Bất kỳ làm công việc gì, để hoàn thành tốt cần phải trang bị cho bản thân kỹ càng cả về kiến thức lẫn kỹ năng tốt. Có sự chuẩn bị kỹ càng thì chất lượng đem lại mới có kết quả cao, công sức bỏ ra được đền đáp. Công việc về lĩnh vực giảng dạy cũng thế, một giáo viên một gia sư tâm huyết với nghề, để có sự truyền đạt kiến thức đem lại hiệu quả cao thì trang bị cho bản thân kiến thức chuyên môn là cần thiết. Bên cạnh đó, để bài giảng đạt được chất lượng thì sự hỗ trợ của giáo án giảng dạy là cần thiết. Giáo án là vật dụng quan trọng phục vụ cho việc học tập của thế hệ trẻ tốt nhất. Cùng vieclam123.vn tìm hiểu tầm quan trọng và hướng dẫn gia sư, giáo viên trong việc soạn thảo giáo án tốt để hoàn thành công việc mang lại tri thức cho các bạn trẻ.
MỤC LỤC
Nghề nhà giáo là nghề cao quý nhất trong tất cả các nghề vì là nghề với vai trò truyền đạt tri thức tới thế hệ trẻ, nghề mà nhận được sự quan tâm nhất không chỉ gia đình mà còn của xã hội. Và đòi hỏi yêu cầu của xã hội đối với giáo viên, gia sư không chỉ là kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm với đạo đức, tác phong giáo dục mà còn yêu cầu về kỹ năng tổ chức hay sự chuẩn bị cho một buổi giảng như thế nào là hiệu quả. Để hiểu sâu về vấn đề cần nói đến, chúng ta cần hiểu giáo án là gì?
Theo Wikipedia thì giáo án hiểu như sau: Giáo án được hiểu là những kế hoạch và dàn ý mà giáo viên, gia sư lên lớp giảng dạy hay dạy ở trung tâm, bao gồm những đề tài của giờ lên lớp dạy học, mục đích mà giáo viên, gia sư cần hướng đến, nội dung, phương hướng, cách thức hay những hoạt động cụ thể của thầy và học sinh.. Tất cả đều được trình bày theo thứ tự thực tế diễn ra trong buổi học. Giáo án này được thầy cô giáo hay gia sư biên soạn trong giai đoạn trước buổi học trên lớp thường được các thầy cô chuẩn bị vào buổi tối hôm trước.
Nói một cách khác thì giáo án được hiểu đơn giản là bản thiết kế về một lộ trình tiết học, là kế hoạch giáo viên đưa ra nhằm sẽ thực hiện những điều đó trong việc giảng dạy cho học sinh của mình. Với những môn học khác nhau, đối tượng học sinh hướng đến khác nhau thì có những bản giáo án soạn thảo theo cách khác nhau, phù hợp với việc tiếp thu kiến thức cho các bạn trẻ. Khi xã hội hiện đại với công nghệ ngày càng nâng cao thì việc sử dụng giáo án điện tử như là công cụ hỗ trợ tốt nhất cho thầy cô trong việc giảng dạy trên lớp. Giáo án được chuẩn bị tốt là đảm bảo cho giờ dạy thành công, do đó cần cân nhắc, tính toán kỹ từng điểm nội dung, từng thủ thuật dạy - học, điều kiện thời gian và thiết bị sao cho phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp. Thực tiễn cho thấy giáo án thực hiện thành công ở lớp này không nhất định sẽ thành công ở lớp khác.
Giáo án là rất cần thiết đối với việc giảng dạy, truyền đạt tri thức . Người ta thường nói “Không thể xây nhà mà không có bản thiết kế cũng như không thể dạy học mà không soạn giáo án”. Đúng thế, giáo án như một công cụ hữu ích cho giáo viên hay gia sư đi dạy và giáo án có tầm quan trọng vô cùng lớn đối với giáo viên, gia sư hay đối với quá trình tiếp thu bài của các bạn trẻ.
Phương pháp giảng dạy hiệu quả luôn là nghĩa vụ mà mỗi người thầy người cô cần không ngừng trau dồi phát triển bản thân mình. Phương pháp giảng dạy như thế nào được giáo viên thể hiện rõ nhất qua giáo án mà thầy cô có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước khi lên lớn. Một giáo án thiết kế nội dung đầy đủ khoa học đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy, giáo viên hay gia sư sẽ tự tin vào việc truyền đạt tri thức cho các bạn, nhờ có giáo án mà thầy cô, gia sư không mất thời gian trong việc tìm kiếm thông tin cũng như không mất thời gian trong việc sắp xếp bố cục giảng dạy. Khi đó giáo viên sẽ có phương pháp dạy học đạt hiệu quả được sự đánh giá cao của nhà trường, phụ huynh. Năng lực hay kỹ năng của giáo viên được thể hiện qua ngôn từ truyền đạt, cách mà thầy cô áp dụng những đồ dùng thiết bị, phương tiện dạy học phù hợp nhất hỗ trợ trong việc giảng dạy tri thức. Đánh giá năng lực giáo việc qua sự chuẩn bị bài giảng kỹ càng trước khi vào tiết học là quan trọng, một giáo viên thờ án không chuẩn bị gì, tự tin quá mức vào năng lực bản thân thì chất lượng giảng dạy sẽ không đem lại kết quả mà ngược lại còn nhận được sự phê bình từ phía nhà trường, phụ huynh.
Một tiết học trên lớp được coi là thành công nếu tiết học đó có sự trao đổi tương tác nhiều giữa thầy cô với học trò của mình, phát huy được tính năng động, chủ động và sự tích cực của người học. Người học khi thấy thích thú trong việc học tập trên lớp với cách giảng dạy của thầy cô thì đồng nghĩa là chất lượng buổi học đem lại sự hiệu quả và thầy cô đã làm tốt vai trò trách nghiệm của mình. Tất cả đều là sự chuẩn bị trước, một giáo án với nội dung ghi đầy đủ nội dung môn học, những điểm lưu ý hoặc tìm hiểu những tài liệu tham khảo được giáo viên ghi vào giáo án rất chi tiết. Việc quan trọng là giáo viên phải học giáo án do mình thiết kế và xem lại kỹ càng về sự bố trí kiến thức dạy hợp lý với học sinh chưa rồi thực hiện việc giảng dạy bình thường. Có sự chuẩn bị sẽ tạo nên sự tự tin, tự tin vào khả năng bản thân giáo viên, tin vào hiệu quả mình đem lại. Hình thành thói quen soạn thảo giáo án trước khi lên lớp dạy giúp giáo viên rèn luyện được ý thức trong việc trau dồi kiến thức cũng như kỹ năng bản thân giáo viên được nâng cao hơn phục vụ tiết học được hay và hiệu quả.
Soạn thảo bài giáo án không chỉ đem lại lợi ích cho giáo viên giảng dạy mà còn gián tiếp đem lại lợi ích cho học sinh. Một cách dạy mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu khiến các bạn tiếp thu kiến thức tốt nhất, việc nhớ kiến thức bằng sự vận dụng trong bài giảng là cần thiết. Khi các bạn nắm chắc kiến thức rồi thì sự tự tin trong việc thể hiện khả năng học sinh là cao, kết quả mang lại trong các bài thi, bài kiểm tra đạt được hiệu quả cao. Soạn thảo giáo án tuy là công việc của giáo viên, gia sư cần làm nhưng nó cũng là thứ mà các bạn học sinh cần để biết được giáo viên có thực sự tâm huyết không, giáo viên có thể truyền đạt tri thức đầy đủ cho mình không. Khi ở độ tuổi, các bạn lên lớp cao, nhận thức sâu rộng hơn thì việc đánh giá được chất lượng giáo viên không hề khó, qua cách giảng dạy và ứng xử của giáo viên mà học sinh có thể đánh giá được năng lực giáo viên.
Soạn thảo giáo án là công việc mà gia sư, giáo viên đòi hỏi phải đầu tư thời gian, công sức và sự hiểu biết của bản thân về chuyên môn môn học hay biết được khả năng của học sinh như thế nào. Mục đích của giáo án, cũng như việc giảng dạy là giúp học sinh tiếp thu kiến thức tốt nhất, ghi nhớ càng nhiều kiến thức trong thời gian lâu là quan trọng. Một vài ý tưởng hướng dẫn soạn thảo giáo án hiệu quả cho gia sư, giáo viên là:
+ Nắm chắc mục tiêu của gia sư, giáo viên đề ra : khi bắt tay vào một bài học hay một bài giảng nào đó hãy ghi ra những mục tiêu bài học đặt ra là gì và áp dụng chúng như thế. Việc ghi mục tiêu thường bằng những câu hỏi liên quan đến bài học đối với học sinh, nói cách khác là sau khi học sau bài học thì học sinh nắm bắt được những gì, có thể viết thêm cách thực hiện đối với từng học sinh cụ thể.
+ Viết phần tổng quát cho nội dung bài học : Có thể phân biệt nội dung các ý bài học bằng việc in đậm các đề mục của bài học đó. Viết nhiều hay ít ý phụ thuộc vào thời lượng và nội dung bài học. Đối với mỗi bài học, thường thì giáo viên sẽ thể hiện 5 hay 6 ý chính cũng như có thể thêm vài ý phụ cho nội dung bài học được đầy đủ.
+Thầy cô lên kế hoạch cho thời gian giảng dạy : Trong trường hợp nội dung bài học nhiều, quá nhiều ý so với thời gian quy định, thầy cô có thể chia nhỏ bài học từng phần thể hiện trong việc soạn thảo giáo án. Như thế thầy cô, gia sư có thể điều chỉnh tốc độ truyền đạt nhanh hay chậm phụ thuộc vào quá trình giảng bài nhưng nội dung vẫn đầy đủ và đầy ý.
+ Hiểu rõ khả năng học tập của học sinh : Thầy cô xác định rõ đối tượng truyền đạt kiến thức là học sinh đang ở giai đoạn nào, lớp học đại trà hay lớp học nâng cao, phong cách trong lúc học như thế nào, những phần nào trong bài học gây khó khăn cho các bạn. Thầy cô hãy tập trung để nội dung trong khi soạn thảo giáo án thích ứng tốt với phần đông học sinh trong lớp và có sự điều chỉnh đối với những bạn học sinh có năng khiếu bẩm sinh, những đối tượng yếu hơn, chú thích vào trong giáo án những tên bạn học sinh mà giáo viên cần quan tâm hơn.
+ Phương pháp tương tác giữa các học sinh cần được đề cập trong nội dung soạn thảo giáo án. Có trường hợp, học sinh có thể tự học được khi tiếp thu một mình, cũng có trường hợp khác học theo cặp hay thể hiện tốt hơn khi học theo nhóm. Nếu có ý tưởng trong đầu, giáo viên hãy ghi chép vào giáo án để điều chỉnh cách thức tương tác học tập giữa các bạn học sinh.
+ Đa dạng hóa trong hình thức phương pháp học tập : Mỗi học sinh có phương pháp học riêng, học sinh cần xem thông tin hay cần nghe dữ liệu bài học. Thầy cô cần lưu ý trong việc giảng một đoạn kiến thức dài, hãy dừng lại và để học sinh thảo luận về vấn đề. Để hòa hợp cân bằng trong việc học lý thuyết và thực hành kiến thức cho học sinh ở mọi thời điểm học tập.
+ Bắt đầu cho một tiết học hay là sự mở đầu hấp dẫn và đầy ấn tượng. Việc thiết kế mở đầu tiết học trên giáo án giảng dạy của giáo viên là quan trọng, phần mở đầu thường là lúc học sinh có sự tập trung cao nhất hãy tạo sự chú ý ngay trong phần mở đầu để học sinh có sự tò mò và mong muốn được khám phá bài học. Sự khởi động não bộ có thể bằng một trò chơi đơn giản hoặc là sự hỏi đáp trao đổi ý kiến giữa học sinh với học sinh hay học sinh với giáo viên, sử dụng tranh ảnh để bắt đầu vào bài học.
+ Truyền đạt thông tin được thể hiện qua soạn thảo giáo án là sự tóm tắt những phương pháp được sử dụng để hỗ trợ trong việc truyền đạt, có thể bằng một đoạn video hay bài hát hay định lý, giáo viên cần có sự chuẩn bị về hình ảnh, âm thanh những vật dụng đó thật chu đáo để khi áp dụng vào bài giảng thực tế trên lớp có hiệu quả cao. Có trường hợp, giáo viên cho học sinh nắm bắt trước nội dung bài học để các bạn cũng có sự chuẩn bị bài tập trước khi đến lớp.
+ Cho học sinh làm bài tập hướng dẫn: Sau khi học sinh nắm bắt được thông tin kiến thức lý thuyết, cần cho các bạn thực hành lý thuyết đó qua các bài tập để việc nhớ bài đem lại hiệu quả hơn. Hãy ghi vào nội dung giáo án những bài tập cho trẻ luyện tập, giáo viên có thể tham khảo tài liệu, hay thực hành qua trò chơi, cũng cần có sự chuẩn bị tốt để có thể hướng dẫn các bạn khi lên lớp giảng dạy.
+ Kiểm tra kết quả và đánh giá quá trình là điều giáo viên cần làm để xem kiến thức học sinh nắm chắc được bao nhiêu. Nếu kiến thức học sinh còn mơ hồ hãy nhắc lại kiến thức một lần nữa hãy dùng cách truyền đạt khác và cách dạy từ từ đối với những học sinh đó. Khi hiểu được khả năng tiếp thu của học sinh không được nhanh, tốt như các bạn khác thì nên có phương pháp sắp xếp các bạn đó ngồi cạnh các bạn tiếp thu nhanh để có thể kèm cặp cũng như việc ghi chép kiến thức được chính xác, đầy đủ.
+ Tự cho các bạn làm lại bài tập : Khi kiến thức buổi học đã được trang bị đầy đủ, hãy để học sinh tự củng cố lại kiến thức và tự làm bài. Trong lúc học sinh làm bài, hãy quan sát ý thức các bạn làm như thế nào, sự chủ động trong việc giải bài tập có nghiêm túc không để đánh giá được thái độ học tập của các bạn.
+ Giáo viên dành thời gian để đặt câu hỏi, những câu hỏi được đặt ra giáo viên nên có sự chuẩn bị trước ở nhà hãy viết trước ra giáo án giảng dạy. Nếu kết thúc kiến thức dạy mà còn dư thời gian thì đặt những câu hỏi liên quan mở rộng lĩnh vực của kiến thức được học.
+ Bước cuối cùng trong việc thiết lập kế hoạch giảng dạy khi soạn thảo giáo án là kết luận lại kiến thức bài học. Hãy kết luận lại bài học với những kiến thức đã học một lần nữa.
Giáo viên, gia sư sau khi soạn giáo án xong, nếu chưa chắc chắn kiến thức thì nên tập luyện và đọc trước giáo án nhiều lần để có sự tự tin trong buổi học trên lớp. Giáo viên có thể linh hoạt bản thân với kịch bản được thiết kế ở giáo án, có sự cân đối thời gian trong lúc giảng dạy cho phù hợp. Trong một số trường hợp, bản soạn thảo giáo án được đưa cho người dạy thay mỗi khi giáo viên thực tế dạy có việc bận, giáo án dễ hiểu dễ nhìn khiến cho việc dạy thay dễ dàng hơn. Thiết kế soạn thảo giáo án cần thời gian và sự tập trung cao, hiểu biết rộng ở mọi lĩnh vực giúp giáo viên có kiến thức chuyên môn tốt phục vụ quá trình truyền đạt tri thức cho các bạn trẻ.
>> Tham khảo thêm:
MỤC LỤC
15/07/2022
13/07/2022
14/06/2022
03/06/2022