Giải phẫu bệnh là gì? Ứng dụng của giải phẫu bệnh trong điều trị y học
Giải phẫu bệnh là gì? Ứng dụng của giải phẫu bệnh trong điều trị y học
Giải phẫu bệnh được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm là tế bào hay mô của những cơ quan bên trong cơ thể, sinh thiết qua các quá trình như phẫu thuật, nội soi, ... Có thể coi giải phẫu bệnh là một tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán bệnh chính xác, kịp thời, nhất là đối với những bệnh lý ác tính. Với nhiệm vụ quan trọng cần gánh vác, cán bộ y tế hoạt động trong mảng này cần nắm rõ giải phẫu bệnh là gì. Bài viết dưới đây sẽ hỗ trợ bạn khám phá rõ hơn về giải phẫu bệnh.
MỤC LỤC
Giải phẫu bệnh được định nghĩa là chuyên ngành thuộc y học, nó có liên quan tới nghiệp vụ chẩn đoán bệnh lý thông qua việc dùng kính hiển vi để phân tích mẫu tế bào và mô trong cơ thể, từ đó giúp y bác sĩ chẩn đoán bệnh chuẩn xác hơn và xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả hơn. Kết quả thu được từ quá trình phân tích sẽ được nêu trong báo cáo về giải phẫu.
Trong nghiệp vụ giải phẫu bệnh, người ta sẽ kiểm tra mô cơ thông qua sự kết hợp giữa mắt thường quan sát và kính hiển vi để soi tế bào rõ hơn gấp hàng ngàn lần. Hiện nay giải phẫu bệnh cũng ứng dụng phương pháp mới đó là chẩn đoán phân tử. Khi đó có sự liên quan tới vấn đề phân tích DNA và protein ở bên trong mô và máu. Rất nhiều lợi ích được đem tới nhờ phương pháp phân tích mới.
- Giúp phân biệt rõ các tế bào bạch cầu lành tính và ác tính.
- Sớm tìm ra các sự thay đổi trong di truyền dẫn tới căn bệnh hiểm nghèo.
- Xác định chính xác những tác nhân truyền nhiễm ở mô cơ thể.
Tất nhiên dù có áp dụng phương pháp giải phẫu mới thì vẫn cần xuất phát từ nền tảng cơ sở. Atlas giải phẫu vẫn là công cụ được tận dụng trong quá trình làm việc. Vì kết quả cơ bản nhất cũng rất quan trọng mà phương thức atlas giải phẫu truyền thống mang tới đó là thông tin giải phẫu, các vấn đề sinh lý, quá trình bệnh lý sinh trưởng, ... nhờ vậy mà việc kiểm tra, chẩn đoán sẽ chính xác.
Giải phẫu bệnh là một xét nghiệm quan trọng, cũng là tiêu chuẩn vàng giúp chẩn đoán bệnh chính xác, nhất là những căn bệnh hiểm nghèo, ác tính. Từ đó, kết quả giải phẫu sẽ được lấy để làm cơ sở giúp bác sĩ xây dựng phác đồ điều trị hiệu quả.
Hiện nay có 3 loại xét nghiệm phổ biến là xét nghiệm mô bệnh học, tế bào học, hóa mô miễn dịch.
Những xét nghiệm tế bào học quen thuộc mà chúng ta có thể kể tới bao gồm xét nghiệm tế bào học cổ tử cung với mục tiêu chẩn đoán sớm căn bệnh ác tính liên quan đến cổ tử cung; xét nghiệm tế bào học ở tuyết vú của phụ nữ hay các khối u nhằm xác định chính xác u lành tính/ác tính như thế nào ngay từ giai đoạn sớm, khi khối u còn nhỏ; ...
Khi thực hiện, chuyên gia là các y bác sĩ chuyên môn sẽ sử dụng một câu kim nhỏ lấy mẫu tế bào hoặc lấy dịch ở những vùng đang bị tổn thương. Tiếp đến học sẽ cố định các tế bào mẫu ở tiêu bản rồi đem đi nhuộm. Mọi sự thay đổi của tế bào đều được thể hiện thông qua kính hiển vi.
Chuyên gia sẽ đi sâu phân tích về sự thay đổi đó, nhận định được thông tin, dữ liệu quan trọng. Từ đây sẽ phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh lý.
Phương pháp này mang tới ưu điểm rất lớn ở chỗ tạo được độ chính xác cực lớn, quá trình thực hiện trong thời gian khá nhanh. Chỉ cần tiến hành trong vòng từ 30 đến 60 phút là đã nhận được kết quả. Bên cạnh đó, nếu như dùng thủ thuật chọc kim lấy mẫu tế bào còn đem đến kết quả xét nghiệm nhanh nhạy hơn, đạt được 90% đặc hiệu.
Ngoài ra, ưu điểm của phương pháp xét nghiệm tế bào học cũng được ghi nhận ở điểm dễ dàng tiến hành và tiết kiệm nguồn chi phí đầu tư.
Tuy vậy, phương pháp này không thể bao quát được hết các loại bệnh. Một vài bệnh, kết quả nhận được sau khi thực hiện phương pháp xét nghiệm tế bào học cũng chỉ có tính chất định hướng. Độ chính xác của kết quả cũng phụ thuộc nhiều yếu tố, đặc biệt là ở thao tác thực hiện và kinh nghiệm của chuyên gia.
Mẫu mô của người bệnh được đưa vào một trong ba phương pháp gồm: sinh thiết kim dài chuyên dụng, sinh thiết nội soi, các tổn thương lấy ra từ phẫu thuật. Các mẫu mô này được bảo quản đúng quy định ở môi trường formol. Tiếp đến chúng được đưa tới các phòng xét nghiệm để tiến hành giải phẫu.
Kết quả từ loại xét nghiệm này vô cùng quan trọng. Nó sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh ác tính.
Phương pháp này chủ yếu được áp dụng đối với bệnh nhân cần làm phẫu thuật. Mẫu xét nghiệm sẽ được lấy trực tiếp từ chính quá trình phẫu thuật. Chẳng hạn bệnh phẩm có thể là một phần hay toàn bộ khối u. Sau đó nhanh chóng chuyển chúng tới khoa giải phẫu. Tại đó, chuyên gia tiến hành xử lý bệnh phẩm trên tiêu bản và kính hiển vi, trải qua sự phân tích để nhanh chóng xác định được khối u là lành tính hay là u ác tính.
Người ta thường áp dụng phương pháp này trong các trường hợp khối u bị biệt hóa kém, dẫn tới chẩn đoán khó khăn hơn. Phương pháp này được ứng dụng phổ biến cho mục đích chẩn đoán các gen bị đột biến. Điển hình như gen EGFR, P53, Her2, ...
Khái niệm giải phẫu bệnh là gì cũng hé mở cho chúng ta biết rằng phương pháp này có ứng dụng rất lớn, rất quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh tật. Nói một cách cụ thể thì xét nghiệm giải phẫu bệnh được ứng dụng phổ biến trong nền y học nhằm đem đến những lợi ích sau đây:
- Sàng lọc và sớm phát hiện những trường hợp mắc bệnh ác tính
- Tiên lượng về những khối u ác tính và giai đoạn đang phát triển của khối u
- Cung cấp các mẫu mô để phục vụ mục đích phân tích gen
- Phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học nền y học.
Không phải lúc nào cũng có thể áp dụng phương pháp giải phẫu bệnh. Chỉ khi cần thiết, phương pháp này mới cần sử dụng và mang lại kết quả cần. Vậy thì giải phẫu bệnh sẽ được dùng trong các trường hợp nào?
Thứ nhất đó là khi khách tới khám tổng quát sức khỏe; thứ hai là khi bệnh nhân nội soi dạ dày đại tràng và áp dụng sinh thiết; thứ ba là khi làm phẫu thuật và làm thủ thuật ở vùng tổn thương bị nghi ngờ. Ngoài ra còn ứng dụng phương pháp giải phẫu bệnh cho các trường hợp bệnh nhân điều trị ung bướu.
Trên đây là thông tin ứng dụng giải phẫu bệnh trong thực tiễn. Tuy nhiên, để đảm bảo kiến thức được vận dụng chính xác tuyệt đối, từ đó đem đến hiệu quả điều trị, cứu chữa người bệnh cho nền y học thì quá trình đào tạo lý thuyết học giải phẫu cần phải được tổ chức bài bản, xây dựng khung chương trình đào tạo kiến thức chuẩn. Do đó, khi muốn theo đuổi ngành y khoa ở chuyên môn giải phẫu bệnh, bạn cần nắm bắt chuyên môn giải phẫu ở chương trình đào tạo.
Nhìn nhận từ nghĩa rộng, môn giải phẫu bệnh là một môn học chuyên nghiên cứu bệnh tật, đưa ra các ý niệm bệnh tật và nội dung hiểu về bộ môn này đã không ngừng thay đổi suốt chiều dài lịch sử, ngay từ khi loài người xuất hiện trên trái đất.
Từ thuở hồng hoàng, con người nguyên thủy đã quan niệm về bệnh tật rằng đó là vì con người phạm điều cấm kỵ, khiến cho thật linh phật ý, hoặc cũng có thể mắc bệnh tật do kẻ thù trù ếm. Vì thế, muốn giải trừ bệnh cũng phải bám vào nguyên nhân mà thực hiện, đó là thú tội, làm lễ cúng tế, trừ tà.
Ông tổ Tây Y người Hy Lạp sinh vào năm 460 TCN thì cho rằng, bệnh tật là do cơ thể con người mất đi cân bằng của 4 loại thể dịch là máu, mật vàng, chất nhầy, mật đen. Vì thế, bản thân ông luôn dặn dò học trò theo học y rằng phải hỏi bệnh thật kỹ, sau đó thăm khám cẩn thận để tìm ra nguyên nhân cụ thể ở đâu mới có thể đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
Từ vị danh y này, sau đó có nhiều triết gia cũng đưa ra quan điểm về cơ thể và bệnh tật con người như Platon, Aristote, học giả Cornelius Celsus với các sách biên soạn về y học nói về các nhóm bệnh tật.
Thầy thuốc La Mã Claudius Galen sống ở thế kỉ II nêu quan điểm bệnh tật xuất phát từ tổn thương trong cơ quan hay tạng nhất định. Ông cũng bắt tay viết sách về nhiều nghiên cứu thuộc lĩnh vực giải phẫu, dinh dưỡng học, sinh lý, triết học, ... và tạo dựng được danh tiếng lừng lẫy, nhận về nhiều sự hâm mộ của con người, trong đó có vị Hoàng đế La Mã Marcus Aurelius.
Vì danh tiếng đó, những cuốn sách về giải phẫu của ông cũng được lựa chọn trở thành chân lý của ngành y học giải phẫu, đồng thời được đưa vào giảng dạy y khoa hàng ngàn năm.
Bước vào thời trung cổ từ thế kỷ V đến XV, hai nền y học và triết học có sự hòa trộn vào nhau. Nghiệp vụ chẩn đoán bệnh để đi đến điều trị cũng không thay đổi nhiều. Thời kỳ này, việc làm phẫu tích tại cơ thể người vẫn còn bị cấm đoán nhưng nhờ bệnh viện ra đời nên cũng có nhiều kiến thức tiến bộ
Sang thế kỷ XVI, khi thờ kỳ phục hưng bắt đầu. Hoạt động nghiên cứu khoa học được hồi sinh một cách mạnh mẽ. Vị giáo sư giải phẫu học người Hà Lan là Andreas Vesalius đã theo đuổi sự nghiệp phẫu tích cơ thể người nhiều năm với công việc giải phẫu tỉ mỉ các xác chết, thành tựu đạt được của ông được kết đọng lại tại bộ sách “De humani corporis fabrica” (nói về cấu tạo cơ thể con người) xuất bản năm 1543. Nội dung trong bộ sách này có sửa lại các nhận định sai lầm của các nhà nghiên cứu, triết gia trước đó như Galen. Từ đây, Vesalius cũng được coi là cha đẻ của bộ môn giải phẫu.
Vị thầy thuốc Morgagni người Ý được công nhận là cha đẻ của môn giải phẫu bệnh. Sau một đời làm việc hăng say hết mình cống hiến cho nền y khoa nhân loại, vào năm ông 79 mùa xuân đã xuất bản cuốn sách nói về vị trí, nguyên nhân bệnh tật thông qua các kết quả nghiên cứu của giải phẫu bệnh.
Thông tin, kiến thức trong cuốn sách là kết quả của các cuộc phẫu tích trên 700 người mất. Nghiên cứu của ông chính là tiến bộ lớn về mặt bệnh tật. Tuy nhiên thời đó, mọi hiểu biết về mặt sinh lý học vẫn còn tồn tại hạn chế rất lớn cho nên chưa thể lý giải vì đâu bệnh từ cơ quan này lại tác động tới cơ quan khác.
Dòng chảy thời gian tiếp tục chảy trôi, đem đến cho nhân loại những vị đại tài y học về giải phẫu. Nhờ họ, lần lượt các khoa học chân chính về bệnh tật được làm sáng tỏ. Nối tiếp thành tựu của những đời trước, chúng ta tiếp tục theo chân vị giáo sư người Tiệp Khắc là Karl Rokitansky để tìm thấy những phát kiến vĩ đại trong giải phẫu bệnh. Ông là người thực hiện các cuộc mổ khám nghiệm đối với toàn bộ người mất. Cuộc đời ông đã tiến hành mổ hơn 30 nghìn trường hợp kéo dài trong suốt 45 năm. Đồng nghiệp của ông là giáo sư Skoda đảm đương nghiệp vụ đối chiếu giữa lâm sàng và giải phẫu, qua đó tạo ra bộ sách bệnh học quý báu.
Đến giáo sức Virchow đến từ Đức, thực sự xứng danh là nhà nghiên cứu lớn nhất về bệnh học mọi thời. Ông là tác giả của cuốn Bệnh học tế bào xuất bản năm 1858, đem tới cơ sở cho môn giải phẫu bệnh thời hiện đại.
Giữa thế kỷ XX trở đi, việc nghiên cứu bệnh đã đạt đến mức nghiên cứu phân tử. Nguyên nhân rối loạn chuyển hóa bẩm sinh đã được tìm ra. Đây cũng là dấu mốc con người tìm thấy được bản chất của tật bệnh, cơ chế phát sinh bệnh và nguyên nhân hình thành bệnh.
Vậy giải phẫu bệnh được hoàn thiện trong chương trình đào tạo như thế nào?
Giải phẫu bệnh là môn bệnh học, một môn học chuyên nghiên cứu tổn thương của mô, tế bào cũng như cơ quan bên trong cơ thể để phát hiện các trạng thái bệnh lý khác nhau.
Những tổn thương có thể quan sát được theo cách thông thường thì gọi là tổn thương đại thể. Còn những tổn thương của tế bào, của các mô chỉ nhìn nhận được khi soi dưới kính hiển vi với sự phóng đại càng ngàn lần sẽ được gọi là tổn thương vi thể, siêu vi thể.
Trên quan điểm truyền thống, bộ môn giải phẫu được chia làm 2 phần: giải phẫu đại cương và giải phẫu chuyên biệt. Mục đích của môn giải phẫu không chỉ nhằm đến sự mô tả những tổn thương. Đổi lại, môn học này còn tìm ra nguyên nhân gây bệnh, lý giải được cơ chế của bệnh, những rối loạn, từ đó giúp chẩn đoán đúng bệnh hoàn toàn và phòng tránh bệnh tật hiệu quả.
Như vậy qua những thông tin nêu trong bài viết, chúng ta đã khám phá đầy đủ hơn khái niệm giải phẫu bệnh là gì. Hy vọng, từ kiến thức này, bạn có ý định theo đuổi bộ môn này sẽ chuẩn bị cho mình những điều kiện cần thiết nhất để có một quá trình học tập chuyên môn giải phẫu bệnh tốt nhất.
Bác sĩ nội trú là gì? Việc làm này có giàu tiềm năng và cơ hội phát triển hay không? Tìm hiểu chi tiết về nghề để đưa ra quyết định theo đuổi phù hợp nhé.
MỤC LỤC
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023