Blog

EPS là gì? Cập nhật thông tin về EPS để đầu tư hiệu quả

28/07/2022

CHIA SẺ BÀI VIẾT

Eps là gì? Nếu như bạn là người có thói quen cập nhật các tin tức kinh tế, tài chính thì ắt sẽ bắt gắp từ EPS xuất hiện rất nhiều. Đây là chỉ số quan trọng của lĩnh vực tài chính, nó có ý nghĩa to lớn đối với nhà đầu tư vì sẽ giúp học xác định đúng lợi nhuận trong quá trình giao dịch cổ phiếu tại thị trường chứng khoán. Khi bạn cũng là một nhà đầu tư, nhất định phải hiểu được rõ về EPS.

1. EPS là gì?

EPS viết đầy đủ tên tiếng Anh là Earning per Share, hiểu đầy đủ là thu nhập trên mỗi cổ phiếu. Hiểu cụ thể thì EPS chính là phần lợi nhuận sau thuế tính tại mỗi cổ phiếu của cổ đông, khi cổ tức ưu đãi đã được trừ đi. Các nhà phân tích tài chính đuề cần phải dựa vào chỉ số EPS này để nhận diện, dự đoán khả năng sinh lời cho doanh nghiệp.

EPS là gì?

2. Công thức tính toán chỉ số EPS

Nếu muốn tính toán chỉ số eps cơ bản thì bạn phải sử dụng hai tư liệu đi kèm đó là báo cáo kết quả của hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán. Qua hai bảng này, các số liệu cần thu thập để đưa vào công thức tính toán EPS gồm có: khối lượng cổ phiếu đang lưu hành tính trên phép bình quân, mức chi trả cho cổ tức ưu đãi nếu như có, mức lợi nhuận sau thuế.

Sau đây sẽ là công thức tính đúng của EPS

Tính EPS thế nào - cập nhật công thức tính chuẩn

EPS = (Lợi nhuận sau thuế - cổ tức ưu đãi)/số cổ phiếu bình quân lưu hành hiện tại.

Chỉ cần áp dụng công thức, bám sát các chỉ số thì việc tính toán chỉ số EPS sẽ trở nên đơn giản.

3. Tìm hiểu rõ ràng hơn ý nghĩa biểu thị của chỉ số EPS

EPS giúp phản ánh chính xác, rõ ràng hiệu quả kinh doanh tại các công ty, từ đó nó giúp cho việc so sánh giữa lợi nhuận tính trên mỗi cổ phiếu của các doanh nghiệp được rõ ràng. Chỉ số này rất quan trọng, các nhà đầu tư sẽ dựa vào nó để đưa ra quyết định chính xác có nên đầu tư vào cổ phiếu hay không. Ngoài ra chỉ số này cũng được dùng phục vụ trong các khoản tính toán P/E hay là chỉ số ROE.

Tuy nhiên, EPS không đem đến các thông tin đầy đủ để có thể phục vụ cho việc so sánh các công ty với nhau. Chẳng hạn, khi hai công ty cùng đạt mức thu nhập ròng là 10 tỷ, có vốn là 100 tỷ. Vậy xét thấy khả năng sinh lời sẽ giống như nhau.

Ý nghĩa của chỉ số EPS

Tuy nhiên, công ty A đang lưu hành bình quân ở mức 100 triệu cổ phiếu phổ thông. Còn công ty B chỉ lưu hành 10 triệu. Do vậy mà công ty A sẽ có báo cáo chỉ số EPS với mức 100 đồng/1 cổ phiếu. Công ty B báo chỉ số EPS là 10.000 đồng/1 cổ phiếu. Sự khác biệt của chỉ số EPS hoàn toàn không thể hiện sự khác biệt đối với lợi nhuận. Nó chỉ phản ánh sự khác nhau ở lượng cổ phiếu cơ bản bình quân hiện đang lưu hành.

4. Cách dùng chỉ số EPS

Với vai trò đặc biệt quan trọng để định giá cổ phiếu cũng như đánh giá sự tăng trưởng qua từng thời kỳ khác nhau của doanh nghiệp vậy nên cách dùng của eps cũng phải được lưu ý. Dưới đây là cách dùng của EPS.

4.1. EPS được dùng để xác định chỉ số P/E khi định giá

Có thể bạn chưa biết, thành phần chính của chỉ số P/E không gì khác chính là EPS. Bạn có thể dễ dàng thấy một cổ phiếu có giá trị như thế nào ở từng kỳ khi thực hiện việc chia giá cổ phần công ty cho EPS. Điều này mang tới cho bạn cái nhìn rõ ràng nhất về việc thị trường sẵn sàng trả mức giá bao nhiêu cho một cổ phiếu cụ thể.

Dùng EPS đúng cách

4.2. Dùng EPS đánh giá chất lượng tăng trưởng ở từng thời kỳ

Để đánh giá được như vậy, trước tiên chúng ta cần phải xác định được mức độ tỷ lệ tăng trưởng thu nhập tính theo cổ phiếu với công thức tính như sau:

EPS (Tỷ lệ tăng trưởng %) = (EPS 1 – EPS 0)/EPS0

Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập tính trên cổ phiếu được dùng để phục vụ mục đích đánh giá tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp. Nếu như tỷ lệ cao thì đồng nghĩa tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp củng cao. Khi doanh nghiệp đạt được sự ổn định tính trên cổ phiếu và cao thì đều nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư.

5. Phân loại EPS

EPS có hai loại chỉ số chính bao gồm loại cơ bản và loại pha loãng. Trong đó, mỗi loại đều mang đặc điểm khác nhau và được tính theo công thức riêng.

5.1. EPS với loại chỉ số cơ bản

Loại chỉ số này được gọi với tên khác là Basic EPS. Hiểu một cách đơn thuần thì nó chính là khoản lợi nhuận được tạo ra từ một cổ phiếu. giá trị của EPS cơ bản được tính theo công thức sau:

EPS cơ bản = (Thu nhập ròng – cổ tức ưu đãi của cổ phiếu)/lượng cổ phiếu đang lưu hành tính theo bình quân

Phân loại EPS

5.2. Chỉ số EPS pha loãng

Nếu bắt gặp cổ chỉ số Diluted EPS thì đó chính là chỉ số pha loãng – loại thứ hai của EPS. Đây là chỉ số được dùng phục vụ cho mục đích pha loãng các lợi nhuận từ đó giảm thiểu mức độ rủi ro khi doanh nghiệp tiến hành phát hành các loại bao gồm trái phiếu chuyển đổi, ESOP và cổ phiếu ưu đãi.

Về mức độ biểu thị chính xác thì chỉ số pha loãng của EPS cao hơn loại cơ bản. Lý do bởi vì nó vừa phản ánh được, vừa đo lường được diễn biến của cổ phiếu về mặt khối lượng trong tương lai dựa vào các yếu tố bao gồm biến cố, sự kiện diễn ra tại doanh nghiệp.

EPS pha loãng được tính bằng công thức sau:

(lợi nhuận ròng – cổ tức, cổ phiếu ưu đãi)/(số cổ phiếu hiện đang được lưu hành + số cổ phiếu nằm trong mục đích chuyển đổi)

Chúng ta có thể thấy một sai lầm rất hay mắc phải của nhiều nhà đầu tư, đó là việc họ chỉ chú trọng đến EPS cơ bản, hoàn toàn bỏ qua sự quan tâm tới EPS ở tương lai. Để khắc phục hiệu quả sai lầm này thì mọi đơn vị đều cần phải đánh giá đầy đủ cả hai loại chỉ số của EPS. Qua đó giúp khái quát hiệu quả tất cả những diễn biến có thể xảy ra của môi trường kinh doanh, đồng thời quan trọng hơn là có thể đo lường lợi nhuận mà cổ phiếu có thể mang lại sau thuế.

6. Các vấn đề đáng chú ý về EPS để trở thành nhà đầu tư thông thái

Việc đầu tư vào thị trường cổ phiếu của các doanh nghiệp có thể coi là bước đi cần thiết để giúp cho doanh nghiệp có thể giữ ổn định hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, đầu tư thì luôn đi liền với rủi ro nếu như bạn không thực sự hiểu rõ bản chất của đối tượng mình đặt tiền bạc, thời gian vào.

Với EPS cũng vậy, việc nắm bắt chỉ số này, hiểu rõ EPS là gì rất cần thiết để phục vụ cho các hoạt động đầu tư kinh doanh của bạn. Những kiến thức xoay quanh nó có rất nhiều. Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu khái niệm hay công thức, hãy dành sự để tâm đến cả những vấn đề giới hạn nào là đủ của chỉ số, nó có những điểm hạn chế như thế nào. Sau đây, hãy tiếp tục cùng vieclam123.vn phân tích để khám phá đầy đủ hơn các khía cạnh xoay quanh EPS nhé.

EPS có những rủi ro nhất định nhà đầu tư phải lưu ý đến

6.1. EPS nên ở mức bao nhiêu là tốt?

Trong một doanh nghiệp, nếu chỉ số ROE đạt được mức lớn hơn 15% liên tục trong thời gian 3 năm thì sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vậy còn chỉ số EPS thì sao? Cần bao nhiêu được cho là vừa hợp lý để tạo ra kết quả hoạt động tốt nhất cho doanh nghiệp?

Công ty bạn sẽ được đánh giá tốt về phương diện kinh doanh khi có được chỉ số EPS lớn trên 1500. Đồng thời, giá trị đó cũng phải được duy trì liên tục ở nhiều năm kế tiếp và trong tương lai có xu hướng tăng lên. Nói chung, ở mức ổn định và an toàn thì chỉ số EPS phải đạt mức lớn hơn 1000 đồng.

6.2. Những điểm hạn chế của chỉ số EPS

Chỉ số EPS phản ánh những tín hiệu tích cực của hoạt động kinh doanh song nó cũng có những điểm hạn chế mà nhà đầu tư, doanh nghiệp khi tìm hiểu về EPS là gì không thể không chú ý tới.

Trước tiên, ở nhiều trường hợp, EPS ở mức âm thì công thức tính P/E sẽ không còn đúng. Vì thế khiến cho công ty phải dùng tới công cụ hỗ trợ mới có thể đánh giá đúng mức độ lợi nhuận đạt được.

Chỉ số này cũng rất dễ bị bóp méo nếu như doanh nghiệp xảy ra biến động. Chẳng hạn như doanh nghiệp phải bán đi tài sản, các doanh nghiệp hoạt động ở những ngành có tính chất có chu kỳ biến động cao, ...

Sự giảm sút của EPS khi doanh nghiệp phát hành thêm cổ phiếu thường hoặc loại ESOP, các trái phiếu chuyển đổi thì khiến cho nhà đầu tư phải đối diện với sự rủi ro. Rủi ro trước tiên đó là lợi nhuận giảm theo mỗi cổ phiếu.

Như vậy, mọi thông tin trong bài viết đã làm sáng tỏ chỉ số EPS là gì. Có rất nhiều kiến thức liên quan đến EPS mà nhất định với tư cách một nhà đầu tư bạn không thể bỏ qua.

Xác định rõ thế nào là cổ phiếu quỹ

Cổ phiếu quỹ là gì? Nếu là một nhà đầu tư chứng khoán hoặc chuẩn bị bước vào con đường đầu tư này thì đây nhất định phải là kiến thức cần tìm hiểu hàng đầu. Đọc bài viết dưới đây để mở ra sự hiểu biết quan trọng trong mình về cổ phiếu quỹ nhé.

Cổ phiếu quỹ là gì

 Điểm: 2.9  (17 bình chọn)

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Cửa hàng nhượng quyền là gì và cách xây dựng cửa hàng nhượng quyền?
Bạn muốn mở rộng mô hình kinh doanh của mình bằng cửa hàng nhượng quyền? Bạn không biết cửa hàng nhượng quyền là gì? Bạn không biết xây dựng cửa hàng nhượng quyền như thế nào? Cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

14/07/2023

Brand health là gì? Cách thức đo lường và cải thiện Brand health.
Brand health (sức khỏe thương hiệu) là một trong những yếu tố quan trọng nhất đánh giá sự phát triển của thương hiệu doanh nghiệp. Vậy Brand health là gì? Đo lường như thế nào?, chúng ta cùng vieclam123.vn tìm hiểu sau đây nhé!

13/07/2023

Quản lý là làm gì? Vai trò quan trọng của quản lý trong tổ chức
Quản lý là làm gì? Quản lý là một bộ phận phận quan trọng trong bất kỳ tổ chức nào, với vai trò kiểm soát hoạt động và định hướng kế hoạch phát triển.

11/04/2023

Ngành điện điện tử làm gì? Lý do bạn nên học ngành điện điện tử?
Ngành điện điện tử làm gì? Ngành điện điện tử là ngành học vô cùng hữu ích và áp dụng thực tế rất nhiều. Chương trình học vô cùng bài bản và chuyên sâu.

22/03/2023