tâm chia sẻ, nhắc nhở, giải thích cho các em hỏi như thế nào là đúng – sai, từ đó các em học sinh sẽ có được bài học quý giá, rút kinh nghiệm cho bản thân và có thái độ học tập tích cực hơn.

1.2 Yêu cầu về kĩ năng

Giáo viên chủ nhiệm luôn luôn phải đảm bảo trong mình mang những yếu tố kĩ năng sư phạm chuyên nghiệp, và một trong những kĩ năng quan trọng đó là giáo viên chủ nhiệm phải biết cách nắm bắt tâm lý học sinh. Học sinh là lứa tuổi dễ bị biến đổi về mặt tâm lý, không phải quá trẻ con để vỗ về chăm sóc, nhưng cũng không đủ trưởng thành để tự giải quyết vấn đề. Học sinh là lứa tuổi dễ có những hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm cần biết cách định hướng đúng đắn, đầy đủ để giúp các em có cách nhìn nhận trưởng thành hơn. Không chỉ truyền đạt kiến thức trong học tập, giáo viên chủ nhiệm cũng nên trao đổi mọi điều về chính bản thân, phẩm chất đạo đức cần có để trở thành một công dân tốt.

Điều quan trọng cần có của mỗi giáo viên chủ nhiệm đó là cái tâm. Không có tấm lòng, mọi công việc chỉ là hình thức. Chính vì thế, yêu thương học sinh phải được xuất phát từ chính trái tim của người thầy, người cô.

1.3 Một số biện pháp giáo dục

- Đạo đức:

+ Biết cách chia sẻ, đồng cảm với những người có hoàn cảnh sống khó khăn, sống bao dung, độ lượng.

+ Giáo viên nên giáo dục cho học sinh biết và hiểu về những hành vi tôn sư trọng đạo, sống có nhân cách và biết cách tôn trọng người khác.

+ Nên giới thiệu cho học sinh những mẩu chuyện nói về nội dung đạo đức, chuẩn mực xã hội để cho các em có thể tự rút ra cho mình những bài học quý giá về phẩm chất con người.

+ Thường xuyên cho học sinh sưu tầm tài liệu về những học sinh giỏi vượt khó, để từ đó các em lấy đó làm tấm gương học tập.

Trong quá trình giảng dạy và học tập, giáo viên nên liên hệ với thực tế, không nên cho học sinh học một cách máy móc, khô khan.

- Học tập:

+ Thường xuyên nêu những tấm gương học tập tốt, các em học sinh có thành tích học tập cao để động viên tinh thần, khích lệ tinh thần học tập cho các em học sinh, thúc đẩy niềm yêu thích môn học, gắn bó với nhà trường.

+ Đối với học sinh cá biệt: Giáo viên nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để tìm ra cách giải quyết, khắc phục năng lực và ý thức cho học sinh. Tuyệt đối không nên nóng vội, phải biết kiên nhẫn, nhẫn nại, tìm cơ hội cho các em học sinh giãi bày tâm sự, giúp các em khắc phục khó khăn trong quá trình học tập. Chính sự thân thiện, gần gũi của giáo viên chủ nhiệm sẽ tạo động lực lớn cho các em học sinh học tập tốt.

2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm

2.1 Quản lý lớp học

Giáo viên chủ nhiệm lớp là do hiệu trưởng phân công để quản lý, theo dõi, tổ chức các hoạt động giáo dục cho học sinh ở trong lớp. Vai trò quản lý của giáo viên chủ nhiệm được xây dựng và thực hiện các kế hoạch giáo dục, kiểm tra, đánh giá năng lực học tập cũng như ý thức của học sinh trong lớp. Trước hiệu trưởng, trước hội đồng, trước phụ huynh học sinh trong mỗi cuộc họp giáo viên chủ nhiệm cần biết cách đánh giá năng lực, hạnh kiểm của học sinh.

2.2 Xây dựng lớp học đoàn kết

Giáo viên chủ nhiệm nên biết cách xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, dạy cho các em hiểu thế nào là sức mạnh của đoàn kết, từ đó học sinh yêu quý giáo viên chủ nhiệm như người thân trong gia đình, đoàn kết, hòa hợp với bạn bè trong lớp như anh em một nhà, chính điều này sẽ tạo nên một lớp học có sức mạnh đoàn kết vững mạnh. Tình cảm của lớp học được bền chặt, đoàn kết không chia bè phái giúp cho các hoạt động tập thể luôn đạt hiệu quả cao. Từ đó, uy tín của giáo viên chủ nhiệm được đánh giá cao. Có rất nhiều giáo viên cùng giảng dạy trong một lớp, thế nhưng người khiến cho các em học sinh yêu quý và để lại ấn tượng nhiều nhất cho học sinh chính là giáo viên chủ nhiệm.

2.3 Là người tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh trong lớp

Khi thực hiện vai trò tổ chức giáo viên nên làm những việc sau: thành lập bộ máy tự quản, phân công trách nhiệm cho từng học sinh, ... Giáo viên chủ nhiệm nên quán xuyến công việc một cách chặt chẽ vì các hoạt động của lớp, trường được tổ chức một cách đa dạng. Các phong trào học tập của lớp phải đạt hiệu quả cao, các hoạt động sinh hoạt tập thể thì nên tổ chức với nội dung hấp dẫn, ... chất lượng học tập và ý thức đạo đức của học sinh phụ thuộc nhiều vào cách giáo viên quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm.

2.4 Phối hợp với các lực lượng giáo dục

Gia đình, nhà trường, xã hội là ba lực lượng giáo dục tác động trực tiếp đến học sinh, trong đó nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, phương pháp giảng dạy chuyên nghiệp dựa trên cơ sở khoa học, các hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình đều có kế hoạch cụ thể. Chính vì vậy, giáo viên chủ nhiệm nên biết cách sắp xếp, điều phối các công việc, hoạt động dạy và học. Các yếu tố: năng lực, kinh nghiệm công tác, uy tín chuyên môn, kĩ năng sư phạm, tác phong nghề nghiệp là những điều kiện quan trọng cần có cho giáo viên chủ nhiệm để có tập hợp, quản lý, điều hành, phối hợp thành công các hoạt động dạy và học, các hoạt động sinh hoạt tập thể của lớp của trường.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về “giáo viên chủ nhiệm”. Hy vọng bài viết có thể cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết cho bạn đọc. Vieclam123.vn chúc các bạn giáo viên hoàn thành tốt vai trò của mình!

>> Xem thêm:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Timeline kế hoạch truyền thông sự kiện mà bạn không nên bỏ lỡ
Tổng quan về kế hoạch truyền thông sự kiện. Tổng quan về timeline truyền thông sự kiện. Tìm hiểu các giai đoạn trong timeline truyền thông sự kiện.

15/07/2022

Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể và một số quy định
Mẫu đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Thanh toán tiền bảo hiểm thân thể. Nội dung đơn đề nghị thanh toán tiền bảo hiểm thân thể.

13/07/2022

ARC là gì? ARC được dùng phổ biến ở những lĩnh vực nào?
ARC là gì? Vốn là một thuật ngữ mang nhiều nghĩa, vậy nên bạn cần tìm hiểu rõ về thuật ngữ này để có cách sử dụng hiệu quả trong từng hoàn cảnh khác nhau.

14/06/2022

Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh đúng chuẩn và chi tiết nhất
Mẫu biên bản xác minh được sử dụng để làm những gì? Làm thế nào viết mẫu biên bản xác minh cho đúng chuẩn? Hướng dẫn viết mẫu biên bản xác minh.

03/06/2022