Blog

FOB là gì? Các điều kiện giao hàng trong vận chuyển hàng hóa

18/12/2020

CHIA SẺ BÀI VIẾT

FOB là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Free on Board” hoặc “Freight on Board” nghĩa là người mua chịu rủi ro trong quá trình vận chuyển khi hàng đã lên tàu. Cùng tìm hiểu những điều kiện khác nhau trong vận chuyển hàng hóa qua bài viết dưới đây của Vieclam123.vn.

1. FOB là gì?

1.1. FOB là gì?

FOB là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Free on Board” hoặc “Freight on Board”. Đây là một thuật ngữ quen thuộc trong vận chuyển hàng hóa. Theo đó, người bán sẽ có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa lên tàu, và khi hàng hóa đã lên tàu, nếu có bất kỳ rủi ro nào thì người mua sẽ phải chịu trách nhiệm. 

Thuật ngữ FOB thường được sử dụng nhiều trong vận chuyển đường thủy.

1.2. Điều kiện giao hàng FOB

Đối với người bán:

Người bán phải trả chi phí trước khi hàng lên tàu, bao gồm thuế xuất khẩu, phí hải quan, phí làm hàng tại cảng.

Đối với người mua:

Người mua sẽ chịu phí cước tàu và bảo hiểm. 

1.3. Trách nhiệm người mua và người bán

Theo điều kiện giao hàng FOB, người bán và người mua hàng có những trách nhiệm cụ thể như sau:

Trách nhiệm

Người bán

Người mua

Trách nhiệm chung

-Giao hàng lên tàu

-Cung cấp hóa đơn thương mại

-Cung cấp bằng chứng giao hàng

-Thanh toán tiền hàng cho người bán theo đúng hợp đồng

Giấy phép và thủ tục

Người bán làm thủ tục xuất khẩu và cung cấp giấy phép xuất khẩu cho lô hàng được xuất đi

Người mua cần có giấy phép xuất khẩu (từ người bán) và làm các thủ tục hải quan để được nhập khẩu hàng hóa.

Hợp đồng vận chuyển và bảo hiểm

-Tính từ kho vận chuyển đến cảng nhận hàng

-Hợp đồng bảo hiểm không bắt buộc với người bán hàng

-Tính từ cảng nhận hàng đến cảng dỡ hàng.

-Hợp đồng bảo hiểm cũng không bắt buộc đối với người mua hàng.

Chuyển giao rủi ro

Hàng sau khi được chuyển lên tàu (On board) thì chi phí và rủi ro được chuyển sang cho người mua

-Người mua chịu rủi ro về mất mát, tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

-Nếu tàu tại cảng xuất phát bị hoãn, người bán phải chịu mọi chi phí phát sinh.

Cước phí

-Phí vận chuyển hàng lên tàu

-Phí khai quan

-Thuế

-Phụ phí phát sinh

-Phí kiểm tra, quản lý chất lượng, đo lường, cân đo, kiểm đếm, đóng gói và ký hiệu hàng hóa

-Cước tàu

-Bảo hiểm (nếu có)

-Thuế

-Phụ phí phát sinh

-Chi phí kiểm tra bởi hải quan (của nước xuất khẩu)

Hỗ trợ khác

-Đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để hàng hóa được vận chuyển thuận lợi tới điểm cuối

-Chi trả các chi phí phát sinh để có được các chứng từ cần thiết

2. Ưu, nhược điểm của điều kiện giao hàng FOB

Khi áp dụng điều kiện giao hàng FOB, người bán hàng có thể có được những lợi ích như:

  • Không cần tìm đơn vị vận chuyển, hãng tàu mà bên mua sẽ làm công việc này

  • Không cần phải mua bảo hiểm hàng hóa

  • Chuyển giao rủi ro sớm

  • Không cần liên hệ với nhiều nhà cung cấp để hỗ trợ cho lô hàng của bạn

Tuy nhiên, khi áp dụng điều kiện giao hàng này, người bán cũng gặp phải không ít bất lợi, cụ thể:

  • Người bán hàng không được chủ động trong việc giao hàng. Do bên mua là bên đặt tàu, vì vậy nếu như thời gian tàu chạy mà bên bán chưa sẵn sàng chuyển hàng thì bên bán sẽ rơi vào thế bị động.

  • Khó có khả năng chủ động giá bán trên thị trường

3. So sánh điều kiện giao hàng FOB và CIF

CIF trong ngành vận chuyển là viết tắt của ba từ tiếng Anh “Cost + Insurance + Freight”. Giữa hai điều kiện giao hàng thường gặp là FOB và CIF có một số điểm giống và khác nhau như sau:

Giống nhau:

  • Là hai điều kiện giao hàng thường xuyên được sử dụng trong vận tải đường biển

  • Người bán được chuyển giao trách nhiệm rủi ro sang bên người mua ngay khi hàng hóa được xếp lên tàu

  • Người bán có trách nhiệm làm thủ tục hải quan xuất khẩu

  • Người mua làm thủ tục nhập khẩu để lấy hàng

Khác nhau: 

Phân biệt

FOB

CIF

Điều kiện

Điều kiện giao hàng FOB là giao hàng trên tàu

Điều kiện giao hàng CIF là tiền hàng, bảo hiểm, cước tàu

Bảo hiểm

-không phải mua bảo hiểm

-người bán ký hợp đồng bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu 

-Giá trị hợp đồng tối thiểu bằng 110% giá trị hàng hóa

Trách nhiệm vận tải thuê tàu

-Người mua chịu trách nhiệm book tàu

-Người bán phải tìm tàu vận chuyển

Địa điểm kết thúc nghĩa vụ

-Khi hàng hóa được chuyển qua lan can tàu

-trách nhiệm cuối cùng khi hàng đã đến cảng dỡ hàng. 

Khi nhập hàng hóa từ Việt Nam, khách hàng nước ngoài thường yêu cầu người bán tại Việt Nam cung cấp giá cả trong cả hai trường hợp là FOB và CIF để tiện so sánh.

Khi nhập hàng theo giá FOB: 

  • Người mua sẽ kiểm soát được giá cước vận chuyển và chi phí book tàu, việc này giúp tiết kiệm được chi phí

  • Nắm được thông tin vận chuyển của hàng hóa để kịp thời xử lý những tình huống phát sinh.

Khi nhập hàng theo giá CIF:

  • Không phải mất thời gian tìm tàu, hãng bảo hiểm hàng

  • Giá thường cao hơn giá FOB

=> Phù hợp với những người mới vào nghề, chưa có nhiều mối quan hệ trong ngành. 

4. Thuật ngữ khác trong ngành vận chuyển

Dưới đây là một số thuật ngữ khác trong ngành vận chuyển để bạn tham khảo. Nếu như bạn muốn làm việc trong ngành này, việc am hiểu những thuật ngữ thông dụng là vô cùng quan trọng:

1. Freight forwarder: hãng giao nhận vận tải

2. Consolidator: bên gom hàng (gom LCL)

3. Freight: cước

4. Ocean Freight (O/F): cước biển

5. Air freight: cước hàng không

6. Sur-charges: phụ phí = Addtional cost

7. Local charges: phí địa phương

8. Delivery order: lệnh giao hàng

9. Terminal handling charge (THC): phí làm hàng tại cảng

10. Handling fee: phí làm hàng

11. Documentations fee: phí làm chứng từ (vận đơn)

12. Back date BL: vận đơn kí lùi ngày

13. Bearer BL: vận đơn vô danh

14. Unclean BL: vận đơn không hoàn hảo (Clean BL: vận đơn hoàn hảo)

15. Laytime: thời gian dỡ hàng

16. On deck: trên boong, lên boong tàu

17. Port-port: giao từ cảng đến cảng

18. Door-Door: giao từ kho đến kho

19. On board notations (OBN): ghi chú lên tàu

20. Pre-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa hàng hóa trước khi Container được xếp lên tàu.

21. Carriage: Hoạt động vận chuyển đường biển từ khi hàng được xếp lên tàu tại cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng

22. On-carriage: Hoạt động vận chuyển nội địa Container hàng nhập khẩu sau khi Container được dỡ khỏi tàu.

23. Free in (FI): miễn xếp

24. Free out (FO): miễn dỡ

25. FCL (Full container load): hàng nguyên container

26. FTL (Full truck load): hàng giao nguyên xe tải

27. LTL (Less than truck load): hàng lẻ không đầy xe tải

28. LCL (Less than container load): hàng lẻ

29. CFS (Container freight station): kho khai thác hàng lẻ

30. Freight collect: cước phí trả sau (thu tại cảng dỡ hàng)

31. Freight prepaid: cước phí trả trước

32. Freight as arranged: cước phí theo thỏa thuận

33. Open-top container (OT): container mở nóc

34. Verified Gross Mass weight (VGM): phiếu khai báo tổng trọng lượng hàng

35. Safety of Life at sea (SOLAS): Công ước về an toàn sinh mạng con người trên biển

36. Inland haulauge charge (IHC): vận chuyển nội địa

37. Lift On-Lift Off (LO-LO): phí nâng hạ

38. CCL (Container Cleaning Fee): phí vệ sinh công-te-nơ

39. EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)

40. PSS (Peak Season Surcharge):Phụ phí mùa cao điểm.

41. CIC (Container Imbalance Charge): phí phụ trội hàng nhập

42. GRI (General Rate Increase): phụ phí cước vận chuyển

43. PCS (Port Congestion Surcharge): phụ phí tắc nghẽn cảng

44. Fuel Surcharges (FSC): phụ phí nguyên liệu = BAF

45. BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu

46. FOT (Free on truck): Giao hàng lên xe tải

FOB là điều kiện giao hàng đường biển và đường thủy nội bộ rất thường được sử dụng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho các bạn những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ “FOB là gì”. Hãy theo dõi thêm nhiều bài viết của Vieclam123 để cập nhật thêm những kiến thức hữu ích nhé.

>> Xem thêm tin:

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023