Đường đôi xuất hiện rất nhiều và chắc hẳn tất cả chúng ta đều đã từng đi qua đường đôi. Khi đi trên đường đôi, nếu không chú ý bạn sẽ rất dễ mắc lỗi và bị thổi phạt. Vậy đường đôi là gì? Cần chú ý những gì khi tham gia giao thông trên đường đôi? Khi đi trên đường đôi phương tiện giao thông được di chuyển với tốc độ tối đa là bao nhiêu? Cùng tìm hiểu về những điều này qua bài viết sau đây nhé!
Chúng ta đã từng di chuyển trên rất nhiều con đường có hai làn đường. Một số con đường ở giữa hai làn đường có giải phân cách, số còn lại thì chỉ có vạch kẻ đường. Vậy đâu mới là đường đôi? Đường hai lần có dải phân cách hay đường hai làn có vạch kẻ đường? Hay cả hai loại trên đều được gọi là đường đôi? Đường đôi là gì? Cùng tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Đường đôi thực chất không phải hai con đường nằm cạnh nhau, mà chỉ là một con đường nhưng được chia thành hai làn đường với hai chiều di chuyển trái ngược nhau. Ở giữa hai lần đường này được bố trí một giải phân cách. Trong đó, mỗi chiều lại có thể được chia thành nhiều lần đường nhỏ hơn nữa, phân biệt dành cho xe máy và ô tô.
Dải phân cách là dấu hiệu chính xác nhất. Có nhiều con đường mặc dù cũng được chia hai làn đường ngược chiều nhau nhưng không có dải phân cách, vì vậy không thể được coi là đường đôi. Bạn cần nhớ điều này để phân biệt đâu là đường đôi nhé!
Theo quy định mới nhất thì các phương tiện khi tham gia giao thông trên đường đôi được phép di chuyển với tốc độ tối đa cao hơn 10km/h so với đường một chiều chỉ có một làn xe và hai chiều không có giải phân cách (chứ không phải đường đôi). Quy định này cũng áp dụng đối với đường một chiều có hai làn xe.
Đi sai làn đường được coi là lỗi vi phạm cơ bản nhất và cũng phổ biến nhất của người tham gia giao thông khi di chuyển trên đường đôi. Nguyên nhân chính của lỗi này đó là do người tham gia giao thông thiếu kiến thức về giao thông đường bộ, đặc biệt là những quy định khi tham gia giao thông trên đường đôi.
Như vậy bạn đã tìm hiểu xong đường đôi là gì và trên cơ sở đó phần nào nhận biết được đường đôi. Để nhận biết được rõ hơn loại đường này, mời bạn tiếp tục tham khảo một số thông tin sau đây.
Trong Điều lệ Báo hiệu đường bộ, Quy chuẩn 41 có quy định rất chi tiết về cách nhận biết đường đôi. Theo đó, chỉ những con đường có hai chiều đi và về ngược nhau, giữa chúng được phân biệt bởi giải phân cách hoặc các vạch dọc liền thì mới được coi là đường đôi. Như vậy, không phải chỉ có dải phân cách mà cách vạch dọc liền cũng là một đặc trưng của đường đôi. Đặc biệt là người tham gia giao thông không được đi vào phần vị trí của giải phân cách.
Dải phân cách thường thấy nhất là được làm bằng bê tông. Bạn cũng có thể bắt gặp dải phân cách được tạo thành bởi hộ lan tôn sóng hoặc thậm chí là các dải đất. Đặc trưng của dải phân cách loại này là có cấu tạo giống như bó vỉa.
Mặc dù cũng là một đặc trưng của đường đôi tuy nhiên cách vạch dọc liền như đã đề cập đến ở trên không được gọi là dải phân cách.
Như vậy bạn đã hiểu được đường đôi là gì và những đặc trưng của đường đôi. Vấn đề tiếp theo chúng ta cần tìm hiểu đó là di chuyển trên đường đôi như thế nào để tránh bị thổi phạt vi phạm luật giao thông.
Có một quy tắc chung nhất khi di chuyển trên đường đôi đó là mỗi người phải đi đúng làn đường và chỉ được phép thay đổi làn đường ở những nơi có biển báo, ngoài ra không được tự ý thay đổi làn đường.
Theo quy định trong Luật Giao thông đường bộ, xe máy có thể di chuyển trên tất cả các làn đường thuộc đường đôi. Làn đường bên phải được mặc định dành cho những phương tiện giao thông có tốc độ di chuyển thấp. Phần đường bên trái thường dành cho ô tô, nếu cố tình đi vào thì có thể sẽ bị thổi phạt.
Phương tiện giao thông cần bật xi nhan trước khi chuyển làn đường. Điều này mang tính chất thông báo và giúp tránh khỏi va chạm với những phương tiện phía sau.
Các phương tiện giao thông thông thường chỉ được phép di chuyển với tốc độ tối đa là 60km/h khi tham gia giao thông trên đường đôi. Nhóm phương tiện được phép di chuyển với vận tốc tối đa 90km/h bao gồm: Xe ô tô 4 chỗ, xe ô tô 7 chỗ, các phương tiện chuyển chờ có từ 30 người trở lên (trong đó không bao gồm xe buýt) và các loại ô tô khác có tải trọng tối đa không vượt quá 3,5 tấn.
Các loại xe ô tô có trên 30 chỗ ngồi (không áp dụng với xe buýt) chỉ được di chuyển với tốc độ tối đa là 80km/h. Quy định này cũng áp dụng cho xe ô tô có trọng tải lớn hơn 3,5 tấn.
Nhóm các phương tiện giới hạn ở tốc độ tối đa là 70km/h bao gồm: Xe ô tô và xe mô tô chuyên dụng, xe ô tô đầu kéo và xe buýt. Quy ddingj này không áp dụng đối với xe ô tô trộn bê tông hoặc các dòng xe ô tô trộn vữa).
Xe ô tô kéo rơ mooc, xe ô tô trộn bê tông, xe ô tô trộn vữa và các dòng xe kéo khác chỉ được phép di chuyển với tốc độ tối đa là 60km/h.
Xe gắn máy, xe chuyên dụng, xe máy điện và các loại xe tương tự khác bị giới hạn tốc độ di chuyển tối đa trên đường đôi ở mức 40km/h.
Có hai loại biển báo hiệu đường đôi được sử dụng phổ biến nhất đó là biển báo W.235 và W.236.
Biển báo W.235 có tên gọi chính xác là Biển báo hiệu đường đôi, có tác dụng cảnh báo cho người tham gia giao thông biết rằng đoạn đường phía trước là đường đôi và người tham gia giao thông cần phân biệt rõ chiều đi chiều về để tránh đi ngược chiều.
Loại biển báo này thường đặt đặt ở hai đầu của đường đôi nhằm mục đích cảnh báo. Chính vì vậy biển có hình tam giác, với viền đỏ và nền vàng.
Biển W.236 là biển báo hiệu hết đường đôi. Đúng như tên gọi, biển báo này cho người tham gia giao thông biết rằng đoạn đường đôi sắp kết thúc. Biển báo W.236 chỉ được đặt ở những đường đôi có dải phân cách.
Hy vọng những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp bạn hiểu được đường đôi là gì. Dấu hiệu nhận biết đường đôi chính xác nhất là biển báo hiệu đường đôi W.235 và dải phân cách giữa hai làn đường ngược chiều. Khi di chuyển trên đường đôi, bạn cần tuân thủ đúng quy tắc làn xe và tốc độ di chuyển tối đa được phép để không bị thổi phạt.
Chỉ số NPV là gì? Công thức và ý nghĩa của giá trị NPV? Ưu và nhược điểm của chỉ số NPV là gì? Tìm hiểu trong bài viết sau đây.
14/07/2023
13/07/2023
11/04/2023
22/03/2023